Phóng viên ảnh Reuters bị Taliban đánh úp giết hại, phân xác dã man
Danish Siddiqui, phóng viên ảnh người Ấn Độ làm việc cho hãng tin Reuters của Anh đã bị lực lượng Taliban giết hại trong một vụ đánh úp ở huyện Spin Boldak tuần trước.
Khu vực tưởng niệm nhà báo Siddiqui. Ảnh: Reuters
Ahmad Lodin, một nhà báo Afghanistan và là tổng biên tập tờ Orband Weekly, cho biết thi thể của Siddiqui đã không được tôn trọng, bị phân thành nhiều m ảnh rồi mới được Taliban chuyển tới bệnh viện Mirwais ở Kandahar lúc 20 giờ 15 phút tối 16/7.
Nguồn tin chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng Taliban đã bàn giao xác Siddiqui cho Uỷ ban Hội chữ thập đỏ quốc tế.
Siddiqui đã ở Afghanistan gần một tháng qua và tới Kandahar một tuần rồi thiệt mạng.
Vào ngày 16/7, Siddiqui đi cùng đoàn xe với Sediq Karzai, một thành viên Lực lượng Đặc biệt Afghanistan. Lực lượng An ninh Đặc biệt Quốc gia (ANSF) tham gia nỗ lực giành lại huyện Boldak từ tay Taliban.
Video đang HOT
Theo ông Lodin, cả Siddiqui và ông Karzai đều ở trong xe khi họ dừng gần khu vực đồi núi. Lúc đó, họ bị Taliban đánh úp và thiệt mạng.
Trước đó, Siddiqui đã thông báo với Reuters rằng mình bị thương ở cánh tay do trúng mảnh đạn lúc đang đưa tin về chiến sự giữa Taliban và lực lượng Afghanistan.
Phía Taliban lại cho rằng mình không phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhà báo Reuters, nói rằng họ không phân xác ai vì trái đạo Hồi và cho biết nhà báo trên không thông báo với họ khi đến vùng chiến sự.
Thi thể nhà báo từng giành giải Pulitzer này được đưa về Ấn Độ ngày 18/7 và chôn cất cùng ngày.
Taliban kêu gọi Tổng thống Mỹ đắc cử Biden ca ngợi thỏa thuận rút quân của ông Trump
Nhóm phiến quân Taliban đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Joe Biden ca ngợi thỏa thuận do ông Donald Trump thúc đẩy về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 5 tới.
Các binh sĩ Mỹ nhận balo cá nhân sau khi trở về từ Afghanistan hôm 10/12/2020. Ảnh: AFP
Tờ Bloomberg dẫn tuyên bố của người phát ngôn Taliban Mohammad Naeem ngày 18/1 cho biết nhóm phiến quân này muốn ông Joe Biden có bài phát biểu ca ngợi quyết định trên để nhằm bảo đảm tiến trình đàm phán hòa bình tại Afghanistan cũng như chấm dứt cuộc chiến tranh dài hai thập kỷ này.
Nhân vật cấp cao này tuyên bố: "Cần phải đưa ra các hành động ngay bây giờ để chấm dứt chiến tranh, chứ không phải kéo dài nó. Thỏa thuận trên được ban hành nhằm mục đích này". Ông Naeem đã ám chỉ thỏa thuận giữa Taliban và Mỹ được ký kết hồi tháng 2/2020 để dọn đường cho việc toàn bộ binh sĩ Mỹ vào tháng 5 để đảm bảo an toàn cho lực lượng Taliban. Theo ông, việc thiếu triển khai toàn diện thỏa thuận có thể tác động đến tiến trình đàm phán đang diễn ra.
Lời kêu gọi của nhóm Taliban được đưa ra ít ngày sau khi Mỹ quyết định giảm sự hiện diện của binh sĩ tại Afghanistan từ 4.500 người xuống còn 2.500 người theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump, bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Giới lập pháp cho rằng động thái trên có thể gây tác động tiềm tàng đến những chiến dịch chống khủng bố tại khu vực.
Trong khi chưa rõ liệu ông Joe Biden có rút toàn bộ binh sĩ Mỹ vào thời hạn tháng 5 hay không, người được ông bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan từng phát biểu với CNN hồi đầu tháng rằng chính quyền mới sẽ ủng hộ biện pháp "ngoại giao" với Taliban. Cố vấn Sullivan kêu gọi nhóm phiến quân Taliban cắt đứt quan hệ với mạng lưới Al-Qaeda cùng các nhóm khủng bố khác cũng như giảm bạo lực và tham gia đàm phán thiện chí với Chính phủ Afghanistan.
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Biden hiện từ chối xem xét đề nghị trên.
Ông Andrew Watkins, nhà phân tích cao cấp tại nhóm International Crisis Group, đánh giá thời hạn rút quân vào ngày 1/5 là một trong những thử thách lớn nhất cho tiến trình hòa bình và là quyết định khẩn cấp nhất đối với chính quyền của ông Biden sắp tới.
Theo phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Afghanistan Rahmatullah Andar, việc cắt giảm quân đội Mỹ - lực lượng hỗ trợ trên không cho các lực lượng Afghanistan - sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của các lực lượng Afghanistan trong việc chống lại Taliban.
Chính phủ Afghanistan và Taliban đã nối lại đàm phán vào đầu tháng 1 trong bối cảnh vừa xảy ra loạt vụ sát hại các nhà báo, nhân viên chính phủ và nhà hoạt động nhân quyền độc lập.
Trong vụ tấn công bằng súng chưa được thừa nhận mới nhất tại Kabul, hai nữ thẩm phán Tòa án Tối cao đã bị giết hại khi đang trên đường đi làm hôm 17/1. Làn sóng bạo lực mới đã gây ra nỗi sợ hãi chưa từng có đối với người dân Afghanistan, đồng thời buộc một số nhà báo nổi tiếng phải chạy khỏi đất nước này.
Kể từ tháng 11/2020, 5 nhà báo đã thiệt mạng trong các vụ tấn công có chủ đích và 2 người khác chết ở Kabul chưa rõ nguyên nhân. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và Chính phủ Mỹ cáo buộc Taliban tiến hành các vụ giết người song nhóm này phủ nhận.
Nhằm nỗ lực chấm dứt tình tạng đổ máu, đội đàm phán của ông Ghani đang thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn trước khi đàm phán các mục chính khác trong chương trình nghị sự - bao gồm cả thỏa thuận chia sẻ quyền lực - với Taliban. Tuy nhiên, nhóm này muốn tuyên bố ngừng bắn trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán.
Afghanistan áp đặt lệnh giới nghiêm tại địa phương có đụng độ vũ trang Ngày 17/7, tờ Times of India cho biết lệnh giới nghiêm đã được thực thi tại thành phố Kandahar của Afghanistan để kiềm chế bạo lực leo thang do các cuộc đụng độ giữa lực lượng Afghanistan và các tay súng Taliban. Các hạn chế về di chuyển sẽ được áp dụng từ 21h đến 5h sáng hôm sau. Lực lượng an ninh...