Phớt lờ cảnh báo của Mỹ, Ấn Độ hợp tác cảng biển với Iran
Ấn Độ và Iran đạt thỏa thuận phát triển một cảng biển chiến lược ở Iran, bất chấp cảnh báo của Mỹ rằng Ấn Độ không được xúc tiến thỏa thuận thương mại nào trước khi các nước đạt được thỏa thuận cuối cùng về vấn đề hạt nhân của Iran, theo Reuters ngày 7.5.
Ấn Độ và Iran đạt thỏa thuận phát triển cảng chiến lược Chabahar – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Vận tải biển Ấn Độ, Nitin Gadkari và người đồng cấp Iran, ông Abbas Ahmad Akhoundi ngày 6.5 đã ký bản ghi nhớ về việc phát triển cảng Chabahar trên Vịnh Oman, đông nam Iran.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, chính phủ Ấn Độ cho biết các công ty của nước này sẽ thuê hai bến tàu tại cảng Chabahar và sẽ biến chúng thành bãi container, ga hàng hóa.
Vào năm 2003, Ấn Độ và Iran từng nhất trí phát triển cảng Chabahar, nhưng kế hoạch không thể tiến triển do các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Iran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Khi Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc) đạt được thỏa thuận khung hôm 2.4 vừa qua, Ấn Độ ngay lập tức gửi một phái đoàn tới Iran nhằm thúc đẩy các thỏa thuận thương mại, năng lượng và cơ sở hạ tầng với nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Mỹ lo ngại về động thái của Ấn Độ trong việc thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác với Iran. Washington cho rằng đó là bước đi quá nóng vội, đồng thời nhấn mạnh mục đích của các lệnh trừng phạt là để gây sức ép với Iran trong vấn đề hạt nhân.
Ngày 6.5, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, ông Richard Verma phát biểu: “Các lệnh trừng phạt sẽ không giải quyết được vấn đề, nhưng chúng sẽ tiếp tục thúc đẩy Iran phải đi đến một thỏa thuận cuối cùng”, theo Reuters.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ hưởng lợi nhiều từ thỏa thuận vừa đạt được với Iran. Không những thế, các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng mong muốn phát triển một khu vực tự do thương mại ngay gần cảng Chabahar để thuận lợi cho việc xuất khẩu của nước này tới Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Phớt lờ EU, Đức bán tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân cho Israel
Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã chấp thuận bán tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm cho Israel mà không tham vấn ý kiến của Liên minh châu Âu (EU).
Tàu ngầm lớp Dolphin của Israel đi vào thành phố cảng Haifa, miền bắc Israel - Ảnh: Reuters
Tàu ngầm Dolphin chạy bằng động cơ diesel-điện và có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, Sputnik News đưa tin.
Đây là tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm trong loạt 6 chiếc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel từng hứa sẽ bán cho Israel. Tàu do tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) của Đức nghiên cứu và phát triển.
Đức đã đồng ý bán tàu ngầm Dolphin thứ năm cho Israel, tờ Sddeutsche Zeitung dẫn nguồn tin từ báo cáo của Hội đồng An ninh Liên bang gửi đến Ủy ban kinh tế Quốc hội Đức.
Quyết định bán tàu ngầm của chính phủ Đức đã vấp phải nhiều chỉ trích. Theo đó, Đức xuất khẩu tàu ngầm Dolphin cho Israelchỉ bằng 2/3 giá gốc, tức người đóng thuế Đức phải chịu 1/3 giá trị còn lại. Một lý do khác là tàu ngầm này có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, theo Sputnik News.
Tàu ngầm lớp Dolphin của Israel trong một cuộc tập trận ở Địa trung Hải - Ảnh: Reuters
Israel hiện đang muốn sản xuất và phát triển năng lực hạt nhân trên các tàu ngầm mới, ông Peter Roberts, chuyên gia về các hệ thống vũ khí hải quân tại Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết.
"Trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm là mong muốn lâu dài của Israel nhưng lúc này họ chưa thể làm được vì vấp phải một số rào cản", ông Roberts nói thêm.
Theo một bài báo mới đây được đăng trang tin an ninh Global Research của Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa tại Canada, các tàu ngầm Dolphin mà Đức bán trước đó cho Israel đã được cải tiến để có thể mang theo tên lửa hạt nhân.
Hội đồng An ninh Liên bang cũng đồng ý xuất khẩu 6 hệ thống sonar phát hiện tàu ngầm cho Ấn Độ và chuyển giao 336 xe tải quân sự không trang bị vũ khí cho Algeria, tờ Sddeutsche Zeitung của Đức đưa tin.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
"Thành công Iran" có thể lặp lại ở Triều Tiên? Sau 16 năm đàm phán và 8 ngày thảo luận căng thẳng, cuối cùng Tehran đồng ý giảm mạnh hoạt động làm giàu uranium, đổi lấy việc phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Thực tế này đang dấy lên những hi vọng về việc đạt được đột phá tương tự về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tổng...