Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi
Sử dụng các vật sắc nhọn như đá hoặc kính, một bộ lạc châu Phi rạch da trẻ em ngay từ nhỏ để đánh dấu bản sắc của mỗi người.
Một em bé bị rạch mặt ở bộ lạc Bétamarribé, châu Phi
Trong nhiều thế kỷ qua, phong tục rạch da đã là một phần văn hóa của bộ lạc Bétamarribé ở châu Phi.
Trong loạt ảnh do The Sun đăng tải, trẻ em nhăn nhó khi bị rạch da – một phong tục được gọi là “hiến tế” của bộ lạc.
Có những em chỉ mới 1 tuần tuổi khi bị khắc chữ hoặc hình lên đầu hoặc khuôn mặt.
Có những em chỉ mới 1 tuần tuổi khi bị khắc chữ hoặc hình lên đầu hoặc khuôn mặt.
Trên trang blog nói về văn hóa châu Phi Afro.legends.com, tác giả nói rằng những vết sẹo này thể hiện bản sắc của mỗi người, cho thấy họ thuộc gia tộc nào, theo tôn giáo nào.
Ngoài ra, chúng cũng tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh, là “dấu vết của sự tự hào”.
Video đang HOT
Những vết sẹo này thể hiện bản sắc của mỗi người, cho thấy họ thuộc gia tộc nào, theo tôn giáo nào.
Ở Benin, nơi bắt nguồn của tôn giáo vodun ở Tây Phi, nhóm dân tộc Houeda tin rằng việc rạch da trẻ em, thường là trên khuôn mặt, kết nối các em với tổ tiên.
Gamba Dahoui, một góa phụ, nói với BBC rằng cô đã làm sạch vết rạch với các loại thuốc thực vật và rượu gin sau khi rạch đầu người khác, thậm chí sử dụng than để giúp vết thương mau lành.
Nhóm dân tộc Houeda tin rằng việc rạch da trẻ em, thường là trên khuôn mặt, kết nối các em với tổ tiên.
Theo BBC, phong tục này đang ngày càng bớt phổ biến vì một số người không muốn bị rạch da. Lý do chủ yếu vì các nguy cơ nhiễm bệnh.
Một người đàn ông từng bị rạch mặt nói với BBC rằng văn hóa truyền thống có thể được thể hiện bằng những cách khác bớt đau đớn hơn, ví dụ như nhảy múa, ngôn ngữ và các nghi lễ.
Phong tục này đang ngày càng bớt phổ biến vì một số người không muốn bị rạch da
Theo Danviet
Dấu chấm hết cho vụ thanh niên Mỹ bị bộ lạc nguyên thủy giết
Theo chuyên gia, việc nỗ lực thu hồi thi thể thanh niên Mỹ "sẽ chỉ dẫn đến đổ máu không đáng có"
Chính quyền Ấn Độ từ bỏ nỗ lực thu hồi thi thể thanh niên Mỹ bị bộ lạc Sentinel sát hại.
Theo tờ Guardian, chính quyền Ấn Độ nói họ không có kế hoạch thu hồi thi thể John Allen Chau, người bị bộ lạc nguyên thủy Sentinel sát hại trên hòn đảo hẻo lánh hồi đầu tháng này.
Nhà nhân chủng học hợp tác với chính quyền nói nỗ lực thu hồi thi thể đã chấm dứt vì không có cách nào đặt chân lên đảo mà không gây thêm xung đột với bộ lạc Sentinel.
"Chúng tôi đã quyết định không kích động họ", nhà nhân chủng học giấu tên nói. "Chúng tôi đã không liên lạc với họ suốt nhiều ngày qua và quyết định không nỗ lực nữa".
Theo nhà nhân chủng học này, tiếp tục nỗ lực thu hồi thi thể thanh niên Mỹ "sẽ chỉ dẫn đến đổ máu không đáng có giữa người bên ngoài và người bộ lạc Sentinel".
"Chúng ta không nên làm tổn hại đến cuộc sống của họ", người này nói. "Họ bắn tên vào bất kỳ người lạ mặt nào. Đó là thông điệp của họ, rằng đừng đặt chân lên đảo. Chúng tôi tôn trọng điều này".
Theo chuyên gia Ấn Độ, việc chính quyền tăng cường cho người khảo sát hòn đảo đã khiến người Sentinel cảnh giác và càng trở nên hung hãn hơn. Điều này đi ngược lại chính sách của chính phủ, rằng nên để bộ lạc nguyên thủy được yên.
John Allen Chau bị sát hại trên đảo hoang khi cố gắng "chuyển lời của Chúa" đến bộ lạc nguyên thủy.
Theo chuyên gia này, thông điệp ngừng tìm kiếm đã được gửi đến Đại sứ quán Mỹ ở Delhi. "Họ hiểu tình hình và không buộc chúng tôi thu hồi thi thể bằng mọi giá".
John Allen Chau, 27 tuổi, bị sát hại trong khoảng tối ngày 16.11 cho đến sáng sớm hôm sau. Ngư dân đưa Chau đến gần hòn đảo nói nhìn thấy người bộ lạc Sentinel chôn xác thanh niên Mỹ dưới cát.
Bộ lạc Sentinel được cho là đã sống trên đảo suốt 60.000 năm qua, kể từ khi đặt chân đến hòn đảo từ châu Phi.
Theo nhật ký mà Chau để lại, thanh niên Mỹ muốn "gửi lời của Chúa" đến những người trên đảo. Mặc dù bị xua đuổi, bắn tên nhưng Chau vẫn quay trở lại vào ngày 16.11 để rồi bị sát hại.
Lãnh sự quán Mỹ ở Ấn Độ không bình luận về việc có làm giấy chứng tử cho thanh niên Mỹ hay không, vì không thu hồi được xác.
Theo Danviet
Băng đảng tội phạm đe dọa tính mạng người Trung Quốc ở châu Phi Các băng đảng tội phạm trang bị súng và mã tấu nhắm đến một khu mỏ Trung Quốc khai thác vào rạng sáng ở Nambi, tại một ngôi làng Uganda, cách thủ đô Kampala khoảng 50km. Công nhân Trung Quốc lo ngại đến sự an toàn của bản thân khi làm việc ở Uganda. Bên trong khu mỏ có quản lý Trung Quốc...