Phóng viên bị CA đồn Mỹ Đình “giữ lỏng” 5 tiếng, cản trở tác nghiệp
Nói là “mời” cho nhã nhặn thôi chứ thực tế miệng các anh công an “mời’ nhưng tay giằng máy ảnh của phóng viên và túm tay đẩy phóng viên vào nơi “làm việc” trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
Một việc xảy ra hết sức bình thường trong công việc nếu như CA huyện Từ Liêm, Hà Nội không “lạm dụng” quyền hạn của mình để “hành xử” khi “mời” phóng viên PL&XH về trụ sở đồn CA Mỹ Đình- Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội để “làm việc”, dù phóng viên PL&XH có đầy đủ giấy tờ và đang hoạt động đúng qui định
Nói là “mời” cho nhã nhặn thôi chứ thực tế miệng các anh công an “mời’ nhưng tay giằng máy ảnh của phóng viên và túm tay đẩy phóng viên vào nơi “làm việc” trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
Sự việc xảy ra vào hồi 8g ngày 4-10-2011 khi phóng viên của báo PL&XH được phân công theo dõi, ghi nhận thông tin khách quan về việc phá dỡ quán bia xây dựng trên đất của Cty TNHH Nhà nước Một thành viên Khảo sát và Đo đạc Hà Nội (Cty Khảo sát và Đo đạc) tại địa chỉ số 1, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
Trước đó, phóng viên đã gọi điện cho ông Lý Minh Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm TGĐ Cty Khảo sát và Đo đạc thông báo đang theo dõi sự việc phá dỡ quán bia để phản ánh, đồng thời mong muốn có cuộc làm việc với ông Hải để có thông tin nhiều chiều, ông Hải vui vẻ hẹn phóng viên đến làm việc.
Video đang HOT
Khi phóng viên có mặt tại số 1,phố Tôn Thất Thuyết đã thấy rất nhiều CA huyện Từ Liêm xuất hiện. Nghĩ đây là vụ viêc đươc quan tâm, nên PV chuẩn bị tác nghiệp theo qui định.Trước cửa quán bia có tấm biển to đùng ghi “không phận sự miễn vào”, phóng viên đứng ngoài đường giơ máy chụp thì bị một anh công an lao đến giằng máy ảnh.
Không chấp nhận thái độ hành xử như vậy, phóng viên kiên quyết giữ máy ảnh và nói : Tôi là nhà báo đang tác nghiệp, không có vi phạm gì. nhưng PV vẫn bị các anh công an “mời” từ ngoài đường vào phía trong bằng “hình thức” túm tay đẩy vào.
Có rất nhiều CA trươc cửa quán bia.
Phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan nhưng các anh CA vẫn “đòi” phải có thẻ nhà báo. Mặc dù PV đã giải thích “theo qui định phóng viên chỉ đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo khi công tác liên tục tại cơ quan 3 năm trở nên, trong khi tôi mới làm việc tại cơ quan hơn một năm nên chưa có thẻ” cũng vô ích. Vậy là, thay vì tiếp tục theo dõi việc phá dỡ quán bia để đưa tin về lực lượng CA đang làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, thì phóng viên “bị” CA “mời” về đồn CA Mỹ Đình- Mễ Trì “làm việc”.
5 giờ bị “ giữ lỏng” tại đồn, cũng là lúc mọi việc đã xong, PV không hoàn thành nhiêm vụ.
CA đồn Mỹ Đình đã “hành xử” như thế nào với PV? Vì sao CA đồn Mỹ Đình quá quan tâm đên vụ việc trên? Cuộc “đối thoại” vô cùng “thực tế” được bóc từ băng ghi âm sẽ cho độc giả thấy một phần sự thật. Chưa hết, trong những giờ “ở đồn” phóng viên tình cờ phát hiện một sự việc và nếu đó 100% sự thật thì quả là “khủng khiếp”. Những thông tin trên sẽ được đăng trên báo PL&XH (báo giấy) phát hành ngày 6-10.
Theo PLXH
Vụ đình công tại Cty TNHH giầy Adora Việt Nam: Phóng viên bị cản trở tác nghiệp
Trong 2 ngày 16 và 17-8-2011, 5.600 công nhân Cty TNHH giầy Adora Việt Nam đã tổ chức đình công trước văn phòng Cty tại thôn Tân Hạ, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Vì sao lại đình công?
