Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Quan sát các ca bệnh từ đầu vụ dịch, thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 14 ngày. Các thông tin mới đây từ tâm dịch đã quan sát thấy có ca bệnh thời gian ủ bệnh dài hơn rất nhiều, thậm chí hàng tháng.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, những ngày qua, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc gửi tới Tòa soạn quan tâm đến kiến thức về bệnh, cách phòng tránh để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội trước dịch bệnh; những hành động của Chính phủ, các Bộ, ban ngành địa phương và sự chung tay của toàn dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh….

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi những câu hỏi của bạn đọc để phỏng vấn trực tuyến các chuyên gia, bác sĩ giải đáp gồm:

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19

TS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

GS.TS Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

PGS.TS Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Dưới đây là nội dung các câu hỏi của bạn đọc và câu trả lời của các chuyên gia, bác sĩ:

I, NHẬN THỨC ĐÚNG ĐỂ PHÒNG DỊCH HIỆU QUẢ

Bạn đọc Nguyễn Lan (Đông Triều- Quảng Ninh) hỏi: Mùa này, tôi và người thân trong gia đình rất hay bị cảm lạnh, cảm cúm. Tôi rất lo lắng, làm thế nào để phân biệt được giữa bệnh cảm lạnh, cúm thông thường với triệu chứng của bệnh Covid-19. Người bị nhiễm virus Covid-19 có biểu hiện gì và virus này tấ.n côn.g cơ thể con người như thế nào, thưa BS Nguyễn Trung Cấp?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 1

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp:

Virus gây bệnh covid-19 cũng thuộc nhóm coronavirus là họ virus có những chủng gây cảm lạnh thông thường. Người bị nhiễm Covid-19 khi phát bệnh thường có các biểu hiện sốt, mệt mỏi, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, có thể tiêu chảy. Các biểu hiện này không đặc hiệu nên người bệnh không thể phân biệt được Covid-19 hay cảm cúm thông thường. Đa số những người nhiễm Covid-19 có biểu hiện bệnh nhẹ nhưng một số người có thể có viêm phổi nặng, tổn thương nhiều phủ tạng khác và thậm chí t.ử von.g.

Bạn đọc Hồ Trường Quân (Thái Thụy – Thái Bình) gửi câu hỏi tới PGS.TS Vũ Xuân Phú: Xin bác sĩ cho biết, thời gian ủ bệnh của Covid-19 là bao lâu và việc cách ly người nghi ngờ 14 ngày có đủ để an toàn cho cộng đồng?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 2

PGS.TS Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương

PGS.TS. Vũ Xuân Phú:

Quan sát các ca bệnh từ đầu vụ dịch, thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 14 ngày. Các thông tin mới đây từ tâm dịch đã quan sát thấy có ca bệnh thời gian ủ bệnh dài hơn rất nhiều, thậm chí hàng tháng.

Do vậy, đây cũng là khó khăn cho công tác phòng chống dịch, phát hiện, cách ly và điều trị. Vậy có thể thấy, có những ca dương tính đã được điều trị, ra viện mà mắc lại, thực chất là chưa khỏi. Do vậy, cần xét nghiệm nhiều lần để xác định trước khi xuất viện. Theo phương án hiện nay, quy định cách ly 14 – 21 ngày, ở những diễn biến cụ thể sẽ có những xử lý phù hợp.

Tùy thuộc vào từng trường hợp nhiễm bệnh nặng hay nhẹ, tiêu chuẩn xuất viện: Hết sốt ít nhất 3 ngày; dấu hiệu sinh tồn ổn định; chức năng các cơ quan tổn thương về bình thường và quan trọng là xét nghiệm R-PCR âm tính.

Vì vậy, những người đã được xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác. Tất cả những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm ngay sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch với bệnh đó. Tuy nhiên thời gian miễn dịch tùy theo từng loại bệnh. Đối với bệnh viêm phổi do chủng mới của virus Corona gây ra, hiện nay chưa có báo cáo chính thức về khả năng miễn dịch.

Chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn đọc ở địa chỉ: vulanchi2004@gmail.com: thưa bác sĩ, để khẳng định chắc chắn bị bệnh do Covid-19 thì cần làm những xét nghiệm gì? Hiện nay đã có thuố.c điều trị đặc hiệu cho bệnh Covid-19 chưa?

Ths.BS Nguyễn Trung Cấp:

Người nghi ngờ nhiễm Covid -19 ngoài việc theo dõi các triệu chứng lâm sàng cần làm các xét nghiệm để khẳng định chắc chắn bệnh Covid-19. Hiện có 2 xét nghiệm được xử dụng để khẳng định virus là xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm giải trình tự gen, nhằm xác định ARN của virus trong các bệnh phẩm dịch tiết đường hô hấp hoặc phân của bệnh nhân. Hiện có một số loại xét nghiệm khác để chẩn đoán nhiễm covid-19 đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển tiếp.

Một độc giả gửi câu hỏi từ địa chỉ: Huechi1012@gmail.com: Cháu nghe thông tin được biết, virus SARS-CoV-2 thường tấ.n côn.g người khoảng 50 tuổ.i và hầu như là nam giới. Bác sĩ Cấp có thể cho biết vì sao đối tượng này dễ mắc và với tr.ẻ e.m, khả năng mắc Covid-19 có cao hay không ạ? Các biện pháp chính để điều trị bệnh Covid-19 là gì?

Ths.BS Nguyễn Trung Cấp:

Bệnh covid-19 có thể tấ.n côn.g tất cả các đối tượng, từ trẻ rất nhỏ đến người cao tuổ.i. Tuy nhiên theo thống kê tại Vũ Hán, Trung Quốc thì tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh ít hơn người lớn. Những người cao tuổ.i và có nhiều bệnh mạn tính thì có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn so với người trẻ tuổ.i và không có bệnh nền. Hiện nay chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu với bệnh covid-19. Người mắc bệnh sẽ được điều trị triệu chứng, tăng cường thể trạng và hồi sức hỗ trợ nếu có tình trạng suy hô hấp hoặc suy các tạng khác. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu tiếp các phương pháp điều trị và phòng bệnh.

