Phóng viên trải qua mùa dịch COVID-19: Mỗi bài viết là một góc của cuộc sống
Loạt phóng sự “Những cống hiến thầm lặng của cán bộ cơ sở” của phóng viên Hoàng Tuyết, báo Tin tức đã vinh dự được nhận giải A, Giải thưởng báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2021.
Phóng viên Hoàng Tuyết (trái) trong những ngày lăn lê tâm dịch cùng cán bộ cơ sở. Ảnh: NVCC.
Những ngày bám cơ sở
Với nữ phóng viên Hoàng Tuyết (Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam), hơn 2 năm dịch vừa qua những là quãng thời gian lăn lộn trên chiến tuyến chống dịch, những ngày tháng “lăn lê” tới mọi ngóc ngách của Thành phố Hồ Chí Minh đang bùng phát dịch, đồng hành cùng người dân đã là gợi ý để cô có những bài viết ấn tượng, mang đầy hơi thở cuộc sống.
Trong thời điểm dịch nóng nhất tại TP Hồ Chí Minh, bốc máy gọi điện xuống phường 22, quận Bình Thạnh để liên hệ viết về hoạt động của cán bộ cơ sở trong giai đoạn cam go này, phóng viên Hoàng Tuyết bỗng lặng người khi nghe nhắc đến một cán bộ của tổ cơ động phòng chống dịch trên địa bàn là anh Định Chánh Định (48 tuổi) vừa mới ra đi vì chính kẻ thù COVID-19 mà các anh đang chống lại.
Anh Đinh Chánh Định là một trong 7 thành viên của tổ cơ động, thuộc Ban bảo vệ dân phố Phường 22, quận Bình Thạnh. Đội cơ động khi chưa có dịch bệnh COVID-19 làm nhiệm vụ tham gia tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự cùng với các chiến sỹ công an khu vực trên địa bàn. Vì vậy, bất kể ngày hay đêm, khi được lệnh điều động là anh Định và đồng đội cùng lên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần đang trực chốt tại một con hẻm trên đường Võ Duy Ninh, quận Bình Thạnh thì nhận được tin báo có một F0 vừa trốn khỏi khu cách ly và đi lang thang trên đường. Khi được thông báo đi chi viện hỗ trợ đưa F0 về lại khu cách ly, anh Định không chút chần chừ lên đường. Tuy nhiên khi tiếp cận, F0 lại chống cự quyết liệt buộc anh em trong đội phải tìm mọi cách để khống chế, tiếp xúc gần. Rất tiếc là sau lần đó, anh Định là một trong ba người bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Anh là người to khỏe nhất, nhưng lại bị diễn biến nặng nhất và đã không qua khỏi.
Nghe câu chuyện xót xa và cũng đầy xúc động, phóng viên quyết định xuống địa bàn tiếp cận, gặp gỡ gia đình, đồng nghiệp của anh để viết bài lan tỏa tấm gương ấy.
“Khi xuống địa bàn, tôi làm việc với ban bảo vệ dân phố Phường 22, quận Bình Thạnh, nhắc đến người “đồng đội” đã khuất, ai cũng đau lòng, không giấu được xúc động. Tôi cũng rơi nước mắt và còn thương cảm hơn khi đến gia đình anh Đinh Chánh Định và thấy anh ra đi để lại mẹ già cùng đứa con tật nguyền. Trên đường về tôi cứ trăn trở mãi, suy nghĩ sẽ viết bài ngay để nhiều người biết và còn có thể kêu gọi được hỗ trợ cho gia đình nhân vật”, phóng viên Hoàng Tuyết chia sẻ.
Và bài viết “Tấm gương người bảo vệ dân phố” ra đời, cũng là một trong các bài viết nằm trong loạt phóng sự được sự đón nhận của độc giả và gặt hái nhiều giải thưởng của phóng viên Hoàng Tuyết.