Một công nhân phân xưởng sản xuất đế giầy bức xúc: "Chúng tôi làm việc trong một môi trường độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy mà mỗi tháng chúng tôi chỉ được trả 40.000 đồng phụ cấp độc hại". Một công nhân khác nói: "Chúng tôi biết luật quy định là lương tăng ca, làm thêm ngày lễ và chủ nhật thì được hưởng 150-300% ngày lương cơ bản. Vậy mà, chúng tôi làm thêm cả ngày lễ, chủ nhật... ở đây chỉ được hưởng 100% ngày lương cơ bản. Hiện lương cơ bản Cty trả chúng tôi là 46.000 đồng/ngày".
Tại các phân xưởng của Cty đều đang trong tình trạng thiếu quạt, thiếu thiết bị xử lý bụi... làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động, Cty lại có những nội quy hà khắc, đã khiến người lao động tổ chức đình công.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 17-8-2011 đại diện tập đoàn Hồng Phúc, Phó Tổng Giám đốc, ông Zhang Jing LI đã hứa trước 5.600 công nhân sẽ thực hiện chế độ lương tăng ca theo đúng pháp luật Việt Nam từ ngày 18-8-2011. Đồng nghĩa với việc ông này đã thừa nhận hành vi vi phạm của Cty Adora?
Hoạt động từ cuối năm 2009 đến nay, Cty TNHH giày Adora Việt Nam thuộc Tập đoàn Hồng Phúc đã có hơn 5.600 công nhân, nhưng hầu hết người lao động Cty chưa được nhận sổ BHXH. Bà Đinh Thu Hương, Ủy viên thường vụ LĐLĐ thị xã Tam Điệp cho biết: "Hầu hết người lao động ở đây chưa được nhận sổ BHXH, người lao động tổ chức đình công là do Cty chưa đảm bảo một số quyền lợi cần thiết cho họ". Ông Lê Tuấn Anh, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình cũng thừa nhận: "Thời gian qua đã xảy ra hoạt động đình công ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, hoạt động đình công đòi quyền lợi của người lao động là có cơ sở, các doanh nghiệp cần phải xem xét lại các chế độ của người lao động".
Sáng 18-8 vẫn còn một số công nhân đứng trước cổng Cty để đình công
Lực lượng chức năng cản trở PV tác nghiệp
Khoảng 7g30 ngày 18-8-2011 PV báo PL&XH có mặt tại thôn Tân Hạ, (bên ngoài trụ sở Cty Adora), khi đang tác nghiệp thì có 2 người tự xưng là lãnh đạo xã Quang Sơn đến giật máy ảnh và kéo xe của PV vào lán xe Cty. Cùng lúc đó, trung tá cảnh sát Vũ Đức Thế yêu cầu PV báo PL&XH "nộp máy ảnh" vì tác nghiệp sai quy định là chưa "xin phép" chính quyền địa phương?! Còn PV báo Người Hà Nội chưa có hoạt động tác nghiệp gì đã bị lực lượng này đuổi ra khỏi hiện trường.
Tại điểm đ, Điều 15 Luật Báo chí sửa đổi quy định: "Nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật".
Khi PV báo PL&XH xuất trình các giấy tờ cần thiết, đồng thời khẳng định việc tác nghiệp của các PV tại thời điểm trên là không vi phạm pháp luật thì bị các lực lượng gồm CA, bảo vệ của Cty... đe doạ cản trở PV tác nghiệp. Sau đó, trung tá CA Phạm Tường Lâm yêu cầu PV phải "giao nộp máy ảnh"? Khi không được PV chấp thuận, ông Lâm đã ép buộc PV mở máy ảnh để xoá tất cả dữ liệu mà PV đã tác nghiệp tại đây.
Mặc dù trước 3 ống kính camera quan sát của Cty nhưng PV đã "bí mật" đổi được chiếc thẻ nhớ không có dữ liệu vào máy ảnh, rồi đồng ý cho ông Lâm và một nhân viên bảo vệ của Cty tên Kiên xem. Ngay sau đó, tất cả những người gây cản trở PV tác nghiệp đều "mất hút", chỉ còn lại mấy nhân viên bảo vệ và một số công nhân không vào xưởng. Khi PV yêu cầu tiếp tục tác nghiệp và được làm việc với lãnh đạo, tổ chức Công đoàn của Cty Adora thì bị từ chối vì lý do "không có gì mà phải làm việc cả". Được biết, ngày 17-8-2011 một số PV của các cơ quan báo chí và Đài truyền hình tỉnh Ninh Bình cũng bị lực lượng CA và bảo vệ ở đây cản trở tác nghiệp.
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình cùng UBND thị xã Tam Điệp sớm làm rõ những hành vi vi phạm của Cty Adora và những người có liên quan đã cản trở các PV tác nghiệp.
Theo PLXH