II, SẴN SÀNG TRƯỚC MỌI KỊCH BẢN ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG

Bạn đọc ở hòm thư: letatthang@yahoo.com hỏi: Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam với nhiều ca nhiễm mới và có nguy cơ lây lan rộng, vậy liệu khi dịch xảy ra như Hàn Quốc, Ý, Iran… với ca bệnh nhiều hơn thì chúng ta có “vỡ trận” trong kiểm soát dịch bệnh, thưa ông?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 3

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19

PGS. TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta không nên dùng từ “vỡ trận” khi toàn Đảng, toàn dân đang cùng Chính phủ quyết liệt chống dịch. Bên cạnh công tác kiểm soát bệnh dịch tại cộng đồng, trong công tác khám chữa bệnh, hiện chúng tôi đã lên phương án và chuẩn bị hậu cần, nhân lực và các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu điều trị cho 10.000 người bệnh mắc Covid-19.

Hiện nay, điều trị cho bệnh nhân dương tính với Covid-19 chủ yếu dựa vào triệu chứng vì chúng ta chưa có thuố.c đặc hiệu. Nhưng đối với những bệnh nhân có bệnh nền thì phải đặc biệt quan tâm và theo dõi sát.

Hiện chúng ta bước vào giai đoạn 2 của phòng chống dịch với những kịch bản đã được xây dựng trước đó. Tuy nhiên chúng ta không được lơ là và chủ quan.

Hiện nay chúng ta có hơn 1.400 bệnh viện công lập, hơn 200 bệnh viện ngoài công lập và 11.000 TYT. Chúng ta cũng đã ghi nhận những trường hợp nhiễm Covid-19 -19 được điều trị tại trung tâm y tế; BV Đa khoa tỉnh; BV Chuyên khoa…..

Điều quan trọng lúc này là người dân bình tĩnh, sát cánh cùng Chính phủ, nhân viên y tế trong cuộc chiến này.

Bạn đọc ở địa chỉ: hoangphuong767@gmail.com hỏi: Phác đồ điều trị Covid -19 của Việt Nam cho tới giờ được đán.h giá là hiệu quả. Ông có thể cho biết, phác đồ này của Việt Nam có điểm tương đồng và khác biệt gì so với các nước khác trên thế giới?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 4

Nguồn ảnh: Cục Quản lý khám chữa bệnh

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ngay từ những ngày đầu, khi có thông tin về dịch bệnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid -19 đã chỉ đạo quyết liệt ngành y tế và các bộ, ngành liên quan phòng chống dịch Covid-19. Trong hệ thống khám chữa bệnh, ngành y tế chúng tôi đã họp ngay hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, có tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc và Nga.

Với căn bệnh này, chúng tôi thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay, nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết.

Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện. Ngay sau khi điều trị khỏi cho ba bệnh nhân ra viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị một lần nữa, đưa ra những chiến lược điều trị cụ thể từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuố.c, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng bằng phương tiện hiện đại nhất. Chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Hiện chúng tôi đã tập huấn cho tất cả các nhân viên y tế ở các tuyến để sẵn sàng đối phó với dịch bệnh.

Bạn đọc Hồng Ngọc (Bát Xát – Lào Cai) gửi câu hỏi tới PGS.TS Vũ Xuân Phú: Việt Nam đã điều trị khỏi 16 ca bệnh nhiễm Covid-19, trong đó có ca rất nặng là bệnh nhân người Trung Quốc từng phẫu thuật ung thư phổi. Ông đán.h giá thế nào về công tác dự phòng và điều trị của Việt Nam trước dịch Covid-19?

PGS. Vũ Xuân Phú:

Video đang HOT

Từ kinh nghiệm những đợt chống dịch trước như đại dịch Sars-CoV năm 2003 đến đại dịch cúm H1N1 năm 2009…, ngành Y tế Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đã có nhiều kinh nghiệm và bài học để chuẩn bị, ứng phó và xử lý cụ thể với từng tình huống diễn biến của dịch.

Tôi ví dụ như việc xác định cấp độ, mức độ nghiêm trọng của dịch. Từ đó đề ra những chiến lược để ứng phó, chuẩn bị những quy trình, điều kiện cơ sở vật chất phương tiện, cơ chế chính sách, chế độ thông tin báo cáo. Đồng thời, có một hành lang pháp lý đủ mạnh (Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, quyết định tuyên bố dịch…) và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các cơ quan trực thuộc Chính phủ; đặc biệt, vai trò và sự chủ động trong ngành Y tế.

Quốc tế hay Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đán.h giá cao về công tác đối phó, phòng chống dịch và điều trị cho bệnh nhân trong vụ dịch này là rất thành công, hiệu quả và giảm thiểu rất nhiều tổn thất. Tuy nhiên chúng ta vẫn không chủ quan, tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp.

Bạn đọc Lê Hải Dương (Giao Thủy, Nam Định) hỏi PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Dịch bệnh đã lan ra hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, vậy điều ngành y tế lo lắng nhất hiện nay là gì khi dịch trong nước diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng. Trong tình huống xuất hiện nhiều ca nhiễm mới thì các cơ sở y tế tuyến dưới có đủ khả năng điều trị và đối phó với dịch?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 5

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) ra mắt Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Hiện chúng ta đã có phân tuyến điều trị rõ ràng, với hàng trăm cơ sở khám, chữa bệnh có khả năng đáp ứng bệnh nhân truyền nhiễm. Bên cạnh đó chúng ta còn có hệ thống quân y hỗ trợ.

Tiểu ban Điều trị đã có Trung tâm quản lý điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19 từ xa luôn sẵn sàng với đội ngũ các chuyên gia 28 chuyên ngành hỗ trợ tuyến dưới.

Ngoài áp dụng theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta có những kinh nghiệm riêng nào từ kiểm soát các dịch bệnh lây nhiễm trước đó như SARS, MERs,… để áp dụng vào phòng, chống dịch Covid-19 này?

PGS. TS Lương Ngọc Khuê: Kinh nghiệm “vàng” trong điều trị “đại dịch” SARS tại bệnh viện là phải thông thoáng và khử khuẩn, điều này vẫn có tác dụng khi điều trị khỏi cho bệnh nhân mắc Covid-19

Chúng ta để phòng bệnh thông thoáng, mở cửa đón không khí ngoài trời, đón nắng. Bệnh nhân tập thể dục trong điều kiện được cách ly và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

Bản thân tôi năm đó đã tới thăm các bệnh nhân mắc SARS tại Bệnh viện Việt Pháp. Sau khi thăm các bệnh nhân xong tôi quay lên phòng họp và tuyên bố đóng cửa bệnh viện. Thực sự lúc đó, chúng ta chưa biết virus SARS lây như thế nào.

