Phóng viên người Mỹ nhiễm virus Ebola
Một phóng viên quay phim tự do làm việc cho hãng tin NBC đã trở thành người Mỹ thứ 5 nhiễm Ebola khi đang tác nghiệp tại Liberia.
Ashoka Mukpo, 33 tuổi, quay phim tự do tới từ Providence, Rhode Island, Mỹ đã có triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, sốt nhẹ từ hôm 1/10 vừa qua, một ngày sau khi anh cùng Tiến sĩ Nancy Snyderman, phóng viên và Tổng biên tập mục tin y tế của hãng tin NBC quay phim về tình hình đại dịch Ebola tại Liberia.
Ashoka Mukpo, 33 tuổi, quay phim tự do, đã trở thành người Mỹ thứ 5 nhiễm virus Ebola
Ashoka Mukpo đã làm việc tại Liberia được 3 năm trước khi bị nhiễm virus Ebola. Ngay sau khi có những biểu hiện trên, Ashoka đã tự cách ly mình với những người xung quanh và tới trung tâm chữa trị Ebola của Tổ chức Các bác sĩ không biên giới.
Trong ngày 3/10, Ashoka cũng đã được đưa về Mỹ để điều trị trên một chiếc máy bay tư nhân, bên cạnh đó toàn bộ phi hành đoàn và những phóng viên của NBC đã làm việc cùng Ashoka Mukpo sẽ được cách ly 21 ngày (thời gian ủ bệnh tối đa của Ebola) để theo dõi.
Tiến sĩ Nancy Snyderman của hãng tin NBC, người đã làm việc cùng Ashoka Mukpo đã được đưa về Mỹ và cách ly trong vòng 21 ngày
Video đang HOT
Tính tới thời điểm này, Ashoka Mukpo là công dân Mỹ thứ 5 nhiễm virus Ebola, loại virus đã khiến ít nhất 3.300 người ở Tây Phi thiệt mạng kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
3 công dân Mỹ từng nhiễm Ebola tại Tây Phi trước đó đã được đưa về Mỹ điều trị và đã khỏi bệnh gồm: Tiến sĩ Kent Brantly, Nancy Writebol và Tiến sĩ Richk Sacra. Người Mỹ thứ 4 nhiễm virus Ebola hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.
Nhân viên đang quét dọn trước cửa ngôi nhà mà bệnh nhân nhiễm virus Ebola đã ở tại bang Texas. Trong khi đó 4 người trong ngôi nhà này cũng đã được cách ly.
Trước đó, các quan chức Mỹ khẳng định họ sẽ ngăn chặn sự lây lan của Ebola tại quốc gia này sau khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Mỹ là Thomas Eric Duncan, một công dân người Liberia.
Hiện 4 người đã tiếp xúc Duncan tại Mỹ đã được cách ly trong một căn hộ tại Dallas, trong khi đó những đồ dùng đã được người đàn ông này sử dụng đã được niêm phong trong túi nilon. Nhân viên y tế vẫn đang tiếp tục chiến dịch tìm kiếm những người đã tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người đàn ông này. Ước tính đã có 100 người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với Eric Duncan.
Phát biểu trong một cuộc họp báo mới đây, các quan chức tại Dallas cho biết, trong số những người tiếp xúc với Ducan đang được theo dõi, chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nhiễm Ebola.
Theo Khampha
Đại dịch Ebola đang đe dọa sự tồn vong của Liberia
Hôm qua (9/9), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liberia đã lên tiếng cảnh báo virus Ebola lây lan như "cháy rừng" đang đe dọa tới sự tồn vong của quốc gia này.
Sau khi đưa ra dự đoán đại dịch Ebola sẽ còn "gia tăng theo cấp số nhân" ở Tây Phi, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho hay riêng Liberia đã chiếm một nửa trong tổng số các ca tử vong do virus chết người này.
Trước thông tin trên, phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 9/9, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liberia Brownie Samukai nhận định: "Liberia đang đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn vong của quốc gia... Căn bệnh đang lây lan như cháy rừng, thiêu rụi mọi thứ trên đường đi của nó".
Virus Ebola đang lây lan chóng mặt ở Liberia
Ông Samukai cho biết thêm, cơ sở hạ tầng, chuyên môn nghiệp vụ, hậu cần và tài chính của Liberia đã sắp cạn kiệt, không còn đủ để đối phó với đại dịch Ebola. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những giải pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn virus chết người lây lan.
Cũng trong hôm qua, WHO cho hay, số người chết do virus Ebola đã lên tới 2296 người, trong tổng số 4293 người mắc bệnh ở các quốc gia Liberia, Sierra Leone, Guinea và Nigeria. Gần một nửa số bệnh nhân kể trên mới bị lây nhiễm trong vòng 21 ngày qua.
Liberia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Ebola. WHO cho biết, đã có hơn 1000 người Liberia chết do nhiễm virus Ebola và số ca nhiễm bệnh ở quốc gia này có thể tăng lên hàng ngàn lượt mới trong vài tuần tới đây.
Cơ sở vật chất và nhân viên y tế thiếu thốn cũng là một trong những nguyên nhân Liberia không thể ngăn chặn đại dịch Ebola
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Liberia Karin Landgren cho hay, chỉ tính riêng ngày 9/9, ít nhất 160 nhân viên y tế Liberia đã bị nhiễm bệnh và một nửa trong số họ đã tử vong.
Cô Landgren cho biết thêm: "Liberia đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nhất kể từ sau khi kết thúc chiến tranh".
Trước đó, WHO đã kêu gọi các tổ chức cứu trợ cố gắng mở rộng quy mô hỗ trợ Liberia nhiều gấp 3, 4 lần hiện tại để có thể ngăn chặn bệnh dịch lây lan quá nhanh ở quốc gia này.
Sự thiếu hụt nghiêm trọng các nhân viên y tế và cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus Ebola hoành hành tại Liberia. Ước tính, ở Liberia, cứ 100.000 bệnh nhân mới có 1 bác sĩ và nhiều nơi không có bệnh viện cũng như phòng cách ly an toàn.
Theo Khampha
Italy công bố một ca nghi nhiễm virus Ebola đầu tiên Phóng viên tại Italy dẫn nguồn tin ANSA cho biết, ngày 9/9, quan chức phụ trách các vấn đề Y tế vùng Marche, ông Almerino Mezzolani đã thông báo về một ca nghi nhiễm sốt Ebola tại khu vực miền Trung Italy. Nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân nhiễm Ebola tại bệnh viện ở Biankouma, Côte d'Ivoire ngày 14/8. (Nguồn:...