Phóng viên thể thao ‘đói’ dài mùa dịch
Hàng loạt giải đấu thể thao trong nước và quốc tế bị hủy bỏ do dịch Covid-19, có lẽ chưa bao giờ, các phóng viên theo dõi lĩnh vực thể thao lại rơi vào tình cảnh “đói” thông tin như thời điểm hiện tại.
Và cũng chẳng thể phủ nhận, những khó khăn ấy còn ảnh hưởng cả đến cuộc sống riêng của cánh phóng viên thể thao vốn đã chẳng dư dả gì, dù không ai muốn nói ra…
Nhà báo Trương Anh Ngọc – Báo Thể thao & Văn hóa/TTXVN
Các phóng viên vốn đang quen với nhịp sống sôi động của thể thao thế giới thì giờ đây mọi thứ đã bị đóng băng bởi dịch bệnh. Hàng loạt các giải đấu bị hoãn lại và gây ra sự hụt hẫng không chỉ với các đội bóng, người hâm mộ mà cả với những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí thể thao.
Lúc này, việc lấp đầy các trang báo hay lấp đầy sóng các chương trình truyền hình thể thao là điều không hề đơn giản chút nào bởi không có các hoạt động thể thao thì các thông tin cũng trở nên khan hiếm và sẽ thiếu đi những thông tin hấp dẫn như trước.
Trong vai trò Thư ký tòa soạn, tôi cùng các đồng nghiệp của mình vẫn cố gắng bám sát mọi diễn biến của đời sống thể thao để đem tới cho các độc giả thông tin mới nhất. Ngoài ra, tìm thêm các đề tài, các vấn đề để tiếp tục khai thác đem tới cho độc giả những góc nhìn mới hơn về những câu chuyện đã diễn ra. Tất cả chúng ta đều mong dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát và đời sống trở lại bình thường. Thể thao giờ đây đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống và rõ ràng khi thiếu các trận đấu, các giải đấu, cuộc sống trở nên khá tẻ nhạt.
Bình luận viên Vũ Quang Huy – Đài truyền hình KTS VTC
Việc các giải đấu thể thao trong nước cũng như quốc tế buộc phải hoãn trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát ở nhiều nơi là điều hết sức cần thiết bởi sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của mọi người tham gia là điều quan trọng nhất.
Việc dừng, hoãn các giải đấu cũng giúp cho việc phòng, chống dịch được hiệu quả hơn và tất cả mọi người hãy cùng nhau chia sẻ về điều đó. Ở đây, những nhân vật chính của đời sống thể thao như các HLV, VĐV, các CLB, các đội bóng là những nhân tố bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về mọi mặt, họ cũng rất cần được chia sẻ và tiếp sức để vượt qua khó khăn hiện tại.
Với các phóng viên, biên tập viên, bình luận viên thể thao ở thời điểm hiện tại chắc chắn công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng chúng ta ít bị tác động hơn những người thường xuyên hoạt động ở lĩnh vực thể thao. Thông tin khan hiếm, thiếu thốn song có lẽ những người làm nghề lâu năm đều tìm ra được cách hiệu quả nhất để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Với cá nhân tôi, thời điểm các trận đấu, giải đấu bị hoãn thì khối lượng công việc cũng giảm sút nhưng bù lại mình có thời giản để sống chậm lại. Với các dịp cuối tuần trước đây bận bịu với các trận đấu thì giờ đây thời gian đó có thể giành cho việc đọc sách, thư giãn, tập luyện thể thao và sinh hoạt cùng với gia đình.
Được sống trong bầu không khí sôi động của thể thao, chuyển tải thông tin đến cho độc giả là niềm vui lớn nhất của các phóng viên thể thao nước nhà. Ảnh: Tuấn Hữu
Phóng viên Nguyên Khôi – Báo Tuổi trẻ TPHCM
Dịch Covid-19 khiến hoạt động tác nghiệp của các phóng viên thể thao bị ảnh hưởng rất nhiều khi toàn bộ các giải đấu bị hoãn hoặc hủy bỏ. Khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm kiếm thông tin để cung cấp cho độc giả vì dù không có sự kiện nhưng mỗi phóng viên vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ được giao về tin bài hàng ngày.
Trong lúc này, ngoài việc bám sát tình hình thời sự thể thao, tôi tìm kiếm thêm các đề tài về các vấn đề, rồi viết về chân dung, gương mặt tiêu biểu, các câu chuyện thể thao. Với mỗi phóng viên thể thao lúc này, đây là khó khăn chung và đòi hỏi mọi người đều phải nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trước đây, mỗi chiều cuối tuần, các phóng viên thể thao trong nước thường tề tựu tác nghiệp ở các sân bóng trên cả nước. Mọi người gặp nhau, cùng làm việc, trao đổi công việc và hòa mình vào không khí sôi động trên sân cỏ nhưng lúc này điều đó không còn nữa.