Sau nhiều trường hợp y bác sĩ t.ử von.g do nhiễm SARS, Bệnh viện Việt Pháp đóng cửa, các bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Với phác đồ điều trị không quá “cao siêu”, điều trị triệu chứng, theo dõi sát bệnh nhân và mở tung cửa phòng bệnh.

Cuối cùng Việt Nam đã chiến thắng được “đại dịch”. Chúng ta đã chữa khỏi được bệnh nhân SARS đầu tiên trên thế giới. Thời điểm đó cả thế giới ghi nhận Việt Nam.

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 6

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân mắc Covid-19

Ths. BS Nguyễn Trung Cấp: Việc điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tuân thủ theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi do virus corona mới do Bộ Y tế ban hành. Nhìn chung, phác đồ điều trị của Việt Nam xây dựng trên cơ sở những kiến thức sẵn có về virus Corona và những nghiên cứu mới nhất trên những bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc. Bởi vậy phác đồ của Việt Nam cũng thống nhất với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên do đặc thù của Việt Nam về thời tiết, khí hậu và khả năng trang bị, cơ sở vật chất và hệ thống nhân lực nên chúng ta đã có những vận dụng phù hợp như phương châm chống dịch 4 tại chỗ, phương án kiểm soát nhiễm khuẩn bằng biện pháp mở cửa sổ và tăng cường thông khí tự nhiên kết hợp với việc đảm bảo khoảng cách cách ly.

Tại Trung Quốc, không ít nhân viên y tế đã nhiễm bệnh khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân mắc Covid-19. Đây cũng là vấn đề đặt ra vì liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của các nhân viên y tế trực tiếp làm công tác chống dịch. Vậy xin hỏi ông chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế này? Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện được thực hiện thế nào, thưa ông?

PGS.TS: Lương Ngọc Khuê: Ngày 17/1, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã có Công văn số 62/KCB-NV về phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch viêm phổi cấp do Corona virut mới. Việc phát hiện sớm, cách ly, phân loại kịp thời sẽ hạn chế nguồn lây lan trong bệnh viện. Trong đó, phải tách riêng đối tượng nghi ngờ để khám riêng. Bên cạnh đó, hướng dẫn phòng hộ cho cán bộ y tế (CBYT) và giao trách nhiệm cho lãnh đạo BV phải bảo đảm tối đa phòng hộ cho các CBYT không để lây nhiễm chéo từ người bệnh. Bên cạnh đó, cùng với Hội đồng chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, Cục đã xây dựng và ban hành Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2 hướng dẫn phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn do vi rút SARS-Cov2 trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Đây là tài liệu quan trọng giúp các nhân viên y tế bảo vệ chính mình, bảo vệ người bệnh, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho 2 miền Bắc Nam, và qua 700 điểm cầu của cả nước tới các trung tâm y tế tuyến huyện…

Việc hơn 3.000 cán bộ y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc bị lây nhiễm hay tình trạng lây nhiễm tốc độ chóng mặt tại Hàn Quốc là bài học cho Việt Nam.

Ở đây xin lưu ý, không có chuyện ca bệnh nặng hay ca bệnh nhẹ, hay virus truyền bệnh nặng, truyền bệnh nhẹ. Tất cả cán bộ y tế không được chủ quan và lơ là trong phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế. Chúng ta đã có kinh nghiệm trong điều trị SAR, Mer-Cov; Cúm A H1N1, H5N1…và đã điều trị khỏi 16 bệnh nhân ca mắc Covid-19, song chúng ta mới chỉ thắng lợi bước đầu, chặng đường trước mắt chúng ta còn dài” vì dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Thưa ông, chúng ta đã có chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu mọi cơ sở khám chữa bệnh tổ chức cách ly người bệnh ngay từ khi đến khám nếu có các biểu hiện như sốt, ho nhưng rõ ràng mấy ngày qua đã có bệnh viện không thực hiện nghiêm túc. Vậy xin ông chia sẻ về vấn đề này?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 7

Nguồn ảnh: Cục Quản lý khám chữa bệnh

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Sau rất nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, ngành y tế, ngày 9/3/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (BCĐ quốc gia) đã kí văn bản số 1138/BCĐQG gửi tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường sàng lọc, phân luồng, cách ly ca bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB).

Trong đó nêu rõ, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều nước và đặc biệt tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện những nguồn lây và nhiều ca bệnh mới. Dự báo thời gian tới sẽ có các ca bệnh nghi ngờ sẽ đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Để bảo đảm việc sàng lọc, phân luồng, cách ly và quản lý ca bệnh, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên một số cơ sở đã không thực hiện nghiêm, để lọt ca bệnh không được cách ly và quản lý kịp thời.

Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả nhà nước và tư nhân trên địa bàn) tổ chức thực hiện sàng lọc, phân luồng, cách ly và quản lý điều trị ca bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện và tương đương trở lên bố trí khu vực riêng để tiếp nhận, quản lý, điều trị ca bệnh nghi ngờ/ có thể/ xác định COVID-19.

Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa nhà nước, tư nhân ngay sau khi phát hiện có ca bệnh nghi ngờ cần ghi lại thông tin liên lạc của người bệnh và báo ngay cho Sở Y tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của địa phương để có biện pháp theo dõi, quản lý, cách ly người bệnh.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc sàng lọc, phân loại và cách ly người bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đáng chú ý, trong văn bản này đã nêu rõ, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân không thực hiện theo đúng các quy định trên, đình chỉ hoặc đình chỉ tạm thời, rút giấy phép hoạt động/chứng chỉ hành nghề đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cá nhân vi phạm…

III, DINH DƯỠNG NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH

Bạn đọc Nguyễn Mai Lan ( Nam Đàn, Nghệ An) hỏi: Thưa GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, bên cạnh công tác dự phòng, điều trị, hiện nay có nhiều ý kiến các chuyên gia dịch tễ nhận định, việc quan trọng nhất của mỗi người dân là phải tăng sức đề kháng cho mình. Vậy, Viện Dinh dưỡng quốc gia tham gia vào công tác phòng chống dịch hiện nay như thế nào?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 8

GS.TS Lê Danh Tuyên – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

GS.TS Lê Danh Tuyên:

Viện Dinh dưỡng Quốc gia được giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực và làm đầu mối triển khai các Dự án từng ngành và liên ngành trong Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng. Mục tiêu của Chiến lược Dinh dưỡng là đảm bảo tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn uống để làm nền tảng cho sức khỏe tốt. Khi có tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ góp phần quan trọng đảm bảo sức đề kháng của cơ thể con người. Trong các tình huống khẩn cấp, thiên tai và dịch bệnh… ngành dinh dưỡng phải xây dựng các lời khuyên về dinh dưỡng, hướng dẫn ăn uống hợp lý và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Các hướng dẫn này đã được Bộ Y tế đăng trên chuyên trang hướng dẫn phòng dịch, đăng trên báo Nhân Dân, Báo Sức khỏe và Đời sống, trang web của Viện Dinh dưỡng…Tại các bệnh viện thì hệ thống nhân lực đảm nhận công tác tiết chế dinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại bệnh nhân nhằm hỗ trợ cho công tác điều trị.

Chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn đọc ở địa chỉ: thuvando@gmail.com gửi GS, TS Lê Danh Tuyên: Để đối phó với bệnh Covid-19, trẻ nhỏ, bà mẹ đang mang thai và người già cần phải làm gì bổ sung dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa tốt nhất trước dịch bệnh? Nên duy trì chế độ ăn như thế nào để tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh Covid-19?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 9

Tháp dinh dưỡng dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Nguồn: Viện Dinh dưỡng

GS.TS Lê Danh Tuyên:

Để phòng chống dịch bệnh Covid- 19 thì quan trọng nhất là chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch hoạt động tốt. Chế độ dinh dưỡng phải đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị hàng ngày về mặt năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Thông thường mọi người thường ăn theo thói quen và sở thích của mình, với những người có thói quen ăn uống không lành mạnh và ít hoạt động thể chất lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người cao tuổ.i có mắc các bệnh nền như đái tháo đường, cao huyết áp, ung thư, tim mạch thì khi mắc bệnh thường nặng hơn và nguy cơ t.ử von.g cao hơn, vì vậy với những người cao tuổ.i nếu có mắc bệnh mạn tính không lây, ở giai đoạn này cần quan tâm đặc biệt tới chế độ ăn, luyện tập và dùng thuố.c theo chỉ định của bác sỹ.

Tôi xin lưu ý, người cao tuổ.i mắc bệnh mạn tính không lây nên được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý và cũng có thể sử dụng tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành để ước tính lượng thực phẩm nên ăn của từng tầng của tháp dinh dưỡng trong 1 ngày. Để cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể, một ngày nên sử dụng khoảng 3-4 đơn vị rau (tương đương 3-4 lưng bát rau và 3 đơn vị quả chín tương đương 300g quả chín). Ngoài ra cũng cần chia nhỏ bữa ăn và sử dụng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt để hạn chế rối loạn đường má.u và mỡ má.u.

Với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, những đối tượng dễ bị tổn thương cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chia nhỏ bữa trong ngày, cách chế biến sao cho mềm và dễ hấp thu. Ngoài ra, cần có chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước và đi ngủ sớm. Phụ nữ có thai và bà mẹ có con nhỏ có thể vào trang web của Viện Dinh dưỡng để tham khảo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổ.i và tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và nuôi con bú để có thể ước lượng được số lượng thực phẩm cần sử dụng trong 1 ngày theo từng tầng của tháp. Tháp dinh dưỡng cũng đã được phân phối đến các Trạm Y tế xã.

Bạn đọc Doãn Thu Hiền (Mỹ Hào, Hưng Yên) gửi câu hỏi đến hòm thư của Tòa soạn với nội dung: xin GS Lê Danh Tuyên cho biết, trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, chúng ta cần bổ sung các thức ăn như thế nào để bữa ăn đủ vi chất dinh dưỡng? BS có khuyến cáo gì cho người dân về việc có nên bổ sung thực phẩm chức năng hay không?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 10

Tháp dinh dưỡng dành cho người trưởng thành. Nguồn: Viện Dinh dưỡng

GS.TS Lê Danh Tuyên:

Một bữa ăn được coi là cung cấp đủ dinh dưỡng và vi chất cho cơ thể thì đầu tiên chúng ta cần phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
Thứ nhất, chúng ta nên thực hiện ăn uống theo cơ cấu dinh dưỡng hợp lý giữa thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid và glucid) đã được cụ thể hóa theo lượng từng loại thực phẩm trong Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho các lứa tuổ.i và đối tượng khác nhau. Viện Dinh dưỡng xây dựng Tháp dinh dưỡng cho các nhóm tuổ.i và tình trạng sinh lý nhằm hướng dẫn cho người dân lượng thực phẩm cần sử dụng trong một ngày để có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tháp dinh dưỡng có 6 tầng tử đỉnh tháp xuống đáy tháp, mỗi bữa ăn cần có trên 10 loại thực phẩm từ các tầng của tháp. Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu khuyến nghị, cần áp dụng theo đúng số lượng đơn vị ăn tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm được thể hiện trên Tháp dinh dưỡng. Đi kèm với Tháp dinh dưỡng là hình ảnh minh họa kích cỡ đơn vị ăn của một số thực phẩm. (mỗi bữa ăn cần có trên 10 loại thực phẩm).
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng và đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là nhóm tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…). Các loại rau, củ, quả cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Đồng thời cần sử dụng các thực phẩm mà Chính phủ đã quy định bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng theo Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (muối bổ sung iod, bột mỳ bổ sung sắt và kẽm, dầu ăn bổ sung vitamin A). Các vi chất dinh dưỡng này (vitamin A, sắt, kẽm, iod) hiện nay còn đang thiếu ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trong khi thực phẩm từ bữa ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ. Mỗi loại thực phẩm có một số chất dinh dưỡng đặc hiệu. Chúng ta nên ăn hợp lý và đa dạng các các loại thực phẩmtrong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe. Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Thứ hai, trong thời gian xảy ra vụ dịch, người dân có thể sử dụng thêm các viên đa vi chất dinh dưỡng nếu như ăn uống không đầy đủ theo Tháp dinh dưỡng đưa ra, tuy nhiên cần sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tùy tiện mua sử dụng.

Thứ ba, cần uống đủ nước từ 2-2,5 lít mỗi ngày tùy theo mức độ luyện tập thể thao. Không nên chờ đến lúc khát mới uống , mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc. Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước đun sôi đã để quá 2 ngày. Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.

