Phóng viên Nhà Trắng đối mặt sức ép chất vấn Biden
Cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống Mỹ có thể là thử thách lớn với các phóng viên, những người muốn tỏ ra cứng rắn với Biden như với Trump.
Cuộc họp báo đầu tiên của chính quyền mới luôn là sự kiện đầy rủi ro đối với Nhà Trắng. Tân tổng thống sẽ phản ứng thế nào với những câu hỏi trực tiếp từ các phóng viên? Liệu ông có nói một câu hớ hênh nào đó? Hoặc thông tin ông đưa ra có chứa đựng giá trị tin tức thực sự hay không?
Nhưng khi Tổng thống Joe Biden bước lên bục phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng vào ngày 25/3, áp lực cũng sẽ đè nặng lên đội ngũ phóng viên, khi họ sẽ phải làm quen với một tổng thống ít phô trương và trung thực hơn sau nhiều năm biến động và đầy rẫy thông tin sai lệch dưới thời Donald Trump.
Margaret Sullivan, biên tập viên của Washington Post, cho rằng đây sẽ một thử thách lớn đối với các cơ quan báo chí đưa tin về Biden.
Joe Lockhart, thư ký báo chí thời cựu tổng thống Bill Clinton, lo sợ các phóng viên sẽ không thể cưỡng lại tâm lý “chúng tôi sẽ cho tất cả người trong thế giới MAGA thấy chúng tôi có thể cứng rắn với Biden như đã từng làm với Trump”.
Tổng thống Joe Biden trả lời phóng viên tại khuôn viên Nhà Trắng hôm 21/3. Ảnh: Washington Post.
Một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp của Nhà Trắng sẽ không bao giờ thiếu các vấn đề gây tranh cãi. Tuần này, nó gần như chắc chắn sẽ xoáy vào chủ đề nhập cư ở biên giới, nơi một cuộc khủng hoảng đang dần hình thành khi hàng nghìn trẻ em vượt biên vào Mỹ xin tị nạn.
Báo chí đang đổ dồn sự chú ý vào vấn đề này. Cuối tuần trước, ABC News đã khôi phục “Powerhouse Roundtable”, phần thảo luận trong chương trình tin tức sáng chủ nhật, để trao đổi về vấn đề biên giới. Điều này được xem như tuyên bố chủ đề nhập cư đặc biệt quan trọng, theo Sullivan.
NBC cuối tuần trước cũng dành trọn chương trình “Meet the Press” để nói về đề tài nhập cư, trong đó người dẫn chương trình Chuck Todd nói đây là “cuộc khủng hoảng chính trị không có lối thoát dễ dàng đối với tân Tổng thống”.
Vấn đề nhập cư “ nóng” tới mức Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas đã xuất hiện ở ít nhất 5 chương trình tin tức hôm chủ nhật.
Số lượng người di cư ngày càng tăng, gồm hàng nghìn trẻ em, là mối lo ngại chính đáng và có thực, theo Sullivan. Nhưng phần lớn hãng tin Mỹ dường như đang sử dụng nó để thể hiện họ sẽ chất vấn Biden quyết liệt như cách họ từng làm với Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có đáng phải nhận điều đó hay không.
Chính quyền Biden đã không hỗ trợ cho ý định này khi từ chối để giới phóng viên tiếp cận các cơ sở tạm giữ người nhập cư ở biên giới, động thái càng thôi thúc các nhà báo chất vấn Tổng thống.
Lockhart lưu ý một vấn đề từng xảy ra trong các cuộc họp báo Covid-19 của Trump có thể lặp lại ở cuộc họp báo của Biden, đó là những phóng viên am hiểu vấn đề nhất không phải là những người đặt câu hỏi.
Các phóng viên chính trị chuyên trách Nhà Trắng, dù có tài năng và hiểu biết đến đâu, cũng sẽ thiếu kiến thức chuyên môn của một phóng viên giàu kinh nghiệm về vấn đề nhập cư, người có thể biết cách phản biện tốt nhất những gì Tổng thống nói về đề tài biên giới.
Bởi vậy, trong cuộc họp báo Nhà Trắng, thay vì mổ xẻ cuộc khủng hoảng nhập cư, các phóng viên có thể sa đà vào khía cạnh chính trị, như nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quan chức được bầu và cử tri của họ, hoặc đồng minh của Trump sẽ phản ứng với câu chuyện này ra sao?
Giới phóng viên Nhà Trắng háo hức suốt nhiều tuần qua với cuộc họp báo đầu tiên của Biden, khi ông khiến họ phải chờ đợi lâu hơn bất kỳ tân tổng thống nào của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Trump và Barack Obama đều tổ chức họp báo ngay trong tháng đầu tại nhiệm.
Sullivan cho rằng điều quan trọng đối với Tổng thống Biden là trả lời trực tiếp các câu hỏi từ truyền thông, ngay cả khi Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thường xuyên thay mặt ông trong các cuộc họp báo.
“Điều quan trọng là cho công chúng thấy hình thức giải trình quan trọng này”, bà nói về nhiệm vụ của đội ngũ báo chí Nhà Trắng. “Nhưng không nên biến nó thành màn so sánh năng lực giữa hai chính quyền, để cho thấy mức độ cứng rắn của báo chí với chính quyền mới”.
Nhà Trắng cắt sóng khi Biden muốn trả lời câu hỏi
Nhà Trắng gây khó hiểu khi đột nhiên cắt sóng sự kiện trực tuyến sau khi Biden nói "sẵn lòng trả lời câu hỏi" từ các nghị sĩ Dân chủ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 3/3 cùng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tham gia cuộc họp trực tuyến của đảng Dân chủ tại Hạ viện. Biden đề cập các chủ đề như gói cứu trợ Covid-19 và việc triển khai vaccine đang diễn ra.
Chương trình bị cắt sóng đột ngột khi Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn trả lời câu hỏi hôm 3/3. Video: White House .
Tổng thống Mỹ khép lại bài phát biểu bằng cách kêu gọi các nghị sĩ Dân chủ giúp "khôi phục niềm tin" vào chính phủ và tỏ ý sẵn sàng trả lời các câu hỏi.
"Tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi nếu đó là điều tôi phải làm, Nance", Biden nói với Chủ tịch Hạ viện. "Bất cứ điều gì mọi người muốn tôi trả lời".
Nguồn cấp dữ liệu bị kết thúc đột ngột sau khi Biden dừng lại vài giây, chỉ còn màn hình màu xanh cùng biểu tượng Nhà Trắng. Nhà Trắng hiện chưa bình luận về động thái này.
Tổng thống thứ 46 của Mỹ đối mặt chỉ trích ngày càng tăng vì ông chưa tổ chức cuộc họp báo chính thức nào sau 6 tuần nhậm chức. Biden hiếm khi trả lời phóng viên, và thường chỉ giới hạn trong các câu hỏi từ những phóng viên đã được chọn trước.
Chó cưng của Biden nô đùa tại Nhà Trắng 'Đệ nhất khuyển' Champ và Major của tân Tổng thống Biden đã được vào Nhà Trắng, đánh dấu lần đầu tiên thú cưng tái xuất tại đây sau 4 năm. Hai chú chó căn cừu Đức được nhìn thấy nô đùa trên bãi cỏ Nhà Trắng hôm 25/1 và các phóng viên có thể nghe thấy tiếng sủa của chúng khi dự sự...