Phớt lờ cảnh báo của Mỹ, Ấn Độ không từ bỏ hợp tác quân sự với Nga
Ấn Độ nhận thức rất rõ khả năng Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt sau khi ký kết hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, tuy nhiên chính quyền New Dehli không có ý định từ bỏ các chương trình hợp tác với Moscow trong lĩnh vực quốc phòng.
Hãng Sputnik dẫn nguồn tin trong lĩnh vực quân sự – công nghiệp của Ấn Độ cho biết quan điểm của chính quyền New Dehli về việc hợp tác quốc phòng Ấn Độ – Liên bang Nga.
Ngày 5/10, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 trị giá 5,43 tỷ USD. Việc ký kết giúp Ấn Độ trở thành nước thứ ba mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngay sau hợp đồng được ký kết, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo nếu Ấn Độ không từ bỏ hợp đồng mua S-400, Nhà Trắng có thể sẽ áp dụng “Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ bằng biện pháp trừng phạt” (CAATSA).
Theo đạo luật CAATSA, bất kỳ quốc gia nào có quan hệ giao dịch quan trọng với Nga, Iran, Triều Tiên đều sẽ phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, tuy nhiên tổng thống Mỹ có quyền miễn trừ đối với quốc gia hoặc giao dịch cụ thể.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Randall Shreever cũng nói rằng, Mỹ công nhận mối quan hệ trong quá khứ giữa Ấn Độ và Nga trong lĩnh vực quốc phòng, nhưng trong tương lai Washington muốn tái định hướng cho New Delhi quay sang hướng nước mình.
Ngày 8/10 Tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ, tướng Bipin Rawat tuyên bố Ấn Độ sẽ thực hiện “chính sách độc lập”.
Video đang HOT
“Ấn Độ thực hiện chính sách độc lập, do đó Mỹ có áp dụng lệnh trừng phạt cũng không ảnh hưởng đến quyết định của Ấn Độ”, tướng Rawat nhấn mạnh đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với Nga trên lĩnh vực quân sự.
S-400 Triumf của Nga (tên gọi theo NATO: SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới nhất được đưa vào hoạt động từ năm 2007.
Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và đạn đạo, bao gồm tên lửa tầm trung, cũng như các mục tiêu bề mặt.
Hệ thống này có thể bắn trúng các mục tiêu khí động học với tầm bắn lên tới 400km, và các mục tiêu bay với tốc độ 4,8km/s ở vị trí cách xa 60km.
Radar của hệ thống có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 600km. Tên lửa đất-đối-không 48N6E3 của hệ thống có thể tấn công các mục tiêu khí động học ở độ cao 10.000 – 27.000m, và các mối đe doạ đạn đạo ở độ cao 2.000 – 25.000m.
TÙNG DƯƠNG
Theo TPO/Sputnik News
Nga xem xét đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng châu Âu trước khi bị khai trừ
Ngày 11/10, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cho rằng nước này nên đình chỉ tư cách thành viên của Moscow tại Hội đồng châu Âu (CoE), trước khi thủ tục khai trừ Moscow khỏi CoE bắt đầu diễn ra.
Hãng thông tấn Sputnik (Nga) dẫn nguồn ấn bản Evropeiskaya Pravda của Ukraine cho biết, Tổng Thư ký CoE Richard Thorbjorn Jagland hôm 10/10 tuyên bố Nga có thể sẽ bị loại khỏi danh sách các nước thành viên CoE nếu đến giữa năm 2019, nước này tiếp tục không khôi phục khoản đóng góp vào ngân sách của tổ chức.
Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu (CoE) Richard Thorbjorn Jagland hôm 10/10 tuyên bố Nga có thể sẽ bị loại khỏi danh sách các nước thành viên CoE. Ảnh: Sputnik
Theo Sputnik, ông Jagland cho rằng việc Nga không tham gia khoản đóng góp cho ngân sách của CoE trong hai năm qua có thể được xem là cơ sở để áp dụng lệnh trừng phạt.
Tổng Thư ký CoE nhấn mạnh: "Tôi cho rằng sau vụ việc này, Hội đồng Bộ trưởng không chỉ có thể, mà phải áp dụng điều luật có liên quan".
"Chúng tôi hoàn toàn không thể chấp nhận được rằng một quốc gia vẫn còn là thành viên của tổ chức này (CoE) mà lại không tham gia khoản đóng góp (cho ngân sách của CoE)", ông Thorbjorn nói.
"Không thể là thành viên nửa vời, vì điều này sẽ trở thành thảm họa cho toàn bộ Hiệp ước (Lisbon)", Tổng Thư ký CoE tuyên bố.
Theo Sputnik, nếu Nga rời khỏi CoE, ông Jagland dự định sẽ trình bày phiên bản sửa đổi của ngân sách CoE.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 11/10, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Leonid Slutsky cho rằng nước này nên đình chỉ tư cách thành viên của Moscow tại CoE, trước khi thủ tục khai trừ bắt đầu.
Tháng 4/2014, đại diện của Nga đã bị tước một số quyền hạn trong Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) do lâp trương của họ vê vân đê Crimea.
Moscow tuyên bố không thể làm việc trong các điều kiện như vậy, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga chỉ quay lại tổ chức này sau khi quyền biểu quyết của họ được khôi phục hoàn toàn.
Nga rút khỏi PACE vào cuối năm 2015, ngừng tham gia các cuộc họp va từ năm 2016, thôi không gửi tài liệu để công nhận các thành viên của đoàn.
Mặc dù vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của CoE, Moscow đã ngừng thanh toán các khoản đóng góp cho tổ chức này vào năm 2017.
Bạch Dương
Theo congly
Nga hé lộ tên lửa diệt mục tiêu siêu âm mới cho "rồng lửa" S-400, S-500 Báo chí Nga đánh giá, hệ thống phòng không hiện đại hàng đầu thế giới S-400 và phiên bản nâng cấp S-500 sẽ như "hổ mọc thêm cánh" với sự xuất hiện của tên lửa đánh chặn mục tiêu siêu âm 40N6E vừa được công bố. Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik) Theo RT, các máy bay có khả năng bay theo...