Điều rất quan trọng là các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid. Các vitamin và khoáng chất này có trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau:

Vitamin A và Beta-caroten: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấ.n côn.g của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều Beta-caroten (tiề.n chất của Vitamin A) như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả có màu vàng/ màu đỏ…

Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

Vitamin E: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào; bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E chủ yếu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin D: Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của Vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… cho bữa ăn hàng ngày.

Selen: Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễ.m trùn.g cho cơ thể. Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển…

Sắt và Kẽm: Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua… là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.

Chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi và nhiều cuộc điện thoại của độc giả gửi về Tòa soạn quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng: Thưa GS, TS Lê Danh Tuyên, những phụ nữ nội trợ ở nhà rất muốn giúp gia đình có cách phòng chống dịch tốt. Đọc trên mạng thấy nhiều người chia sẻ thông tin là cần sử dụng nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn cao như: hành, tỏi, gừng, sả, chanh, ớt… để bổ sung vào bữa ăn. Vậy, việc bổ sung này như thế nào là hợp lý và nó có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 11

Các loại thực phẩm hành, tỏi, gừng, sả, chanh, ớt…là thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

GS.TS Lê Danh Tuyên:

Trong ẩm thực Việt Nam thì gia vị có nguồn gốc thực vật là những thực phẩm thân thuộc có lợi cho sức khỏe như tỏi, củ cải trắng, gừng, nghệ, hành, tía tô, thì là, diếp cá…là những loại rau quen thuộc trong nhiều món ăn. Những loại rau này có tên gọi chung là “rau gia vị” vì mùi thơm, hương vị của chúng giúp món ăn hài hòa, ngon miệng hơn. Không dừng lại ở đó, các loại rau gia vị còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe do chúng chứa các chất chống oxy hóa, các kháng sinh tự nhiên, thậm chí có loại gia vị có tác dụng điều hòa huyết áp như quế, nghệ, gừng…

Với một bữa ăn khoa học và hợp lý thì cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong chế biến món ăn, giúp cho món ăn vừa ngon hấp dẫn và giúp cơ thể phòng bệnh. Ví dụ món món rau muống xào tỏi, món canh cá, món cá hay thịt kho… đều cần sử dụng thêm các loại gia vị như gừng tỏi, hành, thì là, rau mùi… Các món rau xào hoặc canh phối hợp nhiều loại thực phẩm vừa ngon miệng mà vừa sử dụng được thêm các loại rau gia vị. Các loại rau như tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… còn giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…

Một điểm lưu ý là chỉ nên sử dụng với số lượng bình thường hàng ngày ta vẫn sử dụng để thêm hương vị cho món ăn, hoặc trong chế biến món ăn ví dụ như người ta dùng riềng kho cá, dùng tỏi xào thịt bò… Nếu sử dụng với số lượng quá nhiều sẽ có tác hại như có trường hợp ăn quá nhiều tỏi sống gây dị ứng, tiêu chảy… có trường hợp ăn quá nhiều cà rốt để chữa đau dạ dày dẫn đến hội chứng thừa carotene…

Bạn đọc ở địa chỉ email: phamcongkhanh81@gmail.com hỏi: Làm sao để các bà nội trợ như chúng cháu có thể đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi mua, chế biến thực phẩm tại gia đình khi dịch còn kéo dài?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 12

Cần đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng tránh dịch bệnh

GS.TS Lê Danh Tuyên:

Chúng ta rất cần phải thực hiện việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ trong vụ dịch này mà còn để tránh nhiều bệnh khác. Hơn nữa nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ làm cơ thể yếu, sức đề kháng giảm. Các bệnh mắc trùng nhau sẽ tăng gánh nặng cho việc điều trị, thậm chí nguy cơ t.ử von.g cao hơn.

Khi đi mua thực phẩm cần lưu ý:

- Sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; Không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chế.t do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

Chế biến thực phẩm tại nhà:

- Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.

- Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.

- Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiê.u diệ.t các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn…).

Ăn uống đảm bảo vệ sinh:

- Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm;

- Tuyệt đối không ăn tiết canh để tránh bệnh do liên cầu lợn gây ra

- Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.

Bạn đọc Đào Thúy (Hoàng Mai – Hà Nội) gửi câu hỏi tới PGS.TS Vũ Xuân Phú: Tôi thấy có nhiều thông tin cũng chưa được hiểu đúng để phòng chống dịch Covid-19. Có người bảo hút thuố.c, uống rượu có cồn sẽ tăng miễn dịch cho cơ thể; có người đeo liền lúc 2-3 cái khẩu trang… Xin PGS.TS Phú giải thích về mặt khoa học những điều này?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 13

Đeo khẩu trang đúng loại, đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ là cần thiết

PGS.TS Vũ Xuân Phú:

Việc tăng miễn dịch, sức đề kháng thì đúng. Tuy nhiên, không phải là những biện pháp như bạn nêu trên, mà là rèn luyện tăng cường thể lực, bỏ các thói quen xấu có hại cho sức khỏe, còn chế độ dịnh dưỡng các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho phù hợp.

Tất cả những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm ngay sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch với bệnh đó. Tuy nhiên thời gian miễn dịch tùy theo từng loại bệnh. Đối với bệnh viêm phổi do chủng mới của virus Corona gây ra, hiện nay chưa có báo cáo chính thức về khả năng miễn dịch.

Phương tiện nhằm bảo vệ cá nhân phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2 hiện nay được người dân tăng cường sử dụng là khẩu trang y tế. Do kích thước của virus này lớn hơn virus trực khuẩn khác (như vi khuẩn lao), nên người khỏe mạnh và người bệnh có thể sử dụng khẩu trang y tế thông thường hoặc khẩu trang vải được vệ sinh và giặt sạch sẽ, đảm bảo khử khuẩn hàng ngày là có thể phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần kết hợp với các biện pháp khác như rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng…

Đeo khẩu trang đúng loại, đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ là cần thiết, nhưng không theo các trào lưu tin đồn hay những khuyến cáo chưa đúng ở trên.

IV, TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN CHÍNH THỐNG, NGĂN CHẶN TIN GIẢ ĐỂ NGƯỜI DÂN TIN TƯỞNG, YÊN TÂM

Bạn đọc Nguyễn Tuân (Đông Anh – Hà Nội) gửi câu hỏi tới PGS.TS Vũ Xuân Phú: Trong khi hàng nghìn bác sỹ chung tay với các lực lượng chức năng đang nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 thì nhiều người lợi dụng mạng xã hội tung tin giả, sai sự thật về dịch bệnh. Thực tế này không chỉ yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc nhanh chóng kịp thời mà còn đòi hỏi trách nhiệm từ cơ quan báo chí cung cấp thông tin chính thống tới bạn đọc. Xin PGS.TS. Vũ Xuân Phú chia sẻ ý kiến về vấn đề này?

