Phòng vé Bắc Mỹ buông xuôi tất cả để hướng về Endgame, “Mẹ Ma Khóc La” dẫn đầu yếu ớt
Sau 2 tuần dẫn đầu thì Shazam cuối cùng cũng phải nhường vị trí nhất bảng xếp hạng doanh thu lại cho bộ phim kinh dị về Mẹ Ma.
Dường như mọi sự chú ý của khán giả giờ đây đều đổ dồn vào Avengers: Endgamenên phòng vé dịp lễ phục sinh cuối tuần rồi chứng kiến doanh thu thấp nhất kể từ năm 1994 – thời điểm dân số Bắc Mỹ thấp hơn 20% so với hiện tại. Vậy nên, kể cả có đứng đầu bảng xếp hạng, “Mẹ Ma” The Curse of La Llorona cũng đủ niềm hân hoan thắng trận.
The Curse of La Llorona dẫn đầu lễ phục sinh ảm đạm
The Curse of La Llorona: 26,5 triệu USD ~ 609.5 tỉ VNĐ
Shazam!: 17,34 triệu USD ~ 398,82 tỉ VNĐ
Breakthrough: 11,1 triệu USD ~ 255,3 tỉ VNĐ
Captain Marvel: 9,1 triệu USD ~ 209,3 tỉ VNĐ
Little: 8,45 triệu USD ~ 194,35 tỉ VNĐ
Dumbo: 6,8 triệu USD ~ 156,4 tỉ VNĐ
Pet Sematary: 4,85 triệu USD ~ 111,55 tỉ VNĐ
Missing Link: 4,37 triệu USD ~ 100,51 tỉ VNĐ
Us: 4,26 triệu USD ~ 97,98 tỉ VNĐ
Hellboy: 3,88 triệu USD ~ 89,24 tỉ VNĐ
Video đang HOT
Đúng như dự đoán, The Curse of La Llorona mang về 26,5 triệu USD và đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu Bắc Mỹ tuần vừa rồi. Đây là tác phẩm có màn ra mắt kém nhất vũ trụ The Conjuring khi thua Annabelle: Creation (2017) với 35 triệu USD. Tại 71 thị trường quốc tế, phim mang về 30 triệu USD, trong đó dẫn đầu ở nhiều nơi như Mexico (5,3 triệu), Colombia (2,4 triệu), Pháp (2,1 triệu), Tây Ban Nha (1,7 triệu), Indonesia (1,6 triệu) và Hàn Quốc (1,3 triệu),…
“The Curse of La Llorona” là phim kém nhất “The Conjuring” cả về doanh thu lẫn nghệ thuật.
Như vậy, tổng số tiền mà tác phẩm “cá kiếm” được đã là 56,5 triệu USD so với kinh phí ít ỏi chỉ 9 triệu. Đây được tính là một thành công khác của bộ sậu James Wannhưng khó mà tạo được doanh thu “khủng” như các phần phim khác khi The Curse of La Llorona bị giới phê bình chê bai thảm hại với chỉ 32% trên Rotten Tomatoes.
“Shazam” đã dư để DC tiếp tục phát triển vũ trụ điện ảnh.
Ở vị trí thứ 2 vẫn là Shazam với 17,34 triệu USD. Hiện bộ phim đã mang về cho DC và Warner Bros. 322 triệu USD. Con số này quá đủ để hãng bắt tay vào thực hiện phần 2 cho siêu anh hùng “lầy lội” này cũng như phim riêng của Black Adam do Dwayne Johnson thủ vai.
“Captain Marvel” trở lại nhờ “ké” hiệu ứng Endgame.
Cũng nhờ hiệu ứng từ Endgame, Captain Marvel trở thành bộ phim hiếm hoi có doanh thu tăng nhẹ dù mất đến 322 rạp chiếu. Bom tấn siêu anh hùng Marvel mang về 9,1 triệu USD và nâng thành tích phòng vé toàn cầu lên 1,089 tỉ USD và đứng thứ 25 trong số những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
“Endgame” đã sẵn sàng oanh tạc phòng vé.
Lễ phục sinh cũng là dịp các gia đình có con nhỏ ra rạp xem phim nên Dumbo bất ngờ vượt mặt Pet Sematary và mang về thêm 6,8 triệu USD. Trong khi đó, Hellboybị ghẻ lạnh và tụt xuống vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng doanh thu với chỉ 3,88 triệu USD. Cuối tuần này, Endgame sẽ ra rạp và hứa hẹn xô đổ mọi kỉ lục.
Theo trí thức trẻ
Bạn biết chưa: Có đến 7 đạo diễn kinh dị chơi trò "đá chéo sân" siêu anh hùng
Hóa ra thể loại kinh dị và siêu anh hùng lại có "họ hàng" gần gũi đến thế.
Nhiều khán giả cứ lầm tưởng rằng thành công của James Wan với Aquaman (2018) đã mở đầu cho "trào lưu" đưa đạo diễn phim kinh dị sang cầm trịch các tác phẩm siêu anh hùng. Thực tế thì họ đã "đá chéo sân" từ khá lâu rồi và gặt hái không ít thành công trong cả hai thể loại phim.
