Phòng và điều trị bệnh viêm phổi cực hiệu quả bằng 10 bài thuốc dân gian
Những bài thuốc trị viêm phổi dưới đây phù hợp với những người bị bệnh nhẹ hoặc mới có dấu hiệu viêm phổi.
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình do vi rút hoặc vi khuẩn. Nhiễm trùng có thể lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp (thường qua bàn tay) hoặc do hít phải các hạt li ti trong không khí do ho hoặc hắt hơi.
Trên thực tế, bệnh viêm phổi có đe dọa đến tính mạng và có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng gì.
Trường hợp bệnh phát hiện muộn, chữa sai cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Được biết, bệnh viêm phổi đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người.
Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, tuy nhiên, nó thường gặp hơn ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Hiện nay, mặc dù có các loại vắc xin để phòng ngừa bệnh nhưng một khi đã lây nhiễm thì việc điều trị tương đối khó khăn. Khi đó, các bác sĩ thường kê một số thuốc để giảm đau và sưng tấy. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, người mắc bệnh viêm phổi có thể áp dụng một số phương pháp dân gian dưới đây:
1. Trà gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một vị thuốc tuyệt vời được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh viêm phổi. Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Bên cạnh đó, nó còn có chứa hoạt chất cineol có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh
Nguyễn liệu:
- 1 cm củ gừng
- 1 quả chanh
- Một thìa cà phê mật ong
- Một chén nước
Cách làm:
- Nạo gừng thành bột, sau đó cho một chén nước vào rồi đun sôi
- Sau khi đun sôi bột gừng thì lọc lấy nguyên phần nước
- Trộn nước gừng vừa lọc được với nước cốt chanh
- Cho mật ong vào hỗn hợp, khuấy đều rồi uống
2. Sữa nghệ
Các đặc tính dược phẩm có trong nghệ giúp loại bỏ chất nhờn ra khỏi phổi. Nó cũng làm dịu chứng viêm và giúp chống lại nhiễm trùng. Sử dụng sữa nghệ sẽ giúp bạn chống lại bệnh viêm phổi một cách hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 ly sữa ấm
- Nửa muỗng cà phê bột nghê
- muỗng cà phê bột tiêu đen
Cách làm:
- Trộn bột nghệ và bột điêu đen vào sữa ấm rồi chỉ việc uống
3. Lá húng quế và quế
Được biết đến không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý. Theo Đông y, húng quế giúp loại bỏ đờm từ ống phế quản và giảm triệu chứng viêm. Húng quế có khả năng sát trùng, diệt vi khuẩn, kháng khuẩn mạnh nên mỗi ngày bạn uống hỗn hợp 2 lần, sẽ cải thiện đáng kể cho căn bệnh viêm phổi bạn đang mắc phải.
Trong khi đó, các đặc tính tốt trong quế có thể giúp chống lại virus truyền bệnh và giảm nhiễm trùng. Việc kết hợp húng quế và quế chắc chắn sẽ tạo thành một bài thuốc tuyệt vời giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phổi.
Nguyên liệu:
- 3 đến 4 lá húng quế
- 2,5 cm mảnh quế
Video đang HOT
- 2 chén nước
Cách làm:
- Đun sôi 2 chén nước
- Cho thêm lá húng quế và mảnh quế vào nồi nước đang đun rồi tiếp tục đun sôi một lúc nữa
- Lọc lấy nước rồi uống. Bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê mật ông cho thêm hương vị
4. Hạt mè kết hợp với mật ong
Theo các chuyên gia, trong hạt mè, hạt lanh có những chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, long đờm, giúp làm sạch đường hô hấp. Trong khi đó mật ong có tác dụng chống vi khuẩn, virus nên có hiệu quả tốt với những người viêm phổi.
Nguyên liệu:
- 1 muỗng canh hạt mè
- 1 muỗng cà phê mật ong
- 1 cốc nước
Cách làm:
- Đun sôi tất cả hạt mè trong nồi
- Lọc lấy nước rồi cho thêm mật ong vào.
- Uống hỗn hợp trong khi nó vẫn còn nóng. Mỗi ngày bạn uống hỗn hợp trên 2 lần để kết quả được tốt nhất.