PGS. TS. Vũ Xuân Phú:

Trong phòng chống dịch thì công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ rất quan trọng. Các thông tin cần kịp thời, nhanh, đúng, đủ, và phù hợp số đông dân chúng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay và cộng đồng mạng rất đa dạng về tính cách, nhân cách, tồn tại và phát tán với tốc độ nhanh, rộng các tin giả, sai sự thật, gây hoang mang, ảnh hưởng đến phát hiện ca bệnh, quản lý và điều trị, đến uy tín của thầy thuố.c, đến ngành y tế, hậu quả mang lại với xã hội rất lớn.

Do vậy, vai trò của các kênh truyền thông chính thống là rất quan trọng, nguyên tắc như tôi đã đề cập ở trên, sẽ giảm thiểu rất nhiều tổn thất cho xã hội.

Vài ngày qua, sau khi Việt Nam có thêm những ca mắc Covid-19, trên mạng xã hội lan truyền chóng mặt danh tính, hình ảnh của bệnh nhân và danh sách những người tiếp xúc với họ, thậm chí tấ.n côn.g, quy kết họ trên mạng xã hội. Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong việc tìm kiếm, phát hiện bệnh nhân mới do gieo rắc tâm lý sợ bị kỳ thị, xa lánh trong cộng đồng. Xin Bs Vũ Xuân Phú chia sẻ ý kiến về vấn đề này?

PGS.TS. Vũ Xuân Phú:

Với tất cả các bệnh xã hội, người bệnh và gia đình thường phải chịu đựng sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng. Điều này làm cho tăng sự tự ti, giấu bệnh, không khai báo, không thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị, bệnh có nguy cơ lan rộng, khó kiểm soát.

Đây là hiểm họa của đạo đức trong phòng chống dịch, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe một cách rõ rệt về bệnh tật, đường lây, mức độ nghiêm trọng, cũng như tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, chủ yếu cho người lành để cảm thông và nhận thức rõ về bệnh đúng mức độ, cũng như cho người bệnh không tự ti, giấu bệnh, giấu dịch. Hiệu quả của truyền thông là rất quan trọng.

Thưa BS Vũ Xuân Phú, vẫn có nhiều người cho rằng dịch bệnh là chuyện của xã hội, mà chưa nhận thức được rằng nếu không chủ động, tự giác phòng chống dịch thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình trước tiên. Vậy theo ông, làm gì để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch Covid-19?

PGS.TS. Vũ Xuân Phú:

Đối với việc phòng chống dịch, vai trò cá nhân rất quan trọng, là vai trò, trách nhiệm đối với toàn dân, toàn xã hội. Tất nhiên có vai trò chỉ đạo của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Việc nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân không chỉ được đề cập trong một vụ dịch, mà ngay trong cả cuộc sống hàng ngày, trong đó có vai trò rất lớn và thường xuyên của gia đình, nhà trường và xã hội khi một công dân hình thành nhân cách. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm của mỗi cá nhân là rất quan trọng và nếu chỉ chờ đến khi dịch xảy ra mới đề cập và tuyên truyền thì không kịp.

TOÀN DÂN CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH

Việt Nam đang bước vào giai đoạn 2 của phòng, chống dịch Covid-19. Xin các chuyên gia, bác sĩ có lời khuyên gì với người dân lúc này để không hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan?

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 14

Nhiều cơ quan thực hiện phun thuố.c khử trùng phòng, chống dịch bệnh.

PGS.TS: Lương Ngọc Khuê: Như tôi đã trả lời ở trên, Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới chống dịch Covid-19 với việc ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới. Vì thế, điều quan trọng lúc này là mọi người dân cần phải bình tĩnh cùng hợp tác, cùng chung tay với Chính phủ, với ý thức cao nhất về sức khỏe chung của cộng đồng. Do đó, mọi người cần tự giác mình vì mọi người, mọi người vì mình để có những hành động thiết thực nhất phòng chống dịch Covid-19.

GS.TS Lê Danh Tuyên:

Các dịch bệnh mới có thể xuất hiện và lây lan càng khiến chúng ta có những hành động mạnh mẽ hơn để chống lại chúng, mà bản thân dịch cũng là một phần khó có thể tránh khỏi trong tương lai của chúng ta. Ví dụ như một thế kỷ trước đây, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm khoảng nửa tỷ người và giế.t chế.t gần 100 triệu người trên toàn thế giới. Ngày nay, tiến bộ khoa học và việc đầu tư lớn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu đồng nghĩa với việc những dịch bệnh như vậy sẽ được quản lý tốt hơn. Đến giữa thế kỷ trước, một số người ở phương Tây vẫn tuyên bố là có thể chiến thắng các bệnh truyền nhiễm.

Nhưng khi tiến trình đô thị hóa và bất bình đẳng gia tăng, rồi biến đổi khí hậu làm xáo trộn hệ sinh thái, chúng ta phải công nhận rằng, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh mới vẫn luôn hiện hữu.

Lúc này, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, Ban chỉ đạo quốc gia cũng đã đề ra các tình huống khác nhau có thể xảy ra để tránh bị động như một số nước khác đã mắc phải. Do đó, mọi người cần phải bình tĩnh tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, từ các nguồn tin chính thức như báo chí chính thống của Đảng ta, trên website của Bộ Y tế, Đài Truyền hình Việt nam, không bao giờ được phép chủ quan để bỏ qua các hướng dẫn liên tục được cập nhật hàng ngày….

Những việc cần làm hết sức nghiêm túc là khai báo y tế, tuân thủ cách ly tránh nguồn lây nhiễm, cách ly theo yêu cầu của cơ quan y tế. Bên cạnh việc đeo khẩu trang, tránh chỗ đông người, rửa tay bằng dung dịch rửa tay pha sẵn hoặc bằng xà phòng thường xuyên và đúng cách, hay sát khuẩn hầu họng theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc đảm bảo dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng, uống đủ nước, nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng cần được hết sức quan tâm.

