‘Phốt’ của vợ, ‘phốt’ của chồng
Chị cho bạn mượn tiền đầu tư bất động sản, giờ bạn điêu đứng, chị gọi điện không bắt máy. Chỉ biết ngày đêm cầu trời gỡ lại được vốn, không cần lời.
Mùa dịch, cơ sở in thiệp cưới của anh thất thu, chỉ cầm cự lây lất rồi đóng cửa chờ thời. Quanh năm lu bù với công việc, hiếm có dịp ở nhà suốt ngày nên nhân lúc trốn dịch, anh vào bếp nấu nướng, vẫn chưa lụt nghề. Có điều không hiểu sao vợ anh gần đây rất hạn chế chi tiêu. Anh đòi mua thực phẩm loại sang là chị nhăn nhó. Dù công việc hiện đang gặp trở ngại nhưng gia đình vẫn có tích lũy, hằng tháng anh vẫn giao tiền lời cho vợ cất.
Thỉnh thoảng, chị vẫn khoe anh sổ tiết kiệm mới hoặc vài miếng vàng gọi là “hộ thân”. Gần đây, hễ đề cập đến tiền là chị bối rối, né tránh. “Thì dịch bệnh biết đến bao giờ buông tha mình, không mần ăn được, nên nếu bây giờ xài lậm thì mai mốt có mà treo mỏ” – chị trả lời cho qua chuyện.
Ảnh minh họa
Nhìn vẻ bồn chồn của vợ, anh lựa lúc tâm sự, gợi mở, cuối cùng chị đành thú thật một chuyện giấu anh từ trước tết. Cô bạn thân rủ chị đầu tư căn hộ, “ lướt sóng” kiếm lời. Mới đầu rất ham, chị định bàn với anh, nhưng tình cờ đọc được thông tin một vụ cháy ở gần dự án đó, chị liền rụt lại. Tuy nhiên, cô bạn vẫn kiên trì “bơm” vào chị những thông tin đầy khả quan.
Là bà nội trợ “chuyên nghiệp”, chị không có gan mần ăn, rất sợ rủi ro. Nhưng với sự thuyết phục tích cực của cô bạn, chị đồng ý phương án cho bạn mượn tiền với lãi suất gấp đôi gửi ngân hàng, và còn được chia phần trăm chênh lệch (tiền lời khi bán lại căn hộ cho khách mới).
Video đang HOT
Do dự định chỉ “lướt sóng” chứ không “nuôi lâu” nên cô bạn bảo chị không cần báo cho anh biết, đỡ bị nghi ngờ rắc rối. Dự tính chỉ vài tuần là được bạn trả tiền, nào ngờ thị trường bất động sản đóng băng, rao bán không ai mua, không có tiền đóng đợt tiếp theo, nếu thanh lý cho chủ đầu tư thì lỗ nặng. Bạn điêu đứng, chị gọi điện không bắt máy. Chị lỡ giấu chồng thì giấu luôn, chỉ biết ngày đêm cầu trời gỡ lại được vốn, không cần lời.
Vốn nóng tính, nhưng nghe vợ kể lại mà mặt cắt không giọt máu, anh chỉ lặng thinh, thở dài. Lát sau anh vò đầu bứt tóc, kêu trời. Anh hiền, anh dễ tha thứ cũng có lịch sử của nó. Lúc còn làm kế toán cho một công ty nhà nước, anh mê cờ bạc nên thâm lạm số tiền lớn, may mà chị lúc đó còn đi làm, có chút tích lũy riêng, và ba mẹ chị dang tay cứu anh khỏi tù tội.
Từ ấy, anh như “công dân bị hạn chế quyền”, chỉ lo đi làm, lãnh lương nộp hết mà không được phép hỏi han chuyện tiền bạc. Sự nghiệp của anh thực sự phất lên từ khi chị cấp vốn cho anh sang lại cơ sở in thiệp cưới của người bạn đi định cư nước ngoài, công việc này cũng phù hợp để cột chân anh, không chơi bời cờ bạc. Chị vì sinh hai con nhỏ nên ở nhà, giao toàn quyền cho anh quản lý kinh doanh.
Giờ đây, trong lúc thắt ngặt mà “ngân khố” lại bị treo vô thời hạn, lời trách nhau cũng chẳng ích gì. Nhìn chị buồn bã ra vô, mắt lúc nào cũng đỏ ướt ướt, anh vốn là “nạn nhân”, giờ phải năn nỉ “thủ phạm”: “Không sao đâu, tiền có đó mất đó, miễn bình an, còn sức khỏe thì kiếm lại được thôi. Rồi nếu ông bà thương, phù hộ cho căn hộ mai này bạn bán được, mình sẽ lấy lại tiền. Em đếm coi vợ chồng mình còn tất cả bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng. Ráng mà lo liệu thôi, chủ yếu là trả lương cơ bản cho nhân viên và đừng để con cái phải thiếu thốn. Nếu hụt tiền xài mà khó thể mượn ai trong lúc khó khăn, thì cùng lắm mình cầm tạm vàng cưới rồi có tiền chuộc lại cũng hổng sao em à”.
Anh gặng hỏi vàng cưới còn không, chị te te mở tủ lấy chiếc hộp nhung đỏ. Bên trong có đôi bông hình hoa mai, cặp nhẫn trơn khắc tên vợ chồng…
Anh chị yêu nhau 5 năm, ngày cưới định rồi lại thôi, vì không đủ tiền tổ chức. Đều là sinh viên mới ra trường, công việc bấp bênh, còn phải tốn tiền thuê phòng trọ, anh chị lại không muốn cha mẹ già phải nặng gánh lo toan.
