Phỏng vấn dạo về câu hỏi lớn nhất lúc này: “Bạo hành” và “dạy dỗ” khác nhau thế nào, người lớn sẽ làm gì khi thấy 1 đứa trẻ bị bố mẹ đánh?
Câu trả lời của người lớn có thể sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
Những ngày qua, càng theo dõi sự việc, người ta càng cảm thấy đau xót và phẫn nộ trước người mẹ kế ác độc và người cha ruột tàn nhẫn, vô nhân tính. Càng thương xót cho cái chết của đứa bé vô tội, người ta lại càng day dứt về những điều “lẽ ra” đã phải làm để níu giữ sinh mệnh thuần khiết đó.
Những cái “giá như…” đắng chát
“Giá như bố mẹ không ly hôn thì V.A sẽ không phải chịu đựng nỗi đau kinh khủng ngoài sức tưởng tượng như thế này.”
“Giá như mẹ ruột V.A mạnh mẽ hơn, hiểu biết hơn về luật ly hôn để có thể giữ con bé ở lại bên mình…”
“Giá như những người hàng xóm ngay khi nghe thấy tiếng trẻ gào góc, tiếng la mắng ầm ĩ; khi nhìn thấy vết thâm tím trên người V.A hay cả sự lầm lũi sợ sệt đến lạ kỳ của đứa trẻ liền tìm hiểu đến cùng. Vì biết đâu, sự quyết liệt tưởng chừng như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng ấy” lại có thể giữ em ở lại với đời.”
“Giá như…” và “giá như…” cùng hàng loạt những giả thiết được đưa ra khiến người ở lại càng thêm chua xót.
Trở lại với vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến chết, rõ ràng không phải lần đầu tiên xảy ra. Mới hồi đầu năm, một bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị mẹ ruột và cha dượng bạo hành đến chết cũng từng gây xôn xao dư luận một thời gian khá dài.
Có điều, thường chỉ khi xảy ra hậu quả kinh hoàng như 2 vụ việc vừa đề cập ở trên, mới thấy người ta phẫn nộ, lên án. 2 vụ việc đều xảy ra ở những thành phố lớn, đông dân nhất cả nước. Điều này dấy lên một câu hỏi lớn, rằng chúng ta nhận thức thế nào về “bạo hành trẻ em”, điều gì khác biệt giữa “bạo hành” và “dạy dỗ”?
Clip phỏng vấn dạo dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nhạy cảm này, để xem người lớn chúng ta thực sự hiểu thế nào về vấn đề mang tính xã hội này.
Ai cũng đã từng gặp, nhưng…
Phỏng vấn dạo: Người lớn làm gì khi thấy trẻ bị bố mẹ đánh?
Theo ghi nhận của chúng tôi, đại đa số mọi người đều đã từng chứng kiến trẻ bị bố mẹ hoặc người thân đánh. Có thể là nhà hàng xóm, cũng có thể ngay trong chính gia đình mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do: Hoặc là cho rằng đó là “chuyện nhà người ta”, hoặc cho rằng đó là “dạy dỗ bình thường thôi” nên chúng ta hầu hết đều… không làm gì cả.
Thực trạng này có lẽ đã gióng lên một hồi chuông báo động, như một lời cảnh tỉnh người lớn rằng những đứa trẻ cần được quan tâm nhiều hơn, bảo vệ sớm hơn chứ không phải chờ đến khi chúng đã bầm dập, đã tử vong thì chúng ta mới lên tiếng phẫn nộ, đòi pháp luật trừng trị.
Khi thói “bao đồng” của người lớn trở thành sự bao bọc cuối cùng cho những đứa trẻ
Chúng ta vẫn thường sẵn sàng bóc phốt cửa hàng bán đồ kém chất lượng ngay tức thì, thậm chí bóc phốt ngôi sao này, người nổi tiếng nọ chỉ vì họ lỡ không may nói ra một câu nói gì đó nghe chưa vừa tai cho lắm. Thế nhưng khi gặp cảnh trẻ em bị bố mẹ chúng đánh thì lại coi đó là “chuyện riêng nhà người ta”, lại cho rằng những đòn roi đó chỉ là để giáo dục “bình thường thôi”?
Không giọt nước nào nhận ra rằng mình cũng đã góp phần làm tràn ly. Ai cũng nghĩ mình chỉ là những người ngoài cuộc, bé nhỏ và vô tội. Chúng ta tự cho phép mình đứng ngoài câu chuyện và phán xét, đổ lỗi cho tất thảy mà quên nhìn nhận lại chính bản thân.