Lúc này, cá nhân tôi thực sự cảm thấy rất nhớ nghề, nhớ những cảm xúc đó. Rất mong dịch bệnh sẽ nhanh chóng kết thúc để mọi hoạt động trở lại bình thường và không khí sôi động của thể thao sớm trở lại, đem lại niềm vui cho tất cả mọi người và phóng viên thể thao nói riêng.
Phóng viên Nguyễn Quyết Thắng – Báo điện tử Vietnamnet
Những ngày có dịch quả thật hết sức buồn chán, đặc biệt với phóng viên thể thao những người quanh năm được hòa mình vào bầu không khí sôi động của các giải đấu. Những năm gần đây, phóng viên thể thao là những người hết sức bận rộn khi bóng đá và thể thao Việt Nam liên tiếp gặt hái được thành công vang dội trên các đấu trường và đến lúc này khi các hoạt động bị đình trệ thì nhịp làm việc sôi động đó cũng mất đi. Đối với tôi khối lượng công việc, nội dung thông tin ở lĩnh vực thể thao so với trước đã sụt giảm đáng kể chỉ còn lại khoảng 30%.
Để đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc, chỉ tiêu tin bài được giao hàng tháng, mình phải nỗ lực hơn nữa, tìm kiếm thêm các đề tài. Anh em phóng viên thể thao vẫn nói vui với nhau, đây là thời điểm cần mang “lương khô” (đề tài nguội) ra “xài”, kết hợp cùng việc bám sát thời sự liên quan đến lĩnh vực thể thao để chuẩn bị cho mọi thứ khi trở lại bình thường.
Ngoài ra, cá nhân tôi cũng sẵn sàng tham gia tăng cường ở các lĩnh vực thông tin khác nếu tòa soạn có yêu cầu. Nhưng dù sao đi nữa, những ngày này cũng vẫn rất tẻ nhạt và nếu là phóng viên thể thao, có lẽ ai cũng có cảm giác chung là “thèm” được ra sân bóng và nhớ bầu không khí náo nhiệt của các giải đấu thể thao.
Nhà báo Nguyễn Việt Anh – Đài Tiếng nói Việt Nam
Công việc của một phóng viên thể thao trong bối cảnh các giải đấu bị hoãn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi khi không có hoạt động sẽ thiếu các thông tin hấp dẫn. Dù vậy, bất cứ phóng viên nào cũng đều phải hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan giao về tin bài hàng ngày, đảm bảo bản tin được phát sóng bình thường để cung cấp thông tin cho độc giả.
Khi các giải đấu bị hoãn, các hoạt động thi đấu ngừng trệ song vẫn còn rất nhiều các thông tin liên quan đến các đội bóng, các CLB, rồi các hoạt động khác của thể thao diễn ra hàng ngày và thông tin đó vẫn hết sức hữu ích đối với mọi người.
Ngoài việc cung cấp thông tin cho độc giả, tôi nghĩ rằng, mỗi phóng viên thể thao còn một nhiệm vụ khác cũng quan trọng không kém, đó là truyền cảm hứng về việc tập luyện thể thao, khuyến khích mọi người cùng tham gia tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe thông qua những bài viết, những việc làm của mình.
Lúc này, bảo vệ sức khỏe là điều hết sức cần thiết và dù các giải đấu không diễn ra vì dịch bệnh, song việc tập luyện thể thao với mỗi người vẫn có thể diễn ra hàng ngày và đây là thời điểm thích hợp để truyền tải những thông tin đó.
Theo Thethaovanhoa.vn
Sau Hà Hồ, Hà Anh Tuấn thì đã đến lúc các cầu thủ bóng đá phải hành động cùng cộng đồng chống Covid-19
Sau những hành động tích cực của các nghệ sĩ như ca sĩ Hà Anh Tuấn (~2 tỷ đồng), ca sĩ, diễn viên Chi Pu (1 tỷ đồng và 5000 bộ độ bảo hộ), ca sĩ Hồ Ngọc Hà ( 1 tỷ), ca sĩ Tùng Dương (2000 bộ quần áo bảo hộ) trong chống dịch Covid-19,... Nhà báo - BLV Thể thao Trương Anh Ngọc tiếp tục chờ đợi động thái của các cầu thủ bóng đá để cùng chính phủ hành động.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 nhiều nghệ sĩ đã có hành động tích cực khi mạnh tay quyên góp tiền tỷ cũng như hỗ trợ trang thiết bị y tế, phòng cách ly âm và các bộ đồ bảo hộ cho các bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Những hành động đẹp ngay tại thời điểm này của các nghệ sĩ đã nhận được vô số lời khen từ công chúng.Tuy nhiên, công chúng kỳ vọng nhiều hơn những việc làm tương tự đến từ các cầu thủ quốc gia.
Trong lá thư ngỏ gửi Bóng đá Việt Nam trong thời chống Covid-19, Nhà báo, BLV thể thao Trương Anh Ngọc đã gửi gắm tâm sự và sự mong muốn của mình đến các cầu thủ quốc gia.
