Phong tục đón Tết Nguyên đán đặc sắc của Trung Quốc
Tết Nguyên đán của người Trung Quốc còn được gọi là Tết Âm lịch, Xuân tiết, Niên tiết, Quá niên.
Đây là dịp lễ hội dân gian cổ xưa đặc sắc, đồng thời cũng là một trong những lễ hội truyền thống sôi động nhất ở Trung Quốc hàng năm.
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images
Xuân tiết, theo nghĩa hẹp, là ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của năm mới. Còn theo nghĩa rộng, Xuân tiết là từ tiết Lạp Bát hoặc Tiểu niên đến ngày 19 tháng giêng âm lịch của năm sau, đều tính là Xuân tiết. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục dân gian đặc sắc đón Tết. Sau đây là 10 phong tục dân gian đặc sắc nhất của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán.
Theo sách ghi chép “Lỗ Thị Xuân Thu”, ngay từ thời Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã có tập tục quét bụi (chen) trong Xuân tiết. Vì “bụi” (“”) và “trần” (“”) ” trong tiếng Trung Quốc tuy khác chữ viết nhưng đồng âm “chen”, nên việc quét bụi trong ngày Tết đã mang một ý nghĩa mới, tức là “tẩy trần (cũ) đón mới”, với mong muốn quét sạch mọi điều xui xẻo ra khỏi cửa nhà.
2. Dán câu đối, chữ Phúc, thần cửa
Vào buổi chiều trước Xuân tiết, trẻ em sẽ bước lên ghế, lấy hồ và chổi nhỏ để phết hồ, dán câu đối lên cửa, sau đó để người lớn bên dưới xem đã dán đúng chưa. Câu đối thường được dán ở hai bên trái và phải của cửa ra vào. Một số nhà dán chữ Phúc trên cửa nhà, tường nhà, thanh ngang để gửi gắm niềm mong mỏi về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Một số người sẽ dán hình các vị thần trên các cánh cửa, cầu nguyện cho một năm bình an vô sự và tăng thêm phần không khí lễ hội vui vẻ.
3. Tế thần, tế tổ
Tế thần trong Tết Nguyên đán là một phong tục phổ biến khắp Trung Quốc. Phong tục cúng tế thần linh ở các nước có nhiều điểm giống và khác nhau, nhưng mục đích về cơ bản giống nhau, đều là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đại cát đại lợi trong năm mới.
Tế tổ thường diễn ra sau khi tế thần linh, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, theo tập tục thông thường, trước khi ăn cơm trưa hàng ngày, mỗi nhà cử một người đại diện mang đồ ăn, lễ vật đến từ đường để cúng lễ và tỏ lòng thành kính với tiên tổ. Cứ thế đến tận rằm tháng giêng, từ đường mới đóng cửa.
4. Ăn sủi cảo, bánh trôi, bánh Tết
Video đang HOT
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images
Ở hâu hêt các vùng phía Bắc Trung Quôc, trong Xuân tiêt, có phong tục ăn sủi cảo vào buôi sáng. Người ta thường cho mọt đông tiên xu vào sủi cảo. Nêu ai được ăn sủi cảo có đông tiên xu thì mọi người sẽ nói rằng đây là người hạnh phúc nhât nhà năm đó.
Ở thành phô Hoài An thuọc tỉnh Giang Tô, có phong tục ăn bánh trôi vào buôi sáng. Còn ở thành phô Khai Phong thuọc tỉnh Hà Nam, cả sủi cảo và bánh trôi đêu được ăn trong Xuân tiêt. Ngoài ra, người Trung Quôc còn có tạp quán ăn bánh Têt trong dịp Têt âm lịch và hương vị của bánh Têt môi nơi môi khác.
5. Đón Giao thừa và lì xì
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images
Đón Giao thừa (Trừ tịch) cũng là mọt trong những hoạt đọng quan trọng nhât của Têt âm lịch. Mọi người thức cả ngày, cùng nhau chờ đợi thời khắc bước sang ngày mới đê chào đón năm mới.
Lì xì năm mới là mọt tạp tục yêu thích của trẻ em và thê hẹ trẻ. Sau bữa ăn đêm Giao thừa qua năm mới, những người lớn tuôi sẽ lân lượt tạng những đông tiên mừng tuôi cho thê hẹ trẻ và dùng chỉ đỏ têt những đông tiên xu bằng đông thành dây và quàng lên ngực trẻ em, nói rằng chúng có thê trân áp tà ma và xua đuôi ma quỷ. Tục lẹ này đã phô biên từ thời nhà Hán. Tuy nhiên, hiẹn nay không còn tiên đông như thời xưa nữa, nên người Trung Quôc thường lì xì bằng tiên mạt đựng trong bao lì xì màu đỏ.
6. Đốt pháo
Khi xuân đên, viẹc đâu tiên mà môi gia đình làm khi mở cửa là đôt pháo, chia tay cái cũ và nghênh đón cái mới bằng tiêng pháo nô giòn giã, đê thê hiẹn sự tôt lành. Tât nhiên, đôt pháo đã bị câm ở nhiêu nơi tại Trung Quôc vì vân đê an toàn.
7. Chúc Tết
Chúc Têt là mọt trong những phong tục quan trọng nhât trong Têt Nguyên đán. Vào sáng mùng Một Tết, người lớn và trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, đội mũ mới, đi thăm họ hàng, bạn bè, chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, đại cát đại lợi. Việc chúc Tết thường bắt đầu từ trong nhà mình, sau khi người ít tuổi hơn bày tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi hơn.