1. Richard Donner
Richard Donner là ví dụ điển hình nhất cho việc đạo diễn phim kinh dị chuyển sang làm siêu anh hùng và thành công ở cả hai thể loại này. Trước khi làm sống lại thương hiệu Superman trên màn ảnh rộng năm 1978 thì ông đã gây tiếng vang với Damien(1976). Có lẽ, Donner đã nhận ra điểm chung thú vị của 2 bộ phim chính là câu chuyện đều xoay quanh một gia đình nhận nuôi đứa bé có nguồn gốc và siêu năng lực kì lạ. Điểm khác biệt duy nhất là Damien không bắn năng lượng từ mắt hay biết bay mà thôi.
2. Guillermo del Toro
Tên tuổi của Guillermo del Toro gắn liền với những con quái vật gớm ghiếc trong Pan's Labyrinth (2006), Don't Be Afraid of the Dark (2011) hay Crimson Peak(2015),... Đó cũng chính là thế mạnh của ông khi kết hợp yếu tố kinh dị vào trong các bộ phim siêu anh hùng. Blade II (2002) được đánh giá là phần hay nhất trong cả loạt phim với những sinh vật Reapers khát máu và 2 phần Hellboy với các điểm số chót vót đã góp phần tạo nên tên tuổi của "ông hoàng quái vật".
3. James Wan
James Wan được mệnh danh là "ông hoàng kinh dị" với những bộ phim độc lập đầy ám ảnh và mang tính biểu tượng như Saw (2004) và Dead Silence (2007). Khi được giao nhiệm vụ "cứu vớt" DCEU với Aquaman, nhiều fan nhìn anh với cặp mắt nghi ngờ. Thế nhưng, khó ai mà tin được vị đạo diễn tạo ra vũ trụ The Conjuring kinh hoàng lại có thể mang đến một tác phẩm tươi sáng, hài hước và gỡ gạc lại danh tiếng cho DC. Và chính những cảnh phim hù dọa được lồng ghép khéo léo của James Wan đã tạo ra nét mới của Aquaman so với các bộ phim cùng đề tài khác.
4. David F. Sandberg
Vốn là "đệ tử" của James Wan, David F. Sandberg chỉ mất 2 năm cùng 2 bộ phim để từ một đạo diễn tập sự thành chuyên gia trong việc gieo rắc nỗi sợ hãi. Thử sức với thể loại siêu anh hùng với Shazam!, anh đã khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi tạo ra được màu sắc tươi sáng và "nhảm nhí một cách đáng yêu" để đặt dấu mốc mới cho DCEU. Sự hài hước của bộ phim đã khiến khán giả quên mất rằng Sandberg đã từng là ông kẹ cài cắm các chi tiết "ú tim" trong Lights Out (2016) hay Annabelle: Creation (2017).
5. Ruben Fleischer
Zombieland (2009) là bộ phim làm nên tên tuổi của Ruben Fleischer khi xoay quanh đại dịch xác sống nhưng lại khiến khán giả phải "cười bò" với những tình huống hài hước, trớ trêu. 9 năm sau, ông lại làm cả thế giới kinh ngạc với Venom - một bộ phim siêu anh hùng có cả phần kinh dị lẫn hài hước.
Dù không được các nhà phê bình đánh giá cao, tác phẩm vẫn khiến người xem phát cuồng với những màn trò chuyện "tình bể bình" của Venom và Eddie Brock (Tom Hardy). Trong thời gian tới, Fleisher tái xuất với Zombieland: Double Tap và dường như sẽ tiếp tục kết hợp các thể loại phim này dài dài.
6. James Gunn
Hầu hết khán giả đều biết tới James Gunn nhờ những màn chọc cười "mặn mà" trong 2 phần phim Guardians of the Galaxy. Thế nhưng, trước khi đảm nhiệm vai trò quan trọng trong sự nghiệp ở MCU, ông đã gây được tiếng vang với Slither (2006). Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để vị đạo diễn này tạo ra "đánh trùm" trong Guardians of the Galaxy Vol. 2 (2017). Sắp tới đây, James Gunn sẽ đóng vai trò sản xuất của Brightburn - bộ phim kinh dị được cho là phiên bản xấu xa của Superman.
7. Zack Snyder
Trong số các đạo diễn trên, Zack Snyder là cái tên gắn liền với thể loại siêu anh hùng và DC khi đưa hàng loạt tác phẩm lên màn ảnh rộng như Watchmen (2009), Man of Steel (2013) hay Batman v Superman: Dawn of Justice (2016). Thế nhưng, ngay cả các fan cứng đôi khi cũng chẳng biết rằng bộ phim đầu tay của ông lại thuộc thể loại kinh dị xác sống Dawn of Dead (2004). Sau thất bại của Justice League (2017), Zack quyết định tạm rời xa thể loại siêu anh hùng một thời gian và quay về thực hiện Army of the Dead cho Netflix.
Bạn còn nhận ra đạo diễn nào "đá chéo" cả 2 sân nữa không?
Theo trí thức trẻ
'Avengers: Endgame', 'Shazam!' và loạt phim ra rạp trong tháng 4 Bên cạnh hai tác phẩm siêu anh hùng, tháng 4 tại các rạp chiếu phim còn nhiều cái tên đáng chú ý như "Lật mặt 4", "Mẹ ma than khóc La Llorona", "Thiên linh cái"... Shazam! - 5/4 Trailer bộ phim 'Shazam!' Tác phẩm siêu anh hùng duy nhất của DCEU trong năm 2019. Tháng 4 mở đầu với tác phẩm duy nhất...