Phóng viên ôtô đốt chiếc xe Trung Quốc “nhái” BMW X5 của mình
Ông Wolfgang Blaube, một nhà báo chuyên về ôtô tại Đức, đã thực hiện đoạn video cho thấy tình trạng của chiếc BMW X5 “nhái” sau vài năm sử dụng trước khi đốt xe.
Cách đây vài năm, giữa hãng BMW của Đức và nhãn hiệu Shuanghuan Automobile đến từTrung Quốc đã nảy sinh những vụ kiện tụng khá ầm ỹ trong làng công nghiệp ôtô thế giới. Vào thời điểm đó, hãng Shuanghuan Automobile đã sản xuất một mẫu xe mang tên CEO hay SCEO với kiểu dáng giống BMW X5 thế hệ cũ từng có mặt trên thị trường vào năm 1999 – 2005.
Hãng Shuanghuan Automobile muốn xuất khẩu CEO sang thị trường châu Âu trong khi BMW nộp đơn kiện để ngăn điều đó. Trong phiên tòa tại quê hương Đức, hãng BMW đã thắng kiện trước nhãn hiệu Shuanghuan Automobile. Tuy nhiên, vài tháng sau, một phiên tòa tại Ý lại bác bỏ đơn kiện của hãng BMW. Do đó, hãng Shuanghuan Automobile đã chuyển vài trăm chiếc CEO vào thị trường lục địa già.
Dù chưa bao giờ chiếm cảm tình của người tiêu dùng châu Âu nhưng mẫu xe CEO “nhái” BMW X5 vẫn có khách. Một trong những người đã mua CEO là nhà báo chuyên về ôtô đến từ Đức có tên Wolfgang.
Chiếc CEO “nhái” BMW X5 của ông Blaube.
Có vẻ như sau vài năm sử dụng, ông Blaube đã quá chán nản với chiếc xe “nhái” BMW X5 của mình. Cùng với tạp chí AutoBild tại Đức, ông Blaube đã thực hiện một đoạn video cho thấy tình trạng của chiếc CEO sau khi chạy gần 100.000 km. Không dừng ở đó, ông Blaube còn phóng hỏa để đốt chiếc xe BMW X5 “nhái” của mình.
Vào thời điểm năm 2008, những chiếc CEO được bán với giá khoảng 25.900 USD. Đây là giá bán thấp hơn khá nhiều so với BMW X5 chính hãng trị giá ít nhất 52.500 USD.
Video đang HOT
Tạm thời, vẫn chưa rõ ông Blaube có dụng ý gì khác khi đốt chiếc BMW X5 “nhái” của mình như phản đối nhà sản xuất hay không. Trước đây, đã từng có khách hàng tự tay đập nát chiếc M6 của mình trước cửa trung tâm triển lãm Frankfurt 2013 để phản đối hãng BMW.
Một số hình ảnh của chiếc xe Trung Quốc “nhái” BMW X5 bị đốt:
Theo Autopro
Khác biệt giữa xe máy Đài Loan và Trung Quốc
Các hãng xe Đài Loan làm việc hết mình để khẳng định thương hiệu. Trong khi rất ít hãng Trung Quốc cố gắng thiết lập một thương hiệu thật sự.
Một trong những hãng xe máy phát triển nhanh nhất là ở Đài Loan. Các công ty như Kymco, SYM, PGO và TGB đều gắng sức củng cố thương hiệu tại thị trường Bắc Mỹ. Kymco và SYM có nền tảng vững chắc khi lắp ráp xe cho các hãng Nhật, trong khi PGO từng là chi nhánh của Piaggio.
Một mẫu xe Kymco bán tại Mỹ.
Trong những năm 1990, phần lớn các thương hiệu này thoát khỏi sự liên đới với các hãng lớn và bắt đầu sản xuất xe của chính mình. Vào thời kỳ đầu, nhiều mẫu xe máy Đài Loan bắt chước những kiểu xe máy Nhật mà họ biết rõ. Sau đó các hãng Đài Loan thiết kế thân xe và bộ khung riêng nhưng vẫn tiếp tục sử dụng bản copy từ động cơ Nhật.
Hiện các hãng Đài Loan đạt tới trình độ tự thiết kế những chiếc xe hoàn thiện và khá thành công. Chất lượng xe Đài Loan cũng được nâng cấp. Tại Mỹ, xe máy hiệu PGO được công ty có tên Genuine phân phối. Genuine bán cả sản phẩm có thiết kế của xe Piaggio với tên gọi Stella và những chiếc xe hiện đại do PGO thiết kế và sản xuất. Còn tại Canada, PGO bán xe dưới chính tên gọi riêng.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, phần lớn các thương hiệu xe máy thực tế gần như không "động tay động chân" vào việc sản xuất xe. Họ có thể đặt một dòng động cơ từ một nhà máy này, bộ khung từ một nhà máy khác và trả cho nhà máy thứ 3 để lắp ráp mọi thứ và gắn logo của họ lên xe.
Việc hợp tác thương hiệu để tạo ra những mẫu xe giúp họ có khả năng lựa chọn mức độ chất lượng theo ý muốn. Nhưng khách hàng gần như không có cơ hội để biết thật sự xe nào có chất lượng cao hơn. Vì thế thường thương hiệu rẻ nhất (và chất lượng thấp nhất) bán được nhiều xe hơn cho đến khi các báo cáo chất lượng được công bố. Hãng xe sau đó thường chọn cách đặt tên mới cho những mẫu xe tiếp theo và vòng quay cứ thế tiếp diễn.
Thực tế rất ít hãng xe Trung Quốc cố gắng thiết lập một thương hiệu thật sự và chẳng mấy khi nâng cấp chất lượng sản phẩm. Với một chiếc xe máy Trung Quốc, khách hàng có thể sẽ "được" tiếp cận công nghệ cũ để tạo ra giá thành hợp lý nhất có thể. Theo trang tư vấn của Mỹ Motorscooterguide, xe 125-150 phân khối sử dụng bản nhái từ động cơ GY6 thời những năm 1980, trong khi xe 50 phân khối phần lớn dùng bản sao của động cơ Minerelli.
Những cỗ máy kiểu cũ không tạo ra hiệu suất cao hay mức tiêu hao nhiên liệu thấp, nhưng chúng vẫn đáng tin nếu được lắp ráp tốt. Điều khó khăn là làm cách nào để biết mình mua được một chiếc như thế.
Mỹ Anh
Theo VNE
BMW kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15 của X5 Nhà sản xuất xứ Bavaria chuẩn bị tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15 của X5 bằng việc nhìn lại chặng đường phát triển mẫu xe này. Được mô tả như là một "câu chuyện thành công độc đáo", X5 lần đầu ra mắt vào năm 1999 để cạnh tranh đối thủ cạnh tranh với Mercedes M-Class ra mắt hai năm...