May sao, trong một lần tâm sự, sếp của chị hứa ứng một tháng lương để chị mua vàng cưới. Là tiền chị mượn, chị mua vàng để đến ngày tân hôn anh đeo cho chị. Nghịch lý này trở thành mẩu chuyện đùa mỗi lúc vợ chồng chọc ghẹo nhau. Chị tự trào mình xấu gái vô duyên nên phải bù vàng thì mới có người chịu làm chú rể.
Anh hay nghĩ tới tiền, thường nhìn giá vàng tăng, liền phán “vậy là vợ chồng mình lời lút vì hồi cưới giá vàng có 780.000 đồng/chỉ”. Rồi cũng có lúc ham mê cờ bạc, âm thầm mượn nợ, anh chôm đôi bông tai định bán, may mà chị phát hiện kịp. Giận, thất vọng, đòi chia tay rồi tha thứ, rồi không thể sống thiếu nhau.
Hôn nhân lạ vậy, điểm trừ của anh hồi trước và điểm trừ của chị ngày nay ráp nhau hóa ra lại thành điểm cộng. Trong lúc thắt ngặt, anh chị càng cảm thông, bao dung cho nhau. Cùng xoay xở, khó mấy cũng vượt qua… Nhưng từ nạn này, anh chị rút kinh nghiệm không dám phiêu lưu, lúc nào cũng phải thủ một khoản kha khá phòng “bão”.
Tô Diệu Hiền
Bát cơm thịt và tình yêu thương của ông nội
Chiều nay anh Hai gọi điện nói rằng nội ốm nặng, tôi vội vàng xin nghỉ phép để về quê. Với tôi, nội vừa là người ông nhưng cũng là người thầy nuôi nấng chúng tôi khôn lớn. Tình yêu thương này không gì có thể sánh bằng.
Mẹ qua đời khi anh Hai tròn 8 tuổi, còn tôi lên 5. Gia đình có ba, ông nội và hai anh em tôi. Từ ngày mẹ mất ông nội và ba tần tảo nuôi anh em tôi khôn lớn. Vì ba tôi là thương binh nên sức khỏe yếu, gánh nặng kinh tế đè lên vai nội.
Mỗi ngày, từ 5h sáng nội đã dọn gánh đồ nghề của mình ra đầu ngõ, vừa bán trà đá, vừa sửa xe đạp. Còn ba, thi thoảng ra phụ giúp nội rồi đi chợ, nấu cơm cho cả gia đình. Tuổi thơ của chúng tôi cứ thế lớn lên, đầy ắp tiếng cười. Đặc biệt, nội chúng tôi rất vui tính và thương yêu các cháu. Cứ mỗi tối, nội lại dạy cho anh trai và tôi học bài. Nội kể, trước đây nội là thầy giáo làng, từ ngày bà nội mất vì tai nạn, nội đã chuyển hẳn về Sài Gòn để tìm kế sinh nhai mới.
Cũng nhờ nội, tuổi thơ của anh em tôi rất trọn vẹn. Ảnh minh hoa
Ký ức in sâu trong tôi là bát cơm của nội. Có đợt, gia đình tôi lâm vào cảnh khó khăn, bữa cơm không đầy đủ như trước. Thương nội vất vả, ba dành phần lớn thức ăn để nội đảm bảo sức khỏe. Có hôm, anh em tôi mang cơm trưa cho nội, thấy bát cơm đầy ắp thịt, tôm, nội hỏi chúng tôi: "Các cháu vẫn được ăn thịt chứ". Khi đó, anh Hai cười: "Ba cho chúng con ăn nhiều lắm, ăn no thì thôi". Dù thế, nhìn đôi mắt háu đói của tôi, nội đã biết sự thật. Nội xới cho tôi bát cơm nhiều thịt rồi nói: "Đây cháu gái nội ăn đi cho chóng lớn".
Cũng từ hôm đó, trưa nào nội cũng về ăn cơm và dặn ba: "Con cứ mua thêm thức ăn cho các cháu. Ba vẫn còn chút tiền để dành". Nhờ có nội, bữa cơm của chúng tôi lại đầy đủ, có thịt, có rau nhưng quan trọng là ấm áp tình yêu thương. Cũng nhờ nội, tuổi thơ của anh em tôi rất trọn vẹn.
Giờ đây, mỗi người một chí hướng, giờ anh trai tôi đã thực hiện được giấc mơ làm kỹ sư xây dựng của mình, còn tôi cũng trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Trên chuyến bay vội về Sài Gòn, tôi chỉ ước một điều rằng nội và ba tôi sẽ luôn khỏe mạnh để dõi theo anh em chúng tôi trên mọi bước đường đời. Từ sâu đáy lòng, ngàn lần tôi muốn nói: "Cảm ơn nội. Con yêu nội. Yêu gia đình chúng ta thật nhiều".
XUÂN ĐÀO
Đang cần tiền phẫu thuật cho chồng thì chị dâu cầm đến cho không một tỷ nhưng yêu cầu của chị giữa lúc nước sôi lửa bỏng khiến em giận tím người Không tin nổi là chị ấy có thể mở miệng nói những câu lạnh lùng như thế. Chưa bao giờ em cảm thấy giận chị dâu như lúc này. Mặc dù chị ấy vẫn luôn khó chịu với gia đình em. Nhưng những gì chị ấy làm ngày hôm nay thật sự quá đáng. Anh trai em là một người tài giỏi. Hồi...