Để không một đứa trẻ nào phải chết trong oan ức, hãy quan tâm nhiều hơn, học cách lên tiếng bảo vệ một đứa trẻ vì đứa trẻ nào cũng xứng đáng được yêu thương và vì bạn chỉ có thể tạo ra một môi trường sống an toàn cho con trẻ bằng việc bảo vệ cả những đứa trẻ khác mà thôi!
HÃY QUAN TÂM, trước khi nghĩ có thể làm gì cho trẻ, hãy quan tâm hơn, đó là điều kiện cần.
Lan truyền bài kêu gọi hỗ trợ gia đình bé 8 tuổi, bác họ lên tiếng làm sáng tỏ trong đêm
Bác họ của V.A khẳng định gia đình không kêu gọi hỗ trợ tiền dưới mọi hình thức.
Mới đây, một tài khoản Facebook tự nhận là đồng nghiệp cũ của mẹ bé V.A đăng tải trong nhiều hội nhóm kêu gọi ủng hộ tiền hỗ trợ cho gia đình bé.
Người này đăng kèm số tài khoản ngân hàng đứng tên G.T.H cùng số điện thoại, đồng thời tự nhận đã ủng hộ riêng 30 triệu trước vào tài khoản. Tinh vi hơn, đối tượng còn đăng dòng thông báo đã xin phép gia đình để đứng ra kêu gọi số tiền.
"Trước khi lập quỹ, mình đã xin phép chị Thanh Loan, chính là dì của bé V.A", tài khoản này viết.
Thông tin kêu gọi ủng hộ cho gia đình bé V.A đăng tải trên nhiều hội nhóm
Dòng thông báo này nhận được nhiều sự chú ý trên các diễn đàn. Thậm chí, 1 vài cư dân mạng đã nhanh chóng chuyển khoản với lời nhắn ủng hộ giúp gia đình bé V.A.
Một số cư dân mạng đã nhanh chóng chuyển tiền ủng hộ
Liên hệ chị Nguyễn Thị Thanh Loan - bác họ của bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành, chị Loan cho biết gia đình không hề kêu gọi hỗ trợ như thông tin nói trên.
"Mình đã đính chính ở rất nhiều trang hội nhóm là gia đình, người quen, thân của bé V.A không kêu gọi bất cứ sự ủng hộ vật chất nào ở bất kỳ hội nhóm nào cả.
Mong mọi người hết sức tỉnh táo và đừng để những kẻ xấu trục lợi. Xin mọi người nếu gặp bất cứ trường hợp nào lợi dụng việc này để trục lợi thì báo cáo report nick và nhắn cho tôi", chị Loan bày tỏ.
Theo chị Loan, khi chị nhắn tin cho chủ nhân số điện thoại đính kèm bài kêu gọi ủng hộ, 1 cô gái đã hồi đáp. Cô này cho biết bản thân không hiểu vì sao đang bị rất nhiều người lạ gọi nhắn tin làm phiền. Cô cũng khẳng định không phải là người đứng ra kêu gọi ủng hộ.
Khi chị Loan nhắn tin cho số điện thoại này, một cô gái lạ đã trả lời
Bác họ V.A cho biết chị sẽ mời công an điều tra các đối tượng có hành vi trục lợi này. Hiện gia đình của bé V.A đã được các luật sư hỗ trợ miễn phí và đang trong quá trình làm đơn, đưa vụ việc ra ánh sáng.
Ngày 30.12, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh về xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em.
Cùng với đó, trong báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Trẻ em cho biết, cơ quan chức năng và Tổng đài bảo vệ trẻ em đã nhận được đơn của bà N.T.H. (36 tuổi), mẹ ruột của nạn nhân.
Sau khi nhận được tố giác, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (111) đã kết nối với cán bộ trẻ em phường 22, quận Bình Thạnh, Phòng LĐ,TB&XH quận Bình Thạnh, Trung tâm Công tác xã hội trẻ em TP.HCM trực tiếp thu thập thông tin.
Đồng thời hướng dẫn gia đình cháu V.A. làm đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ, trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật của tổng đài để có hỗ trợ gia đình mẹ bé V.A..
Bé gái 8 tuổi từng hôn má "dì ghẻ" ăn mừng sinh nhật, biểu cảm khiến ai cũng xót xa Khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình bé V.A bất ngờ được cộng đồng mạng chia sẻ lại. Vụ việc bé gái 8 tuổi tử vong do bị mẹ kế bạo hành đã gây rúng động dư luận nhiều ngày qua. Những thông tin bên lề sự việc nhanh chóng khiến số đông đặc biệt quan tâm, trong đó có một tấm ảnh...