Phóng viên AFP bị bắt ở Sudan đã được trả tự do
Phóng viên thường trú của AFP Simon Martelli, quốc tịch Anh, đã được thả ra vào sáng 20/6 sau khi bị lực lượng an ninh Sudan bắt giữ khoảng 12 tiếng đồng hồ ở Đại học Khartoum.
(Nguồn: Internet)
Martelli bị bắt vào giữa ngày thứ Ba khi đang nói chuyện với các sinh viên và chụp ảnh ở trường đại học tại trung tâm thành phố, nơi cảnh sát chống bạo động được triển khai để đối phó với các cuộc biểu tình kéo dài mấy ngày qua.
Phóng viên này được giải tới một văn phòng của Lực lượng an ninh và tình báo quốc gia Sudan (NISS), nơi anh bị thẩm vấn và không được phép liên lạc với thế giới bên ngoài.
Cảnh sát chống bạo động đã xịt hơi cay để giải tán một cuộc biểu tình bên ngoài trường đại học lâu đời nhất Sudan vào ngày thứ Hai, nơi các sinh viên hô vang khẩu hiệu chống chế độ và phản đối việc giá lương thực tăng cao, theo lời các nhân chứng./.
Theo TTXVN
800.000 người rời bỏ nhà cửa trong năm 2011
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết các cuộc khủng hoảng ở Libya, Sudan, Somalia và nhiều nước khác đã buộc 800.000 người rời bỏ đất nước trong năm 2011. Đây cũng là con số cao nhất trong 11 năm qua, theo hãng tin AP.
Một trại tị nạn cho người Libya tại Tunisia hồi năm ngoái - Ảnh: AFP
Một báo cáo của UNHCR được công bố ngày 18.6 cho thấy, tính luôn những người rời bỏ nhà cửa nhưng vẫn ở trong nước, tổng số người phải sống lưu lạc trên khắp thế giới trong năm 2011 lên đến 4,3 triệu người. Số người tị nạn xuyên biên giới trong năm qua cũng là con số cao nhất kể từ khi nó đạt đến 822.000 người hồi năm 2000.
Nhưng cơ quan trên cho biết những con số mới nhất chỉ ra những xu hướng đáng lo ngại, bao gồm việc số người rời bỏ nhà cửa tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây.
UNHCR cũng cho biết các số liệu của những năm gần đây cho thấy những người đã trở thành dân tị nạn vẫn tiếp tục rời bỏ nhà cửa trong một thời gian dài. Trong số 10,4 triệu người tị nạn nằm trong trách nhiệm quản lý của cơ quan trên, 7,1 triệu người đã sống lưu vong trong vòng ít nhất năm năm.
Afghanistan vẫn là nguồn phát sinh người tị nạn hàng đầu thế giới, với khoảng 2,7 triệu người, sau đó là Iraq với 1,4 triệu người, Somalia với 1,1 triệu người, Sudan với 500.000 người và Congo với 491.000 người.
Theo Thanh Niên
Thế giới Arab - khu vực căng thẳng nhất thế giới Các quốc gia yên bình nhất thế giới gồm Iceland, Đan Mạch, New Zealand Syria là một trong nhiều nước Arab xếp ở cuối bảng xếp hạng hoà bình (Ảnh: Reuters) Báo cáo hàng năm về hoà bình thế giới do Viện Kinh tế và Hoà bình của Mỹ công bố hôm 14/6 khẳng định, thế giới Arab đã thay thế vị trí...