Video đang HOT
Những chất liệu sống ấy đã làm nên những tác phẩm chất lượng. Trong những ngày làm thông tin dịch bệnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, thấu hiểu những hi sinh ấy của cán bộ cơ sở, phóng viên Hoàng Tuyết đã ấp ủ, tìm hiểu, bám địa bàn và cho ra đời loạt bài đầy ấn tượng, phản ánh chân thực những tấm gương sáng, những hành động đẹp trong cuộc chiến chống dịch vô cùng khốc liệt ở Thành phố này.
Kể về quá trình thực hiện các tác phẩm này, phóng viên Hoàng Tuyết chia sẻ: “Để thực hiện loạt phóng sự này, tôi cũng là người trong cuộc, phải bám sát cơ sở ngày, đêm dù nguy cơ lây nhiễm cũng luôn rình rập. Không ít lần, tôi đối mặt “sát sạt” với nguồn lây khi buổi sáng vừa gặp gỡ phỏng vấn các nhân vật, buối tối đã nhận được tin báo họ có kết quả dương tính, mỗi lần như vậy, tôi lại thành F1, khi đó phải theo dõi, cách ly ở nhà. Rồi lại mong đủ ngày, xét nghiệm âm tính và lại tiếp tục công việc…”.
Với phóng viên Hoàng Tuyết, mặc dù vất vả, lo lắng mệt nhọc khi phải đi sớm về khuya, đi ghi nhận công tác chống dịch tại địa bàn nhưng khi bài viết đăng tải, bạn đọc, cán bộ phòng chống dịch và những người dân phố vui mừng đón nhận, truyền tay nhau đọc và dán ở bảng tin khu phố lại khiến những mệt nhọc đó tan biến.
“Đặc biệt, trong loạt phóng sự của tôi có bài viết về đồng chí Hoàng Anh, Bí thư Chi đoàn Khu phố 1, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức. Ngay sau khi bài viết đăng trên Báo Tin tức, nhân vật đã được Thủ tướng Chính phủ truy tặng Bằng khen. Đây là sự động viên lớn với gia đình cán bộ Hoàng Anh và với chính bản thân phóng viên khi bài viết của mình có sự lan tỏa và ghi nhận. Chính những bài viết như này đã khiến tôi có thêm động lực để viết nhiều loạt bài khác nhằm góp một phần lan tỏa nhiều tấm gương tốt hơn trong công cuộc chống dịch, mang lại cuộc sống bình thường mới cho nhân dân TP Hồ Chí Minh”, phóng viên Hoàng Tuyết chia sẻ.
Mỗi con người, mỗi công việc, hoàn cảnh đã đi vào từng tác phẩm thật ấn tượng, lay động. Với phóng viên Hoàng Tuyết, viết nhiều còn là để lan tỏa cái tốt trong cuộc sống.
Tranh thủ làm việc mọi lúc mọi nơi trong điều kiện tác nghiệp dịch bệnh.
Mong được dấn thân
Là phóng viên theo dõi mảng thời sự và xã hội, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, phóng viên Hoàng Tuyết thường xuyên cùng đồng nghiệp có mặt ở những điểm nóng, những vùng phong tỏa của Thành phố để tác nghiệp đưa nhiều tin tức đến độc giả.