Lá thư của Nhà báo, BLV Thể thao Trương Anh ngọc gửi đến các cầu thủ bóng đá
Nhà Báo Trương Anh Ngọc nhận định: "Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến bóng đá, V-League phải đá không khán giả, còn các kế hoạch của ĐTQG cũng đã bị ảnh hưởng nặng. Nhưng khó khăn đó cũng là một trong những câu chuyện chung của cả đất nước trong giai đoạn này. Cuộc chiến chống dịch của Việt Nam đã bước sang giai đoạn 2, phức tạp hơn trước rất nhiều, đòi hỏi nhiều nguồn lực xã hội và sự chung tay của cộng đồng. Chính vì thế, tôi viết post này đề nghị VFF, VPF, các CLB bóng đá, các cầu thủ hãy chung tay trong cuộc chiến này".
Nhà báo, BLV Thể thao Trương Anh Ngọc - Người luôn đồng hành cùng các bản tin thể thao hấp dẫn của Café sáng với VTV3
Trong khi các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ Việt Nam Thậm chí cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tích cực tham gia, đồng hành cùng chính phủ trong chống dịch Covid-19 nhưng nhà báo Trương Anh Ngọc nhận ra vẫn chưa thấy nhiều các hoạt động của những người làm bóng đá đối với cộng đồng. Cũng ít thấy các cầu thủ nổi tiếng có các thông điệp hoặc hoạt động gì có liên quan nhằm cùng chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến chống Covid-19.
Nhà báo Trương Anh Ngọc cùng chiến dịch nâng cao ý thức cộng đồng về fake news (tin giả), giúp cho cộng đồng hiểu được tác hại của việc chia sẻ các fake news
Nhà báo Trương Anh Ngọc nhận định: "Đây là lúc các bạn cần tham gia nhiều hơn vì mọi người, mà cũng là vì chính bản thân các bạn và người thân các bạn. Khi các bạn cần cả nước ở bên trong những chiến dịch lớn, từ U23 năm 2018, Asian Games, Asian Cup hay AFF Cup, rồi SEA Games, chúng tôi ủng hộ các bạn hết lòng và cùng chung con đường chiến thắng. Nhưng khi đất nước cần, cộng đồng cần chung tay, các bạn cần thể hiện hơn nữa ý thức cộng đồng của mình".
Một điều dễ nhận thấy là các cầu thủ bóng đá Việt Nam có lượng Fan theo dõi đông đảo có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Vì vậy chỉ một thông điệp tích cực của các cầu thủ được truyền đi là đã có thể tác động tốt đến rất nhiều người.
Nhà báo Trương Anh Ngọc nói thêm: "Một tấm băng rôn mà các đội giơ ra trước các trận đấu của V-League có thể đập vào mắt của hàng biết bao người xem truyền hình. Một chiến dịch quyên góp của các tuyển thủ có thể đem đến một số tiền lớn, dù con số có thể không đáng là bao so với số tiền thưởng của các bạn sau một giải đấu thành công, nhưng chính là tấm lòng của các bạn cho cộng đồng".
Để giúp các cầu thủ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mình, không đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến chống dịch toàn quốc này, Nhà Báo Trương Anh Ngọc đã lấy thêm dẫn chứng về hành động thiết thực của các cầu thủ bóng đá lừng danh khắp nơi trên thế giới như: "Ronaldo biến khách sạn của anh thành bệnh viện chăm sóc cho các bệnh nhân Covid-19 (anh cũng trả lương cho bác sĩ luôn), Sergio Ramos lên mạng để yêu cầu mọi người không ra khỏi nhà, nhiều cầu thủ khác cũng quyên góp tiền để mua các trang bị y tế cho bệnh viện. Họ cũng là cầu thủ, và họ hiếm khi đứng ngoài các vấn đề xã hội của đất nước họ."
Cùng chờ đợi phản ứng của các Cầu thủ cùng những người làm trong bóng đá
Cuối cùng, nhà báo Trương Anh Ngọc gửi gắm: "Tôi mong các bạn, các cầu thủ Việt Nam cũng vậy, đừng đứng ngoài cuộc. Hãy làm tất cả những điều mà các bạn thấy cần thiết để cùng cộng đồng chống dịch Covid-19."
Dịch Covid -19 khởi phát từ Vũ Hãn (Trung Quốc) hồi cuối tháng 12/2019, chính thức bùng phát thành đại dịch toàn cầu (Tháng 2/2020). Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, khiến 3500 cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa, ước chừng thiệt hại hơn 16.000 tỷ đồng.
Nancy Baby
Một phóng viên nhiễm virus Covid-19 khi tác nghiệp Champions League Bộ phận y tế ở CLB Valencia đã xác nhận một phóng viên dương tính với virus Covid-19 khi tác nghiệp ở trận đấu giữa Atalanta với Valencia vòng 1/8 Champions League tại Ý. Cách đây ít ngày, báo giới Ý đã loan tin một CĐV người Croatia dương tính với virus Covid-19 khi đến xem trận đấu giữa Atalanta với Valencia ở...