Phóng viên báo Mỹ Wall Street Journal bị bắt tại Nga
Một phóng viên làm việc cho tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) ở Nga đã bị bắt giữ tại thành phố Ekaterinburg.
Phóng viên Gershkovich. Ảnh: Facebook
Theo đài RT, Cơ quan an ninh Nga FSB thông báo thông tin trên ngày 30/3.
Phóng viên này tên là Evan Gershkovich, chuyên đưa tin tức từ Nga, Ukraine và các khu vực khác của Liên Xô cũ cho tờ báo WSJ. Gershkovich là một công dân Mỹ đã được Bộ Ngoại giao Nga cấp giấy tờ hoạt động trong lĩnh vực báo chí để làm việc tại Nga.
Video đang HOT
Tuyên bố của FSB cho biết người này bị buộc tội tìm cách thu thập thông tin tình báo tại một nhà máy quốc phòng, do đó vi phạm luật của Nga về bí mật nhà nước. Phóng viên Gershkovich hiện phải đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm về tội gián điệp.
Theo cáo buộc của FSB, Gershkovich đã hành động vì lợi ích của chính phủ Mỹ khi tìm cách lấy thông tin mật. Gershkovich bị bắt trong khi tìm cách nhận thông tin tình báo.
Trước khi làm việc cho WSJ, Gershkovich là phóng viên của hãng tin Agence France-Presse (AFP) và tờ Moscow Times, đồng thời là trợ lý tin tức của tờ New York Times.
Phía Mỹ chưa phản hồi gì về thông tin của FSB.
Nga nêu tên 4 nước không được hoan nghênh làm trung gian hòa giải về Ukraine
Nga tuyên bố rằng Mỹ, Anh, Pháp, Đức không thể làm trung gian hòa giải về xung đột ở Ukraine.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/3 cho biết, Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể có vai trò trung gian hòa giải trung lập trong tiến trình hòa bình ở Ukraine, vì họ có liên quan đến cuộc xung đột với Nga.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra nhằm phản ứng về đề xuất của cựu Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich, Wolfgang Ischinger, về việc thành lập một nhóm liên lạc về Ukraine để khởi động tiến trình hòa bình. Theo ý kiến của ông Ischinger, bốn nước trên nên tham gia vào nhóm liên lạc này.
"Chính thức, chúng tôi không biết gì về sáng kiến này. Tuy nhiên, ý tưởng của ông Ischinger đặt ra những nghi ngờ chính đáng. Trước hết, cả bốn quốc gia được đề cập đều là những bên tham gia vào cuộc xung đột với Nga, vốn đang diễn ra trên lãnh thổ của Ukraine", Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Bộ trên lưu ý rằng các quốc gia này cung cấp vũ khí cho Ukraine và gửi lính đánh thuê đến đó, cung cấp thông tin tình báo và huấn luyện binh sĩ Ukraine. Ngoài ra, họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt, phong tỏa tài sản Nga ở nước ngoài và gây áp lực với các nước bạn bè của Nga để cấm họ hợp tác với Moskva.
"Với cách tiếp cận như vậy, Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể khẳng định vai trò trung gian trung lập khởi động tiến trình hòa bình. Họ không quan tâm đến việc giải quyết khủng hoảng và đang làm mọi cách để kéo dài cuộc đối đầu càng nhiều càng tốt", thông báo từ cơ quan ngoại giao trên của Nga cho biết thêm.
Nga cho biết họ đã nhiều lần tuyên bố rằng sẵn sàng đàm phán với Kiev nhưng các nước phương Tây liên tục nói về sự cần thiết phải tiếp tục chiến sự và tăng nguồn cung vũ khí. Điện Kremlin lưu ý hỗ trợ quân sự sẽ chỉ kéo dài sự đau khổ của người dân Ukraine.
Trong khi đó, các quốc gia này liên tục bác bỏ có liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Tiếp theo Mỹ và Anh, Australia sẽ kiểm tra camera Trung Quốc lắp đặt trong Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng Australia sẽ đánh giá lại camera giám sát do công ty Trung Quốc sản xuất trong các tòa nhà của cơ quan này. Camera an ninh thương hiệu Dahua của Trung Quốc tại Sydney, Australia. Ảnh: AP Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn thông báo của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Australia cho biết thông tin trên ngày 9/2,...