Phỏng vấn trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 - Hình 15

Nguồn: Bộ Y tế

PGS.TS. Vũ Xuân Phú:

Đúng, chúng ta không hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan. Hãy là một công dân thông thái, thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tiếp nhận thông tin từ những nguồn tin chính thống.

Nhà nước và ngành Y tế đã đán.h giá đúng về mức độ nghiêm trọng của vụ dịch. Về mức độ toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố vấn đề khẩn cấp toàn cầu, dựa trên những quy định của quốc tế về mức độ nghiêm trọng đối với vấn đề sức khỏe.

Đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch bằng quyết định 173, ngày 1/2/2020, và xác định xu hướng của dịch đang lan rộng chưa khống chế được (Theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội thông qua năm 2007). Mục đích của Chính phủ và ngành Y tế là khống chế và thanh toán dịch, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Để làm được việc này cần giảm mắc mới và giảm tỷ lệ t.ử von.g, giảm lây lan trong cộng đồng, dự phòng bằng vắc xin (nếu có).

Chúng ta chủ động xây dựng chiến lược để ứng phó:

- Phòng bị từ đầu nguồn: Tạm thời đóng cửa biên giới, kiểm soát chặt chẽ qua các cửa khẩu.

- Sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị hỗ trợ sớm: Kiểm soát chặt chẽ từ các cửa khẩu; khuyến khích khai báo và tự khai báo khi phát hiện; cách ly cộng đồng (tại nhà hoặc tại bệnh viện); vệ sinh ho khạc (đeo khẩu trang, khăn che miệng, quản lý đờm); điều trị (hỗ trợ điều trị biến chứng, điều trị bệnh nền, nhất là bệnh phổi mãn tính); điều trị hỗ trợ cách ly để cắt giảm nguồn lây.

- Bảo vệ cá nhân, người lành để giảm mắc mới do virus SARS-CoV-2 (tuyên truyền giáo dục – tránh hoảng loạn và thực hành sai, hiểu biết bệnh và cách tự phòng tránh, vệ sinh ho khạc tại nơi công cộng, cung ứng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp từng môi trường, từng trường hợp, vắc xin hoặc thuố.c dự phòng/khi có).

- Đảm bảo nguồn lực cho các giải pháp trên (hệ thống chính trị vào cuộc, như chỉ thị của Đảng, Thủ tướng và Bộ Y tế kịp thời; đủ nhân lực- vật lực – tài lực trong tình trạng khẩn cấp, huy động tổng lực các cơ quan truyền thông).

Ngành Y tế và các bệnh viện thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, cập nhập và phân tích diễn biến tình hình dịch thường xuyên, xây dựng các quy trình chuẩn, chuẩn bị điều kiện đẩy đủ để tiếp nhận, phân loại cách ly bệnh nhân. Chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả việc khi công bố tình trạng khẩn cấp, sủ dụng các bệnh viện dã chiến.

- Đặc biệt, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân chung tay phòng chống dịch. Các đoàn thể chính trị, xã hội phát động phong trào chung tay phòng chống dịch nhằm khơi dậy các đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng…

Thông tin phỏng vẩn trực tuyến sẽ tiếp tục cập nhật câu hỏi và nội dung trả lời của các chuyên gia, bác sĩ tới quí độc giả!

Ban Thời sự – Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Theo dangcongsan.vn

Thái Nguyên sắp có cơ sở xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Đây là những thông tin được Tiểu ban Điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết tại buổi kiểm tra tại Thái Nguyên.

Theo đó, ngày 2/3, Bệnh viện trung ương Thái Nguyên sẽ được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19, để chủ động phòng chống dịch bệnh khi tỉnh này có nhiều người đến từ vùng dịch bệnh nước ngoài.

Thái Nguyên sắp có cơ sở xét nghiệm virus SARS-CoV-2 - Hình 1

Ảnh minh họa

Lưu ý phòng chống dịch bệnh Covid 19 tại đây, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) trưởng đoàn kiểm tra nêu rõ, Thái Nguyên có nhà máy Sam Sung quy mô lớn nhất thế giới đặt tại địa phương này. Nếu Thái Nguyên "thất thủ" trong phòng chống dịch thì Hà Nội sẽ thất thủ vì hàng ngày hầu hết người Hàn Quốc làm việc tại Thái Nguyên đi về nơi cư trú tại Hà Nội.

Tại Công ty Samsung - nơi có 60.000 người lao động đang làm việc, đã duy trì việc đo thân nhiệt của tất cả người ra vào. Đại diện Công ty cho hay, hiện đã tạm dừng người từ Hàn Quốc sang làm việc tại nhà máy này ở Thái Nguyên. Đoàn kiểm tra đã hướng dẫn Công ty các biện pháp cách ly nếu có ca bệnh nghi ngờ.

V. Hải

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?
06:29:31 05/10/2024
Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép
21:25:58 04/10/2024
An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh
09:59:43 05/10/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng
10:22:35 05/10/2024
Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa
12:48:14 05/10/2024
Tạm dừng phà từ 12h hôm nay để lắp lại cầu phao Phong Châu
10:51:47 06/10/2024
Xe tải tông ô tô khi vào trạm thu phí, 2 nhân viên bị thương
15:48:51 06/10/2024

Tin đang nóng

Phần ứng xử cồng kềnh của Hoa hậu Xuân Hạnh: Do Kim Duyên nói tiếng Anh dở hay thí sinh cố tình câu giờ?
12:54:51 06/10/2024
Chồng Park Shin Hye hé lộ về cuộc sống hôn nhân
14:50:07 06/10/2024
B.é gá.i 3 tuổ.i đi học về, giữ chặt quần nói "Con không đi vệ sinh được", mẹ cởi quần hộ thì tức giận bật khóc
16:28:56 06/10/2024
Ngoại hình gâ.y số.c của Sơn Tùng M-TP
14:12:33 06/10/2024
Bom tấn ngôn tình chiếu 100 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính đã đẹp còn diễn hay miễn bàn
14:19:55 06/10/2024
Trò chơi có nhiều tư thế nhạy cảm gây tranh cãi tại Đảo Thiên Đường
12:36:49 06/10/2024
"Cam thường" của anh trai Quang Hải làm Chu Thanh Huyền lộ nhan sắc thật, quá khác ảnh tự đăng
16:37:45 06/10/2024
Binz bị "bó.c phố.t"
12:23:12 06/10/2024

Tin mới nhất

Bệnh xá ở Trường Sa cấp cứu kịp thời một ngư dân bị đột quỵ giờ thứ 40

17:55:50 06/10/2024
Khi ông Lục đang làm việc trên tàu cá ở địa điểm cách đảo Trường Sa khoảng 80 hải lý, thì xuất hiện các triệu chứng đau phía bên phải đầu, chóng mặt, có méo miệng nhẹ và được tàu cá BĐ 98615 TS đưa đến đảo Trường Sa để được trợ giúp.

