Phóng viên quốc tế “bóc mẽ” video ngụy tạo của Trung Quốc
Trong những ngày qua, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện các hành vi phi pháp tại khu vực nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không những thế, giới chức nước này còn ngụy tạo chứng cứ đổ lỗi cho Việt Nam…
Tiến sĩ William Choong – chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang Shiyou – 981 hạ đặt tại vùng đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “một động thái được tính toán trước” và “đã được Bắc Kinh lên kế hoạch cẩn thận”.
Nhận định của tiến sĩ William Choong đã được kiểm chứng trong cuộc họp báoquốc tế mà Trung Quốc tổ chức cuối tuần qua tại Bắc Kinh. Tại đây, Vụ phó Vụ Biên giới Hải đảo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Dịch Tiên Lương đã trắng trợn vu cáo Việt Nam đâm húc tàu Trung Quốc, thả chướng ngại vật để ngăn cản tàu nước họ. Tại buổi họp báo, có một số video clip – theo phía Trung Quốc là quay từ ngày 2/5 được trình chiếu; Trong những clip đó vẫn còn hình ảnh thể hiện sự vui mừng của nhân viên trên tàu Hải cảnh khi những tàu này đã lùi và quệt vào mũi tàu của Việt Nam, mặc dù tàu của Việt Nam đã cố gắng di chuyển để tránh va quệt.
Trung Quốc ngụy tạo chứng cứ, đổ lỗi cho Việt Nam trong các vụ va chạm trên biển.
Khi phóng viên quốc tế đặt câu hỏi tại sao các vị trí tàu Trung Quốc bị đâm hỏng lại nằm ở mũi tàu, như thế chỉ có khả năng do tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam chứ không phải do tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc thì ông Dịch Tiên Lương giải thích “cùn” rằng do sóng to khi va chạm phần mũi tàu dễ bị va nhất. Khi một phóng viên khác đặt câu hỏi: Những hình ảnh này được ghi từ ngày 2/5, tại sao đến nay – đã hơn 40 ngày, Trung Quốc mới công bố thì ông Dịch đuối lý và giải thích một cách vòng vo, không thuyết phục.
“Việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) vào thời điểm này là rất quan trọng vì nó quy định cách ứng xử trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và như vậy sẽ rất hữu ích đối với an ninh khu vực”.
Video đang HOT
Tiến sĩ William Choong chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS)
Ngoài ra, ông Dịch cũng giải thích rằng một số tàu quân sự được trang bị vũ khí hiện đại “vô tình” đi ngang qua khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 chứ không phải được cử đến. Nhưng theo hãng tin Reuters, một quan chức cao cấp của Mỹ ở Washington sau đó đã phản bác và cho rằng tuyên bố này là “một mưu toan kém cỏi nhằm che đậy những gì mà Trung Quốc thật sự đang làm”. Quan chức này cho biết: “Trung Quốc đã duy trì một sự hiện diện quân sự hùng hậu và liên tục ở khu vực gần giàn khoan, từ khi giàn khoan này được hạ đặt ngày 2/5, huy động cả các trực thăng và chiến đấu cơ bay bên trên giàn khoan này. Hiện cũng có nhiều chiến hạm chung quanh giàn khoan”.
Đến cuối buổi họp báo, ông Dịch Tiên Lương còn nói đại ý rằng, Trung Quốc mong muốn Việt Nam không đưa vụ việc ra tòa án hoặc trọng tài quốc tế, mong muốn giải quyết thông qua đàm phán song phương. Nhưng Tướng Jean-Vincent Brisset – Giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) cho rằng “vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế. Việt Nam, Philippines đã sáng suốt khi đi tìm một giải pháp pháp lý khi họ có trong tay mọi cơ sở để chứng minh chủ quyền của mình”.
