Phóng viên kể chuyện trên máy bay chiến đấu của Mỹ áp sát Triều Tiên
Không quân Mỹ mới đây đã cho phép phóng viên lên một máy bay chiến đấu và thực hiện một chuyến bay áp sát Triều Tiên ở cự ly gần nhất có thể trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên leo thang căng thẳng.
Phóng viên Martha Raddatz (Ảnh: ABC News)
Phóng viên Martha Raddatz của đài ABC News tuần trước đã có dịp được lên một máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ và chứng kiến từ đầu đến cuối hành trình áp sát Triều Tiên.
Theo báo Express của Anh, máy bay F-16 thuộc Phi đội máy bay chiến đấu số 36 này của Hải quân Mỹ tuần trước đã cất cánh từ căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc.
Nữ phóng viên Raddatz đã lên máy bay chiến đấu F-16 cùng với phi công Mỹ có biệt danh “True” Daniels, tham gia vào một cuộc diễn tập. Trải nghiệm này đã giúp Raddatz hiểu hơn về khẩu hiệu của quân đội Mỹ khi nói rằng, hơn 2.800 binh sĩ Mỹ đóng tại Hàn Quốc “sẵn sàng chiến đấu tối nay” nếu Triều Tiên có bất cứ động thái “khiêu khích” nào.
Video đang HOT
Trong bài diễn tập này, máy bay F-16 có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng trên bộ khi cần thiết để tiến hành các cuộc không kích giả định vào hệ thống phòng không, xe tăng chiến đấu của Triều Tiên, từ không phận hạn chế được gọi là P-518, cách biên giới Triều Tiên chỉ khoảng 16km.
Từ trên máy bay, Raddatz nói với viên phi công rằng: “Thật kỳ lạ khi mà chúng ta không nằm trong vùng chiến sự, nhưng xung đột vẫn có thể xảy ra bất cứ khi nào”.
Viên phi công đáp: “Tôi muốn nói với cô rằng, chuyến bay này cho cô động lực thực sự để thức dậy vào buổi sáng. Sứ mệnh của chúng tôi ở đây là sẵn sàng chiến đấu mọi lúc… Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu ngay tối nay”.
Khi ở vị trí cách biên giới Triều Tiên khoảng 16km, viên phi công đã nói với phóng viên Raddatz rằng đây là “khoảng cách gần nhất có thể” mà máy bay chiến đấu của Mỹ tiếp cận Triều Tiên.
Được biết, Phi đội máy bay chiến đấu số 36 thực hiện khoảng 170 đợt xuất kích máy bay từ căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc mỗi tuần.
Chuyến bay trên của nữ phóng viên Raddatz cùng với phi công Mỹ diễn ra trong bối cảnh cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên chưa có dấu hiệu lắng xuống. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Bình Nhưỡng đối mặt với “lửa thịnh nộ”, Triều Tiên tuyên bố cân nhắc bắn tên lửa vào gần đảo Guam của Mỹ. Triều Tiên tuy đã hoãn kế hoạch bắn tên lửa tới Guam, song bán đảo Triều Tiên chưa “hạ nhiệt” khi Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiến hành tập trận chung, bất chấp cảnh báo của Bình Nhưỡng.
Đảo Guam nằm cách Triều Tiên khoảng 3.600km. Đây là nơi đồn trú của các căn cứ quân sự lớn của Mỹ, trong đó có căn cứ không quân Anderson, và các quân cảng cho phép đồn trú các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Hiện tại Mỹ duy trì khoảng 6.000 -7.000 binh sĩ ở các căn cứ trên đảo Guam.
Minh Phương
Theo ABC News
Bị Triều Tiên doạ, Mỹ đổ tiền xây thêm căn cứ ở Guam
Hải quân Mỹ đã thông báo kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại và xây dựng thêm căn cứ mới trên đảo Guam.
Căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Guam.
Sau khi Triều Tiên đe dọa phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào đảo Guam của Mỹ, Lầu Năm Góc đã quyết định sẽ nâng cấp các căn cứ quân sự hiện đại trên đảo này, đồng thời xây dựng thêm căn cứ mới.
"Nỗ lực này là một bước tiến lớn nhằm xây dựng Guam thành một căn cứ chiến lược ở vùng quần đảo Mariana", Trung tướng David Berger, Tư lệnh Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, nói về kế hoạch sáp nhập căn cứ hải quân và không quân trên hòn đảo này.
Ngoài ra, ông Berger cũng tiết lộ quân đội Mỹ sẽ chi 164,9 triệu USD để xây dựng thêm căn cứ mới nhằm "đảm bảo khả năng hiện diện lâu dài của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Theo trang tin Military.com, Nhật Bản sẽ đóng góp kinh phí cho dự án xây dựng mới như một phần trong thỏa thuận trước đó với phía Mỹ.
"Guam luôn là trung tâm trong kế hoạch của chúng tôi. Hòn đảo chắc chắn đóng vai trò trung tâm trong kế hoạch của Hải quân Mỹ và nó cũng có vai trò quan trọng trong chiến lược tổng thể của Lầu Năm Góc", cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work cho biết vào năm 2014.
Hãng thông tấn KCNA ngày 14.8 đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang cân nhắc phóng tên lửa đạn đạo về phía Guam. Nhưng Bình Nhưỡng sau đó nói chưa thực hiện kế hoạch này để theo dõi thêm động thái của Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ xây căn cứ thủy quân lục chiến tại Guam Nhật giúp hải quân Mỹ xây dựng một căn cứ thủy quân lục chiến tại Guam nhằm tăng cường năng lực phòng thủ ở châu Á - Thái Bình Dương. Căn cứ hải quân của Mỹ ở đảo Guam. Ảnh: US Army. Hải quân Mỹ ngày 17/8 trao cho nhà thầu Granite-Obayashi hợp đồng xây dựng một căn cứ của thủy quân lục...