5. Xông hơi bằng tinh dầu bạch đàn
Điều trị viêm phổi bằng phương pháp xông tinh dầu bạch đàn cũng rất hữu hiệu. Dầu bạch đàn có tác dụng làm tan chất nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp. Ngoài ra, dầu bạch đàn còn có tính kháng khuẩn rất tốt cho việc điều trị viêm phổi. Nó cũng giúp bạn giảm các triệu chứng ho.
Nguyên liệu:
- Một bát nước sôi
- Tinh dầu bạch đàn
- Một cái khăn
Cách làm:
- Thêm tinh dầu bạch đàn vào bát nước sôi
- Lấy khăn che đầu để hít hơi nước
- Lặp lại điều này 2 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì
6. Nước chanh
Chanh có đầy đủ vitamin C sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Nó cũng giúp loại bỏ đờm ra khỏi phỏi và giảm triệu chứng viêm.
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh
- Một 1 nước ấm
Cách làm:
- Vắt nước cốt chanh vào nước ấm rồi uống
7. Rau bina và nước ép cà rốt
Rau bina và nước ép cà rốt sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể phục hồi tốt sau khi bị bệnh, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Nước rau bina và rau bina là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị bệnh viêm phổi.
Nguyên liệu:
- 5 đến 6 lá rau bina
- 1 củ cà rốt
Cách làm:
- Thái cà rốt thành từng miếng nhỏ
- Cho cà rốt và rau bina vào máy xay sinh tố rồi xay
- Lọc hỗn hợp lấy nước rồi uống
8. Lá bạc hà
Theo Đông y, bạc hà có vị cay, mùi thơm, tính mát, không độc có tác dụng tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi, giải độc cơ thể, chống xung huyết, co thắt phổi, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp rất tốt.
Nguyên liệu:
- 6-7 lá bạc hà tươi
- 1 thìa mật ong
Cách làm:
- Bạn lấy lá bạc hà tươi rửa sạch sau đó dùng chày giã nát sau đó lọc lấy 10ml nước cốt
- Tiếp tục trộn thêm 1 thìa mật ong vào nước cốt lá bạc hà và uống
- Mỗi ngày bạn có thể uống 4 lần hỗn hợp này, bệnh viêm phổi bạn đang mắc sẽ khỏi rất nhanh
9. Nước lọc
Đừng bao giờ xẹm thường tác dụng của việc uống nước đối với mọi chứng bệnh. Uống nhiều nước cũng góp phần giảm chất nhầy, điều trị viêm phổi. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước hơn trong những ngày đối phó với viêm phổi nhé.
10. Nước muối
Súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể “đối phó” với các triệu chứng viêm phổi. Nước muối loãng sẽ giúp họng bạn giảm sưng tấy và kháng viêm hiệu quả. Muối sẽ giết chết các vi khuẩn gây bệnh và giúp làm dịu cổ họng bị kích thích.
Theo Thanh Loan
Dịch từ boldsky
Khám Phá
Uống trà gừng mật ong đúng cách vào mùa lạnh đảm bảo đẩy lùi được nhiều bệnh
Trà gừng và mật ong sẽ trở thành "thần dược" giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch, điều trị các vấn đề hô hấp và phòng ngừa ung thư.
Gừng là một loại gia vị quen thuộc đối với mọi người, được nhiều người sử dụng. Gừng có tính kháng khuẩn cao, giúp điều trị đau bụng, đau nhức xương khớp, viêm họng, cảm lạnh rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm dịu cổ họng và bồi bổ cơ thể rất tốt.
Khi kết hợp mật ong với gừng thì lợi ích tăng lên rất nhiều. Hơn nữa, mật ong là dung môi kích thích hiệu quả của gừng với cơ thể. Hỗn hợp này được biết là loại thuốc bổ có tính năng chống viêm và chống oxy hoá, có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Cách tốt nhất để sử dụng "thần dược" này là trước tiên bạn ép gừng lấy nước rồi trộn một thìa cà phê nước gừng với một thìa mật ong. Bạn trộn đều hỗn hợp, sau đó bạn có thể ngậm khoảng 3-4 lần trong một ngày. Hoặc bạn chỉ cần hòa hai muỗng cà phê bột gừng và 2 muỗng cà phê mật ong vào một ly nước ấm 300ml và uống hàng ngày.
Dưới đây là 10 tác dụng thần kỳ khi kết hợp mật ong và gừng:
1. Giúp điều trị hen suyễn
Hỗn hợp mật ong, gừng cùng với tiêu đen có khả năng điều trị hoặc giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Nó giúp kích thích quá trình chống viêm tự nhiên, giải tỏa căng thẳng và thúc đẩy oxy chuyển đến phổi.
Mật ong sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong cơ thể và giúp đẩy các chất nhầy ra khỏi hệ thống hô hấp. Còn gừng hoạt động như một thuốc làm long đờm, loại bỏ chất nhầy trong hệ hô hấp của bạn.
2. Giảm khó chịu do viêm đường hô hấp
Hỗn hợp nước gừng và mật ong là phương pháp tuyệt vời để giảm khó chịu tức thời cho những người bị ho, đau họng hay sổ mũi.
3. Giảm buồn nôn và nôn mửa
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn thì hãy uống mật ong gừng, đảm bảo cơn buồn nôn sẽ bị "đánh bay". Nếu bạn bị say tàu xe, uống loại nước này trước khi bạn lên đường sẽ giúp làm cho cuộc hành trình của bạn có thể thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, gừng cũng được sử dụng để giảm tác dụng phụ nôn mửa do điều trị ung thư và hóa trị liệu.
4. Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự kết hợp của mật ong và gừng có tác dụng kích thích các enzyme chống oxy hóa làm giảm nguy cơ phát triển ung thư và di căn.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Gừng mật ong có hàm lượng cao protein trợ giúp trong quá trình tiêu hóa, kích thích sự bài tiết mật, giúp hòa tan chất béo. Hơn nữa, nó kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn đường ruột, giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa và tạo điều kiện đi tiêu thích hợp.
Các chuyên gia khuyên rằng uống 1 muỗng cà phê hỗn hợp gừng và mật ong rất hữu ích cho những người có vấn đề về tiêu hóa. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của gừng và mật ong.
6. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Tác động của mật ong và gừng giúp giảm căng thẳng mạch máu, do đó làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim, và đột quỵ.
7. Giảm đau do kinh nguyệt
Trà mật ong gừng được biết đến là bài thuốc hay có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng liên quan với chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng, mệt mỏi, giúp thư giãn các cơ bắp, làm giảm chuột rút trong bất kỳ thời điểm nào.
8. Giảm đau đầu
Hỗn hợp gừng và mật ong có thể mang lại lợi ích to lớn trong việc điều trị chứng nhức đầu và đau nửa đầu.
9. Ngăn ngừa đột quỵ
Một số nghiên cứu cho thấy những kết quả khả quan của hỗn hợp gừng - mật ong đối với đột quỵ. Khi được sử dụng cùng nhau, khả năng chống vón cục máu của gừng và mật ong có rất nhiều tác động tích cực tới vấn đề này.
10. Tăng cường hệ miễn dịch
Uống trà gừng mật ong thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe tổng thể của chúng ta vì nó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch. Cả 2 thành phần này đều giúp tăng sản xuất bạch cầu, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Cách ngâm gừng và mật ong để chăm sóc sức khỏe mùa lạnh
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Gừng tươi
Lưu ý tỉ lệ 1:1
Cách làm:
Bước 1: Gừng đem rửa sạch để vỏ, thái sợi nhỏ hoặc lát mỏng sau đó băm nhuyễn rồi cho vào hũ thủy tinh với một lớp gừng thì ứng với một mật ong và đây kín nắp
Bước 2: Sau đó, để hỗn hợp mật ong gừng ở nhiệt độ phòng vài giờ rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản. Khi nào thấy miếng gừng quắt lại là có thể đem ra dùng được.
Bước 3: Bạn có thể lấy một thìa cà phê nước mật ong gừng pha với nước ấm để làm nước uống vào mỗi buổi sáng. Còn gừng bạn có thể ngậm trực tiếp trong miệng rồi nuốt hoặc nhổ bỏ nếu không thích.
Tuy nhiên mọi người không nên dùng nhiều quá vì sẽ gây nóng trong người.
Theo Thanh Loan
Dịch từ boldsky
Khám Phá
Chuyên gia hướng dẫn cách đếm nhịp thở, cứu trẻ khỏi viêm phổi Ths.Nguyễn Thị Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, xử lý bệnh viêm phổi chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách. Theo các chuyên gia y tế, viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao. Đa...