Phóng viên Philippines nói bị tàu tên lửa Trung Quốc bám theo ở Biển Đông
Phóng viên đài ABS-CBN cho biết một tàu hải cảnh và hai tàu tên lửa Type-022 của Trung Quốc bám theo tàu của họ ở Biển Đông hôm nay.
Một nhóm nhân viên của đài ABS-CBN, gồm phóng viên Chiara Zambrano, hôm nay đi tàu ra bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để phỏng vấn ngư dân Philippines về tình hình của họ tại Biển Đông. Một tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 5101 tiếp cận và liên lạc với họ qua bộ đàm.
Tàu hải cảnh và tàu tên lửa Trung Quốc bám theo tàu của nhóm nhân viên đài ABS-CBN Philippines. Video: ABS-CBN .
Zambrano cho biết người lái tàu của họ quyết định quay trở lại đảo Palawan, nhưng tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo họ suốt một giờ.
Khi tàu hải cảnh rời đi, hai tàu tên lửa Type-022 của hải quân Trung Quốc xuất hiện và bám theo họ 30 phút, khi tàu của nhóm Zambrano cách đảo Palawan khoảng 90 hải lý.
Tàu Type-022 được trang bị bệ phóng tên lửa, có khả năng đạt tốc độ tối đa 38 hải lý/giờ (khoảng 70 km/giờ) và được coi là tàu tấn công mang tên lửa tàng hình thế hệ mới của hải quân Trung Quốc.
Bãi Cỏ Mây nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng trái phép. Brunei, Trung Quốc, đảo Đài Loan, Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ bãi này.
Thông tin tàu của nhóm phóng viên bị bám theo diễn ra khi quan hệ Philippines – Trung Quốc căng thẳng vì đội tàu hơn 200 chiếc của Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từ hôm 7/3. Giới chức Philippines cáo buộc nhóm tàu này do lực lượng dân quân biển Trung Quốc vận hành.
Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay tuyên bố “tất cả lựa chọn đều để ngỏ” để ứng phó tình hình Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh từ chối đề nghị rút tàu của phía Manila, phủ nhận có lực lượng dân quân trên tàu, cho hay các tàu trên đang trú ẩn do thời tiết xấu.
Tàu hải cảnh Trung Quốc mang vũ khí tiến đến gần tàu cá Nhật Bản
Tàu hải cảnh Trung Quốc trang bị vũ khí "trông giống như pháo" đã di chuyển vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông vào ngày 16.2, tiến đến gần tàu cá Nhật Bản.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, Senkaku/Điếu Ngư . Ảnh REUTERS
Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đã di chuyển vùng biển gần các đảo không có người ở lúc 4 giờ 15 sáng 16.2 (giờ địa phương), gia nhập vào nhóm 2 tàu khác xuất hiện ở đó từ ngày 15.2, theo tờ Japan Times.
Đáng chú ý là trong 2 tàu hải cảnh Trung Quốc mới xuất hiện ngày 16.2, có 1 chiếc được trang bị vũ khí "trông giống như pháo" đã tiến đến gần một tàu cá Nhật Bản vốn đang được các tàu tuần tra của Tuần duyên Nhật Bản bảo vệ.
Tuần duyên Nhật Bản liên tục cảnh báo, yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực và kể từ lúc 10:02 sáng, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc lần lượt rút khỏi đó, theo thông báo của chính phủ Nhật Bản.
Trong buổi báo ngày 16.2, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato lên án động thái của các tàu hải cảnh Trung Quốc là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
"Những hoạt động như thế này là vi phạm luật pháp quốc tế", ông Kato nói, đồng thời cho biết chính phủ Nhật Bản đã phản đối với phía Trung Quốc thông qua những kênh ngoại giao ở thủ đô Tokyo lẫn Bắc Kinh.
Gần đây, lực lượng tuần duyên Nhật Bản tăng cường điều động tàu tuần tra bảo vệ tàu cá ở Biển Hoa Đông. Tuần duyên Nhật Bản bị ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng vũ khí và luật pháp cấm lực lượng này tiến hành hoạt động quân sự.
Trong khi đó, luật mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1.2, cho phép hải cảnh sử dụng "tất cả biện pháp cần thiết" để chống lại tàu nước ngoài. Đáng lo ngại nhất là hải cảnh Trung Quốc được trao quyền xua đuổi tàu thuyền các nước khác, thậm chí sử dụng vũ khí nhằm vào tàu các nước khác ở khu vực mà Bắc Kinh tự ý tuyên bố chủ quyền.
Hôm 6.2, các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đã di chuyển vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp với Nhật lâu kỷ lục Hai tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông gần 58 tiếng trước khi rút đi. Hai tàu hải cảnh của Trung Quốc tiến gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư lúc 10h47 ngày 11/10 và chỉ rời đi lúc 20h19 ngày 13/10, cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) hôm 14/10...