Trước đó, trong nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên hợp quốc mới đây, thừa nhận tranh chấp với Việt Nam phải được giải quyết theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Theo đánh giá của tạp chí Diplomat thì động thái này cho thấy “nỗi lo ngại gia tăng” của Bắc Kinh trước việc các nước láng giềng nhỏ bé Đông Nam Á đang sử dụng con đường pháp lý – hành động được cộng đồng quốc tế ủng hộ – để đối lại đe dọa dùng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Theo Báo GTVT
Ngư dân tố Trung Quốc xây công trình trái phép trên đảo Gạc Ma
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Quảng Ngãi) cho biết, liên tiếp tàu cá Lý Sơn liên lạc về tố cáo Trung Quốc xây dựng công trình quân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Theo đó, ngày sau khi cho tàu cá QNg 96079 TS cập bờ, chủ tàu Dương Minh Thạnh cho biết, từ đầu tháng 5/2014, khi cho tàu vươn khơi vùng biển Trường Sa của Việt Nam đã phát hiện rất nhiều tàu quân sự, vận tải của Trung Quốc ngang nhiên bơm cát, xây dựng công trình tại khu vực các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cách đảo Cô Lin chỉ chừng 5 hải lý về phía tây.
"Mỗi tàu hút cát đều có vòi rồng công suất lớn, họ hút cát quanh khu vực đảo Cô Lin đưa lên tàu vận tải rồi chuyển về Gạc Ma để bồi đắp. Thấy tàu cá ngư dân mình tiếp cận đảo Gạc Ma, tàu quân sự Trung quốc nổ súng uy hiếp, nhiều loạt đạn chỉ cách tàu mình vài sải tay", ông Thạnh nói.
Ngư dân Lý Sơn trình báo về việc tàu cá bị tàu quân sự Trung Quốc đe dọa khi đánh bắt cá tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo ông Thạnh, tại vùng biển quanh đảo Gạc Ma, hàng chục tàu vận tải cùng tàu hút cát trọng tải hàng chục ngàn tấn của Trung Quốc ngày đêm làm việc hết công suất. Nhiều bãi cát được hút lên đổ tràn trên đảo Gạc Ma, trên đảo nhiều phương tiện máy móc có cả cần cẩu, máy ủi đang thi công các công trình quân sự. Phía ngoài biển có 2 tàu hộ vệ tên lửa và tàu hải cảnh án ngữ không cho tàu cá ngư dân Việt Nam tiến gần sát đảo.
Còn ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96169 TS (thôn Đông xã An Hải, Lý Sơn) tố cáo: "Tôi thấy tàu quân sự và tàu hút cát của Trung Quốc liên tục di chuyển trong khu vực giữa các đảo Cô Lin, Chim Én, Gạc Ma... Tò mò muốn biết họ đang làm gì nên tôi cho tàu tiến sát thì phát hiện diện tích đảo Gạc Ma đã được mở rộng, nhiều công trình đã mọc lên trong đó có cả đường băng sân bay đang xây dựng dở trên đảo Gạc Ma.
Phía Đông Nam đảo họ đang tiến hành xây dựng một cầu cảng cập có quy mô lớn với hàng vạn khối tiêu sóng được vận chuyển và thả xuống đây.
Chủ tịch Hiệp hội nghề cá An Hải, ông Nguyễn Quốc Chinh đang tiếp nhận thông tin tố cáo của ngư dân về việc Trung Quốc xây dựng trái phép tại các đảo của Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Quảng Ngãi) cho biết, từ nhiều ngày nay, thông qua hệ thống liên lạc Icom, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa đã báo về việc Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng một số công trình quân sự trên các đảo Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven... thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Không chỉ vậy, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang khai thác hải sản cách các đảo này vài hải lý thường xuyên bị tàu Trung Quốc xua đuổi, đe dọa, thậm chí dùng súng bắn đe dọa, buộc tàu cá của ngư dân phải chuyển ngư trường.
"Điều này cho thấy Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập khu quân sự nhằm khống chế toàn bộ vùng biển Trường Sa của Việt Nam", ông Chinh nói.
Mịnh Văn
Theo_VTC
Biển Đông: Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí! Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy. 26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai...