Phong tục đón Lễ Tình nhân đa dạng trên thế giới
Được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới, Lễ Tình nhân không chỉ dịp dành cho các cặp đôi đang yêu, mà còn là ngày để những người độc thân tìm kiếm “nửa kia” của mình.
Nhật Bản: Việc tặng quà được xem là nhiệm vụ của phái đẹp Nhật Bản trong ngày 14/2. Theo truyền thống, các cô gái thường tặng giri choco (chocolate nghĩa vụ hay chocolate lịch sự) cho đồng nghiệp nam hay người quen nam giới và sau đó là honmei choco (chocolate yêu thích), thường là socola tự làm để dành tặng người yêu hoặc chồng. Tuy nhiên, giri choco đang ngày càng bị phụ nữ Nhật Bản phản đối. Bên cạnh vấn đề tài chính, nhiều người cho biết họ cảm thấy khó chịu khi phải cố làm vừa lòng đồng nghiệp, cấp trên bằng việc tặng quà trong Lễ Tình nhân.
Hàn Quốc: Valentine ở xứ kim chi có tới 3 ngày, bao gồm Valentine Đỏ (14/2), Valentine Trắng (14/3), Valentine Đen (14/4). Giống với Nhật Bản, phái yếu sẽ tự tay làm chocolate tặng cho “nửa kia” vào ngày này. Đến Valentine Trắng, nam giới sẽ “đáp lễ” lại. Còn ngày Valentine Đen dành cho những người độc thân. Họ thường mặc đồ đen, ăn mì đen và tụ tập để tiệc tùng cùng nhau.
Trung Quốc: Ngày Lễ Tình nhân của người Trung Quốc là ngày mùng 7/7 âm lịch (Thất tịch). Nguồn gốc của ngày này xuất phát từ truyền thuyết vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước. Vào ngày Thất tịch, bên cạnh tặng nhau hoa và chocolate, các cặp tình nhân sẽ cùng đến Đền Bà Mối để cầu cho tình yêu bền chặt dẫn đến hôn nhân hạnh phúc. Những cô gái còn lẻ bóng thường cầu nguyện dưới sao trời vào buổi đêm và thả một chiếc kim lên bề mặt chậu nước. Nếu kim không chìm thì đó là dấu hiệu cho thấy tình yêu sắp sửa gõ cửa.
Pháp: Quốc gia này từng tồn tại phong tục “rút thăm tình yêu” trong Lễ Tình nhân. Những người độc thân ở mọi lứa tuổi sẽ tụ tập, tìm kiếm đối tượng để ghép đôi. Nếu người đàn ông cảm thấy không thích người phụ nữ mình chọn, anh ta sẽ bỏ đi. Những cô gái không tìm được người ghép đôi sẽ gặp nhau vào cuối ngày, cùng đốt ảnh những người từ chối họ. Sau này, chính phủ Pháp ban hành lệnh cấm phong tục này.
Video đang HOT
Anh: Ngày 14/2, những người yêu nhau tại xứ sở sương mù thường trao tặng những chiếc thìa bạc được khắc biểu tượng chìa và ổ khóa, tượng trưng cho việc trao chiếc chìa mở khóa tình yêu cho đối phương. Còn với phụ nữ độc thân, họ có truyền thống đặt 5 lá nguyệt quế trên giường, 4 lá ở góc và 1 lá ở chính giữa vào tối ngày Valentine. Truyền thống này có từ thế kỷ 17 được cho là có thể giúp các cô gái nhìn thấy người chồng tương lai của mình trong giấc mơ.
Tây Ban Nha: Ở xứ Valencia (Tây Ban Nha), ngày dành cho các cặp đôi rơi vào 9/10 hàng năm, hay còn được biết đến là Ngày của Thánh Dionysius, vị thánh bảo trợ cho tình yêu. Vào dịp này, nhiều lễ hội, diễu hành được tổ chức hoành tráng dọc các con phố. Mocadora, món bánh hạnh nhân tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, sẽ được phái mạnh đem tặng cho người yêu.
Romania: Lễ Tình nhân tại quốc gia châu Âu này được tổ chức riêng vào ngày 24/2, với tên gọi Dragobete hay còn được biết đến như ngày những đôi chim kết tổ. Người Romania tin rằng nếu ai đó giẫm lên chân nửa kia của mình trong dịp này, họ sẽ trở thành người dẫn dắt mối quan hệ.
Đan Mạch, Na Uy: Tại hai quốc gia thuộc Bắc Âu, nam giới sẽ gửi thư tình ẩn danh cho người phụ nữ mình thích vào ngày 14/2. Truyền thống này được người địa phương gọi là “gekkebrev” , trong đó lá thư được ký tên bằng những chấm tròn. Số chấm tương ứng với số chữ cái trong tên người đàn ông. Nếu người phụ nữ đoán đúng, người đàn ông sẽ tặng cô một quả trứng trong Lễ Tạ ơn. Nếu đoán sai, cô gái sẽ nợ người đàn ông một quả trứng.