Khi ra ngoài gặp nhau, mọi người sẽ chào hỏi và chúc Tết nhau với nụ cười trên môi.
8. Chơi hội làng, hội chùa
Trong Tết Nguyên đán, thường có các hội làng, hội chùa ở các vùng nông thôn. Các hội làng, hội chùa ban đầu chỉ là một hoạt động tế lễ long trọng, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người dân, các hội làng, hội chùa dần dần tăng thêm nhiều hoạt động mua bán và một số hoạt động vui chơi giải trí đầy màu sắc, trong khi vẫn duy trì những hoạt động tế lễ.
9. Múa rồng, múa lân
Rồng là một con vật tốt lành trong truyền thuyết. Tương truyền rằng rồng có thể hô mưa gọi gió trên trời và cũng có thể cầu phúc hoặc giáng họa nơi trần gian. Ngay từ thời nhà Hán đã có hoạt động múa rồng cầu mưa. Ngoài múa rồng còn có múa lân, ở miền Bắc Trung Quốc còn gọi là múa sư tử. Đây cũng là một phong tục tương đối phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với nhịp sống hiện đại, những hoạt động này ngày nay thưa thớt hơn trước.
10. Đi cà kheo
Đi cà kheo cũng là một hoạt động giải trí trong dịp Tết Nguyên đán. Người biểu diễn cà kheo buộc những thanh gỗ cao hai, ba thước vào chân và biểu diễn những động tác khó, hài hước. Tuy nhiên, hoạt động giải trí này cũng ngày một ít dần trong cuộc sống hiện đại.
Người Trung Quốc háo hức đón Tết Nguyên đán sau 3 năm phong tỏa vì COVID-19
Không khí Tết nhộn nhịp đã trở lại với đất nước tỷ dân sau 3 năm duy trì các biện pháp chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt.
Người dân chọn đồ trang trí cho Lễ hội mùa xuân sắp tới tại một hội chợ dọc theo đường Thượng Hải của thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía Nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trung Quốc đã chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 40 ngày để những người lao động xa quê có thể kịp sắp xếp về ăn Tết cùng gia đình. Các khu chợ và cửa hàng trên khắp đất nước đang đón lượng khách ngày càng tăng khi Tết Nguyên đán đang đến gần, rơi vào ngày 22/1 năm nay.
Khung cảnh người bán, người mua tấp nập. Ảnh: Tân hoa xã
Hội chợ dọc theo đường Thượng Hải của thành phố Nam Ninh. Ảnh: Tân Hoa xã
Quầy viết thư pháp bày đồ trang trí trong hội chợ. Ảnh: Tân Hoa xã
Một người dân mua sắm đồ trang trí cho Tết Nguyên đán tại một cửa hàng ở huyện Longhui, thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Khi Tết Nguyên đán đến gần, các đồ trang trí và tác phẩm thủ công có hình ảnh thỏ, một trong 12 con giáp của Trung Quốc, được trang trí khắp đường phố, tạo thêm không khí rộn ràng cho ngày Tết. Ảnh: Tân Hoa xã
Em bé tạo dáng chụp ảnh giữa những chiếc đèn lồng hình con thỏ ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Nghệ nhân tô màu cho tác phẩm dân gian tại xưởng sản xuất tượng đất sét ở huyện Yutian, tỉnh Hà Bắc, phía Bắc Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trẻ em chụp ảnh trước những chiếc đèn lồng đỏ tại một công viên ở Bắc Kinh. Màu đỏ là màu chủ đạo của Tết Nguyên đán vì được cho là có tác dụng xua đuổi tà ma. Ảnh: AFP
Hành khách chờ làm thủ tục tại một nhà ga ở Bắc Kinh, khi mọi người tất bật trở về quê ăn Tết. Ảnh: AFP
Người bán hàng xếp đèn lồng và các đồ trang trí khác dọc con phố ở thành phố Ruili, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Người đàn ông bán quất tại một gian hàng ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được trang hoàng đón Tết. Ảnh: AFP
Người dân đến thăm Vườn Dự Viên trước Tết Nguyên đán ở Thượng Hải. Ảnh: AFP
Người dân trang trí đèn lồng đỏ ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Trẻ em múa lân dọc một con phố ở Bắc Kinh. Múa lân, cũng như múa rồng, là hoạt động truyền thống trong Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Cậu bé đeo khẩu trang tạo dáng trước màn hình lớn hiển thị đồ họa trang trí cho Tết Nguyên đán ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Du khách đeo khẩu trang bước ra từ ga xe lửa Bắc Kinh. Hàng triệu người Trung Quốc dự kiến sẽ di chuyển về quê ăn Tết trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay. Ảnh: AFP
Trung Quốc nỗ lực đảm bảo kỳ xuân vận suôn sẻ khi COVID-19 bùng phát Khi nhu cầu đi lại vào dịp Tết Nguyên đán tăng cao chưa từng thấy trong ba năm qua, ngành giao thông vận tải Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để đảm bảo kỳ xuân vận suôn sẻ và an toàn trong bối cảnh ứng phó với COVID-19. Hành khách xếp hàng để vào ga tàu Tô Châu ở Tô Châu, tỉnh...