Phòng và chữa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi
Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin…, nhất là đối với trẻ em. Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm mũi họng cấp. Ở trẻ em viêm mũi họng cấp xuất hiện có thể riêng biệt, nhưng thường có kèm theo viêm VA (amidan ở vòm mũi họng), viêm amiđan, đôi khi có viêm phế quản.
Bác sĩ Thái Hữu Dũng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, viêm mũi họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm mũi họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm mũi họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc mũi họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virus, vi khuẩn. Nguy hiểm hơn cả là liên cầu vi khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm vi cầu thận hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida).
Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ, như: thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ) và có thể do tác động của rượu.
Trẻ em dễ mắc bệnh viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi. Ảnh minh họa: dreamstime.
Một số triệu chứng điển hình:
- Đầu tiên bệnh nhân ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi tay chân.
- Sau đó mũi bắt đầu nghẹt chảy nước trong và loãng, kèm sốt cao, đột ngột (39-40 độ C), ớn lạnh, nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.
- Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau.
- Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần có cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Thông thường có đau rát và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể khàn tiếng.
- Khi mũi bị viêm sẽ sinh ra dịch chảy xuống họng khiến họng rất dễ bị viêm nhiễm dẫn viêm họng. Hơn thế khi bị viêm mũi người ta sẽ không tự thở bằng mũi như thông thường mà sẽ phải thở bằng miệng. Vô hình chung, lượng không khí đi từ ngoài vào cơ thể không được làm ấm và thanh lọc như bình thường sẽ đi thẳng xuống họng. Lúc này họng sẽ dễ dàng bị lạnh và tổn thương khiến cho các bệnh về đường hô hấp dễ xâm nhập.
Video đang HOT
Tình trạng này gây khó tập trung suy nghĩ, đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bệnh viêm mũi, họng cũng rất dễ phát sinh trong thời tiết khô lạnh và thường kéo dài, nếu để lâu có thể trở nặng, thành mạn tính.
- Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc mũi họng rực đỏ, thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt.
- Trong trường hợp viêm họng cấp do virus cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virus APC thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.
- Bệnh viêm mũi họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng, như: viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.
Theo bác sĩ Dũng, nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc.
Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol, sử dụng như sau:
- Trẻ nhũ nhi thì dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày
- Trẻ 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.
- Với người lớn dùng theo nhu cầu.
Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt, ăn thêm rau, trái cây.
Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày. Điều trị triệu chứng là chủ yếu. Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.
Một số lưu ý để phòng bệnh
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói, nước đá, thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
- Không tự ý nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch kéo dài như Rhinex, Otrivin…, nhất là đối với trẻ em.
- Khi trẻ sốt cao không nên ủ ấm quá hoặc ở trong phòng máy lạnh dưới 25 độ C.
- Không dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.
- Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi vì dễ gây chảy máu mũi.
Theo VNE
Xoa bóp chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt (RLKN ) là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.
Biểu hiện kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn trên 1 tuần trở lên (bình thường một chu kỳ kinh là 28 ngày), lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh sẫm màu, có khi vón cục hoặc nhớt loãng, bụng dưới trướng đau nhiều, đau thắt lưng, khi chườm nóng hoặc xoa nắn thì đỡ đau, có kèm theo váng đầu, hồi hộp, ăn uống kém,...
Day bấm huyệt đại trùy
RLKN do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm lạnh khi hành kinh; do cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày làm tổn thương khí huyết; hoặc do buồn phiền, căng thẳng thần kinh; hoặc ở tuổi thanh xuân bị thiếu dinh dưỡng do ăn uống kém (chủ yếu thiếu đạm và vitamin) khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chậm hoàn thiện... Để điều trị, nên kết hợp dùng thuốc, châm cứu bấm huyệt hoặc các món ăn thuốc... Xin giới thiệu cách xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt để chị em tham khảo áp dụng.
Vị trí huyệt thận du
1. Dùng ngón tay cái day huyệt quan nguyên trong khoảng 1 - 2 phút.
2. Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào vùng bụng dưới xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút, thấy nóng ấm là được.
3. Véo nắn da thịt hai bên cột sống từ đại chuỳ đến mệnh môn khoảng 20 lần.
4. Hai tay vòng ra sau lưng, dùng gồ ngón tay cái day huyệt thận du khỏang 1 - 2 phút.
5. Tiếp theo day huyệt mệnh môn khoảng 1 - 2 phút.
6. Dùng ngón tay cái day bấm huyệt huyết hải khoảng 1 - 2 phút.
7. Tiếp theo day bấm huyệt tam âm giao khoảng 1 - 2 phút.
Lưu ý: Nếu bệnh nặng và kéo dài, cần đến bệnh viện khám.
Vị trí huyệt: Quan nguyên: Dưới rốn 3 tấc, trên đường giữa bụng. Mệnh môn: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2. Đại chuỳ: Giữa đốt sống cổ 7 và đốt sống lưng 1. Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc. Huyết hải: Mặt trước trong đùi, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 tấc, huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức. Tam âm giao: Mắt cá trong đo thẳng lên 3 tấc, chỗ bờ sau xương chày.
Theo VNE
Chữa đau răng với cây hoàng mộc Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm thuốc chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán bột uống). Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều;...