Lại xảy ra động đất 4,1 độ richter ở Kon Tum

16:59:45 06/10/2024
Chiều 5/10, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra trận động đất có độ lớn 4,1 độ richter. Trong vòng 30 phút tiếp theo tại đây cũng xảy ra 2 trận động đất khác.

Bỏ quy định người dân được giám sát CSGT bằng máy ghi âm, ghi hình

12:20:01 06/10/2024
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tàu hỏa liên tiếp bị trật bánh ở Huế do đơn vị thi công đường không đảm bảo

12:17:51 06/10/2024
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có kết quả phân tích 2 sự cố đầu máy tàu hàng đường sắt Bắc - Nam đoạn qua huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị trật bánh trong ngày 28/9.

Người đàn ông gục chế.t trước tiệm thuố.c tây ở TPHCM

12:14:38 06/10/2024
Chiều nay (5/10), Công an quận Bình Tân (TPHCM) vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân người đàn ông được phát hiện t.ử von.g trước tiệm thuố.c tây trên địa bàn phường Bình Trị Đông.

Đăng kiểm viên bị án treo vẫn được hành nghề đến 1/1/2025

11:05:52 06/10/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày mai (5/10).

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

6 ô tô đâ.m dồn toa khi xuống cầu Thăng Long, 4 người thoát nạn

11:42:38 05/10/2024
Tôi nhanh chóng chạy vào xí nghiệp bê tông ở gần đó lấy xà beng để bẩy cánh cửa ô tô, cứu người bên trong. Trong xe có 1 nữ và 3 nam bị thương nhẹ , anh Nguyễn Ngọc Uy nói.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu

21:13:41 04/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng đã được Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đưa vào hoạt động.

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng

14:33:29 04/10/2024
Ngày 4/10, Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã ra quyết định xử phạt hành chính 8 triệu đồng đối với ông H.V.L. vì có hành vi gây tổn hại sức khỏe của người khác.

Có thể bạn quan tâm

Công Phượng gây sốt ở Bình Phước

Sao thể thao

18:15:48 06/10/2024
Công Phượng thu hút sự chú ý của truyền thông tại buổi lễ xuất quân của CLB Bình Phước trước thềm giải hạng Nhất 2024/25 chiều 5/10.

Cách làm tôm nướng phô mai thơm ngon, béo ngậy 'chiều lòng' chòng con cuối tuần

Ẩm thực

18:14:03 06/10/2024
Tôm nướng phô mai là một món ăn quen thuộc với hương vị thơm ngon đặc trưng. Ngoài việc dùng lò nướng, bạn cũng có thể làm món này bằng nồi chiên không dầu.

700 người căng mình suốt 15 giờ chữa cháy rừng ở Hải Dương

Thế giới

18:10:57 06/10/2024
Lực lượng chức năng đã huy động 700 người cùng nhiều xe chuyên dụng, xử lý đám cháy lớn tại núi An Phụ (phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Ai không nên bỏ bữa sáng?

Sức khỏe

18:08:09 06/10/2024
Nhịn ăn sáng không chỉ khiến cơ thể bị bỏ đói, căng thẳng mà còn làm kích thích hệ tiêu hóa khiến cho thói quen đi vệ sinh hàng ngày bị thay đổi gây chứng tiêu chảy, buồn nôn hoặc bị táo bón.

Midu đón sinh nhật bên hội bạn thân, nhưng bị ông xã Minh Đạt giật spotlight vì 1 hành động

Sao việt

17:31:18 06/10/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, Midu xả kho loạt ảnh đón sinh tuổ.i mới. Buổi tiệc được tổ chức ấm cúng, không gian trang trí bong bóng và hoa sặc sỡ.

Tàng trữ thuố.c phiệ.n kiêm luôn sản xuất sún.g tự chế

Pháp luật

17:16:12 06/10/2024
Theo đó vào ngày 5/10, Công an huyện Mường La đã phát hiện, bắt quả tang Giàng A Chinh (SN 1988) về hành vi Tàng trữ trái phép chất m.a tú.y , tang vậy thu giữ 1,37 gram thuố.c phiệ.n.

Cuộc sống bình dị của thủ môn Lâm Tây và vợ bầu trong căn biệt thự bạc tỷ khiến dân tình chỉ biết "ước"

Netizen

16:35:28 06/10/2024
Hơn hai tháng sau khi kết hôn cùng tình yêu 6 năm, thủ thành Đặng Văn Lâm và nàng WAG Bùi Thị Yến Xuân đang tận hưởng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, đáng ngưỡng mộ

Game bắ.n sún.g tọa độ duy nhất cho phép game thủ tự chế map, chính là Gunny Origin

Mọt game

15:27:24 06/10/2024
Tại khu vực Xưởng Gunny, hay còn được gọi là Xưởng Chế Map, người chơi Gunny Origin có thể tự do sáng tạo map thi đấu theo ý thích.

Một diễn viên nổi tiếng bất ngờ cosplay thành tướng Tốc Chiến, nhan sắc nhìn thôi cũng thấy "mê mẩn"

Cosplay

14:58:27 06/10/2024
Việc game thủ Tốc Chiến cosplay thành vị tướng yêu thích đã không còn xa lạ, thế nhưng đến cả các diễn viên nổi tiếng cũng thử sức với lĩnh vực này thì lại là chuyện khác.

Miss Cosmo 2024 hứng "bão" liên quan hoa hậu Việt Nam - Philippines

Người đẹp

14:46:04 06/10/2024
Không chỉ gặp sự cố sập dàn khung kết cấu treo thiết bị phải đổi sân khấu, Miss Cosmo 2024 tiếp tục gặp bão ngay khi vừa tìm được tân hoa hậu.

Quốc Thiên và Kay Trần cãi vã

Tv show

14:41:28 06/10/2024
Trước sự có mặt của các anh tài khác, Quốc Thiên và Kay Trần đã có màn đối đáp qua lại căng thẳng với nhau tại nhà chung.