Trong hơn 2 năm dịch bệnh vừa qua, tuy xả thân, vất vả làm việc trong điều kiện đặc biệt khó khăn nhưng cũng là lúc phóng viên Hoàng Tuyết bứt phá, ngòi bút được tôi luyện với những thành công nối tiếp với những giải thưởng lớn nhỏ. Năm vừa qua phóng viên Hoàng Tuyết vinh dự nhận giải thưởng Búa Liềm Vàng, giải A Giải Báo chí TTXVN và nhiều giải thưởng của ngành theo dõi…
Những ngày lăn lộn trong các điểm nóng dịch, phóng viên Hoàng Tuyết cùng các đồng nghiệp đã có nhiều chùm bài trên báo Tin tức, để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả như: Chùm bài về sự hy sinh thầm lặng của cán bộ cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống COVID-19, viết về những cán bộ phường, quận, Mặt trận… căng mình để giúp dân trong mùa dịch; chùm bài về những chiến sỹ áo trắng kiên cường chống dịch COVID-19, viết về những tấm gương là các bác sỹ xông pha nơi tuyến đầu, giành giật sự sống cho bệnh nhân trong các bệnh viện dã chiến thực hiện cùng phóng viên Đan Phương; chùm tin, ảnh “Dấu ấn anh bộ đội Cụ Hồ giúp dân mùa dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện cùng phóng viên Mạnh Linh khiến độc giả xúc động.
Phóng viên Hoàng Tuyết (đứng giữa) vinh dự nhận giải A Giải Báo chí TTXVN. Ảnh: Trung Nguyên.
Phóng viên Hoàng Tuyết cho biết: “Những ngày dịch COVID-19 bùng phát cũng là thời gian tôi dấn thân nhiều nhất. Mỗi khi được dấn thân càng khiến tôi phải trăn trở và muốn viết thật nhiều để có thể lan tỏa nhiều gương sáng trong công tác chống dịch tại TP Hồ Chí Minh. Tôi ấn tượng nhất là trong quá trình đi tác nghiệp tại cơ sở, tận mắt chứng kiến thấy lực lượng tuyến đầu là các cán bộ cơ sở: đoàn thành niên, mặt trận, phụ nữ, lãnh đạo phường xã, các bác sỹ, đến cán bộ cơ sở, lực lượng quân đội, công an…. vất vả ngày đêm nhưng không ca thán nữa lời. Thậm chí, những người phụ nữ chân yếu tay mềm hàng ngày làm việc văn phòng nhưng trong mùa dịch họ có thể vác hàng chục bao gạo đi làm từ thiện, hay những cô điều dưỡng, y tá chỉ 40- 50 cân, nhưng lại hỗ trợ các bệnh nhân to hơn mình trong sinh hoạt, ăn uống tại các bệnh viện đã chiến. Từ trách nhiệm của một người phóng viên khi công tác tại một cơ quan báo chí chính thống như Báo Tin tức, tôi muốn viết thật nhiều và phải dấn thân mới có những bài viết thực tế, sinh động”.
“Điều khiến tôi luôn nỗ lực, cố gắng hết mình trong công việc đó chính là ngoài nhiệm vụ, trách nhiệm của người làm báo với xã hội, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ động viên của Lãnh đạo cơ quan TTXVN, lãnh đạo Ban biên tập báo Tin tức và phòng đại diện Báo Tin tức tại TP Hồ Chí Minh… Đây là động lực lớn để tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình tác nghiệp, tôi luôn được lãnh đạo cơ quan, đơn vị dặn dò việc phải đảm bảo an toàn cho bản thân là trên hết. Bên cạnh sự quan tâm về mặt tinh thần, phóng viên đi làm còn được cơ quan hỗ trợ đầy đủ các đồ phòng hộ cần thiết như: Khẩu trang, quần áo bảo hộ, hỗ trợ dụng cụ test, chi phí xét nghiệm… Sự quan tâm đó cũng là động lực để tôi nỗ lực làm tốt công việc của mình, có thật nhiều tin, bài chất lượng”, phóng viên Hoàng Tuyết chia sẻ.
Bình Phước: Khắc phục tình trạng người dân chen lấn giải quyết hồ sơ đất đai
Ngày 21/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại cảnh hàng trăm người dân tranh nhau xếp hàng bốc số thứ tự để chờ làm hồ sơ giải quyết các thủ tục liên quan đến vấn đề đất đai.
Đoạn clip dài 37 giây kèm nội dung "đi làm sổ đỏ mà như thế này thì khổ dân quá".