Brazil: Người Brazil không kỷ niệm Lễ Tình nhân vào ngày 14/2 mà vào ngày 12/6. Vào dịp này, phụ nữ độc thân sẽ viết tên những người đàn ông mà mình có cảm tình, sau đó để vào một cái nón và “rút thăm”. Họ tin rằng người mà mình bốc trúng có thể trở thành chồng họ trong tương lai.
Theo news.zing.vn
Tranh cãi về chết não, hai mặt - NATO vẫn đồng lòng chống lại TQ, Nga
Các lãnh đạo khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết thúc thượng đỉnh lần thứ 70, và tuyên bố sẽ đoàn kết chống lại đe dọa chung là Nga và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Các quan chức khẳng định hội nghị đã thành công. Điển hình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã không cản trở kế hoạch hỗ trợ phòng thủ ở Bắc Âu và Đông Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa sẽ làm vậy trừ khi các đồng minh coi các chiến binh người Kurd ở Syria là khủng bố, theo Reuters.
Trong tuyên bố chung, lãnh đạo 29 nước cho biết: "Các hành vi gây hấn của Nga tạo thành mối đe dọa cho an ninh khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, và chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức vẫn là đe dọa thường trực cho tất cả".
Hội nghị thượng đỉnh nửa ngày ở một khu sân golf ngoại ô London ban đầu có vẻ khó khăn, và các quan chức nỗ lực để tránh những ồn ào như của hội nghị năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn rằng các đồng minh không chi đủ cho an ninh chung.
Năm nay, hội nghị diễn ra trong bối cảnh đầy rắc rối. Tổng thống Erdogan tiến quân vào Syria và mua tên lửa Nga, bất chấp sự phản đối của các đồng minh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã miêu tả NATO là "chết não" trong một cuộc phỏng vấn tháng 11.
Các lãnh đạo NATO chụp ảnh chung tại hội nghị ở ngoại ô London ngày 4/12. Ảnh: Reuters.
Đến ngày 3/12, đến lượt Tổng thống Trump gọi bình luận của ông Macron là "rất, rất tệ", và tiếp tục lên án các đồng minh đã không chi tiêu đủ cho quốc phòng. Tối 3/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, khi đang nói chuyện với ông Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, chế giễu buổi họp báo kéo dài của ông Trump, mà không để ý rằng cuộc nói chuyện đang bị ghi hình.
"Các ông có thấy các cố vấn của ông ta há hốc mồm ra không", ông Trudeau nói, bình luận của ông được thu lại vì micro vô tình vẫn bật.
Ông Trump nói ông Trudeau bực mình vì bị ông chỉ trích là đã không đạt được mức chi 2% GDP cho NATO. "Ông ta hai mặt", ông Trump nói về người đồng cấp Canada.
Tuy nhiên tại họp báo sau hội nghị, ông Trudeau nói không có ý xúc phạm.
Trong chuyến đi Anh, ông Trump vẫn bình luận về bầu cử Anh, dù trước đó đã hứa sẽ không can dự vào.
Bất chấp lời qua tiếng lại, các quan chức nói có nhiều quyết định quan trọng được đưa ra, bao gồm một thỏa thuận bảo đảm bảo mật truyền thông, như về mạng di động thế hệ mới 5G. Mỹ muốn các đồng minh cấm thiết bị từ hãng Huawei của Trung Quốc.
"Tôi nói với Italy, và có vẻ Italy cũng không muốn (mua thiết bị Huawei). Tôi nói với các nước khác, họ cũng không muốn", ông Trump cho biết, dù thông cáo chung 29 nhà lãnh đạo không chỉ đích danh Huawei.
Ông Macron vẫn giữ lập trường chỉ trích NATO, và nói các lãnh đạo cần thẳng thắn nhìn lại, bàn bạc giải pháp.
Tuy vậy, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong khi Nga là mối đe dọa, NATO vẫn muốn đối thoại xây dựng với Nga. Về Thổ Nhĩ Kỳ, ông nói hệ thống phòng thủ S-400 mua của Nga không hề tương thích với phòng thù của NATO.
Đức và Pháp cũng nhận được ủng hộ với đề xuất rà soát lại mục đích chiến lược của NATO, để nghiên cứu xem NATO nên định hướng về đâu trong tương lai, có thể bao gồm việc chuyển trọng tâm từ phía đông sang các mối đe dọa ở Trung Đông và châu Phi, theo Reuters.
Theo news.zing.vn
Ủy ban Tình báo Hoa Kỳ xem xét báo cáo luận tội đối với Tổng thống Trump và Ukraine Ủy ban Tình báo Hạ viện sẽ cho phép các thành viên được xem xét để phê duyệt bản báo cáo luận tội của Ủy ban vào hôm nay (02/12) trước cuộc bỏ phiếu diễn ra vào thứ Ba (03/12). Báo cáo này sẽ nêu chi tiết những phát hiện của Ủy ban từ cuộc điều tra luận tội về Tổng thống Trump...