Người dân xếp hàng làm hồ sơ đất đai tại Chi nhánh văn phòng đất đai ở Chơn Thành. Ảnh: TTXVN phát
Trong đoạn clip, cả trăm người chen chúc trước cổng một đơn vị hành chính, trên tay cầm một túi hồ sơ. Ngay khi nhân viên mở cửa, cả trăm người ùa vào, giành vị trí xếp hàng, bốc số thứ tự làm hồ sơ giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai.
Qua xác minh, sự việc xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Trụ sở Chi nhánh này nằm trên đường Trần Huy Liệu (thuộc khu phố Trung Lợi, thị trấn Chơn Thành).
Theo một số người dân, để bốc được số thứ tự kịp giải quyết hồ sơ trong ngày, họ phải tập trung trước cổng từ 5 giờ sáng, thậm chí có người có mặt lúc 3 giờ sáng. Tuy nhiên, lượng người đến làm thủ tục quá đông, chen lấn, giành giật lẫn nhau nên không phải người nào cũng bốc được số thứ tự như mong muốn. Đây không phải lần đầu sự việc tương tự diễn ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành.
Vào đầu tháng 4, một số đoạn clip, hình ảnh, bài viết tương tự đã xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đến nay, sự việc vẫn tái diễn chưa được giải quyết dứt điểm.
Người dân xếp hàng làm hồ sơ đất đai tại Chi nhánh văn phòng đất đai ở Chơn Thành. Ảnh: TTXVN phát
Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lê Tiến Lâm, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Chơn Thành xác nhận tình trạng trên đã xảy ra liên tục nhiều ngày nay. Đơn vị đã nhờ lực lượng Công an hỗ trợ, tuy nhiên, vẫn không giảm.
Theo ông Lê Tiến Lâm, nguyên nhân xuất phát từ việc hồ sơ đất đai tăng đột biến, mỗi ngày Chi nhánh Chơn Thành nhận từ 400 - 500 hồ sơ, trong khi đó số lượng nhân viên lại ít khiến hồ sơ giải quyết không kịp.
Ngoài ra, tâm lý của người dân sợ đến sau sẽ không bốc được số nên mới xảy ra tình trạng xếp hàng từ 3, 4 giờ sáng. "Chúng tôi khuyến cáo, người dân nên đúng giờ lúc 7 giờ 30, vì có đến sớm hơn cũng phải đứng ngoài, vì chưa tới giờ làm việc", ông Lâm cho biết.
Để hạn chế tình trạng trên, thời gian tới, Chi nhánh cho nhân viên tăng cường làm thêm giờ đến khuya, thậm chí làm thêm cả thứ Bảy và Chủ nhật; tuyển dụng thêm nhân sự để kịp thời giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân. Ngoài ra, đơn vị sẽ thêm phương án giải quyết hồ sơ theo thứ tự chia ra mỗi xã sẽ được một, hai ngày ấn định trong tuần.
Về thông tin người dân phản ánh không làm được hồ sơ do một số nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tập trung làm các hồ sơ ưu tiên hay các hồ sơ dịch vụ, ông Lê Tiến Lâm khẳng định không có chuyện này xảy ra. Chi nhánh chỉ làm việc và tiếp nhận hồ sơ theo bấm số điện tử, ai bấm số trước sẽ được giải quyết trước, dù bất kỳ người đó là ai.
Bình Định: Lúa ngã rạp chưa kịp gặt, lại sắp có thêm đợt mưa gió bất thường Ngày 3.4, nông dân Bình Định đồng loạt ra đồng thu hoạch lúa đã chín và lúa bị ngã đổ do đợt mưa gió bất thường những ngày qua, nhằm tránh đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ ngày 4 - 6.4. Ngày 3.4, nông dân tỉnh Bình Định đồng loạt ra đồng thu hoạch lúa đã ngã đổ trước khi...