Phong tục chào hỏi ‘một không hai’ trên thế giới
Mỗi dân tộc trên hành tinh lại có một cách chào hỏi độc đáo khác nhau.
Đối với khách du lịch thích tìm đến những vùng đất lạ, điều đầu tiên họ cần biết là lời chào hay cách người dân nơi họ sắp đến chào hỏi nhau. Ở một số địa danh, người dân có cách chào hỏi độc nhất vô nhị!
1. New Zealand
Du khách tới thăm New Zealand sẽ phải làm quen với cách chào truyền thống độc đáo của thổ dân Maori, được gọi là “hongi”. Theo truyền thống hongi này, hai người mới gặp sẽ phải cọ mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở sự sống từ người còn lại, hơi thở do chúa trời ban tặng.
2. Tây Tạng
Ở một số dân tộc người Tạng, thè lưỡi là cách chào hỏi thân thiện. Truyền thống này đã có từ thế kỷ thứ 9, dưới thời vị vua Lang Darma, Tây Tạng. Tương truyền, ông vua này có một cái lưỡi đen xì.
Người dân Tây Tạng sau này sợ vua Lang Darma nhập vào mình nên khi chào đều phải thè lưỡi để chứng minh lưỡi mình không đen, nghĩa là không bị hồn ma thế kỷ trước nhập vào. Nếu muốn từ chối kiểu chào này, hãy nhai một ít cam thảo trong miệng để không phải thè lưỡi ra.
3. Tuvalu
Ở hòn đảo thuộc khu vực Polynesia này, nếu muốn chào nhau, người dân sẽ áp mũi vào má người còn lại và hít thật sâu.
Video đang HOT
4. Mông Cổ
Khi đến nhà của người Mông Cổ, nếu may mắn, bạn sẽ được họ cho xem một cái hada – một dải lụa hay vải cotton. Khi đó, bạn phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bằng cả hai tay và từ từ cúi thấp người. Đây là biểu tượng cực quan trọng, thể hiện sự tôn trọng trong đời sống văn hóa Mông Cổ. Một số vùng ở Mông Cổ cũng sẽ mời khách hút chung tẩu thuốc.
5. Kenya
Để chào đón những vị khách mới đến, người dân bộ lạc Maasai ở Kenya sẽ nhảy điệu adamu, tương truyền là điệu nhảy của các chiến binh trong bộ tộc.
Để bắt đầu, các vũ công sẽ kể một câu chuyện, sau đó mới múa vòng tròn và thi xem ai nhảy cao nhất. Trong khi các vũ công nhảy múa, khách đến làng sẽ được mời uống sữa hoặc… máu bò.
6. Greenland
Thông thường, người dân ở Greenland nói riêng và Bắc Cực nói chung sẽ chào theo kiểu người Eskimo, được gọi là kiểu chào kunik. Hai người gặp nhau sẽ ấn mũi và môi trên vào nhau.
7. Philippines
Ở Philippines, khi những người trẻ chào người lớn tuổi hơn, họ phải cúi thấp xuống, nắm tay phải của người già bằng tay phải của họ và đưa tay lên sao cho các đốt ngón tay của người già chạm vào trán của người trẻ. Cùng một lúc, họ phải nói: “Mano Po” (“mano” là tay còn “po” là kính trọng).
Theo Xzone
Những phong tục hôn nhân có 1-0-2 trên thế giới
Một số nước trên thế giới có những phong tục hôn nhân kỳ quặc: một vợ nhiều chồng, đàn ông là người thách cưới ...
1. Tục "đa phu"
Truyền thống "đa phu" của người Hindu từng rất phổ biến ở Ấn Độ nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số cộng đồng nhỏ, đặc biệt là ở nơi nam giới chiếm đa số như ở vùng Dehradun, phía Bắc Ấn Độ. Theo phong tục hôn nhân kỳ quặc này khi một cô gái lấy chồng, gia đình chồng có bao nhiêu anh em trai thì cô sẽ phải làm vợ của tất cả bọn họ.
Theo tục "đa phu", cô gái Rajo Verma (21 tuổi) ở vùng Dehradun, có tới 5 người chồng là anh em ruột
Truyền thống lấy anh em trai được cho là có nguồn gốc từ sử thi Mahabharatha, trong đó Draupadi, con gái của Vua Pancha, đã kết hôn với 5 anh em ruột. Truyền thống này được cho là cách để giữ nguyên đất đai của gia đình vì nếu lấy nhiều vợ thì gia đình sẽ phải chia đất đai cho các con.
2. "Quan hệ" với người thân của bạn đời
Người vợ, chồng có quyền quan hệ tình dục với anh, chị em ruột thịt của bạn đời (Ảnh minh họa)
Theo phong tục truyền thống, một số bộ tộc ở các quốc gia Nam Mỹ như người Caingang ở Brazil và người Siriono ở Bolivia... cho phép cặp vợ chồng có quyền "làm chuyện đó" với anh, chị em ruột của bạn đời. Điều này nghĩa là người chồng có thể công khai quan hệ tình dục với chị, em gái của vợ... và người vợ có thể quan hệ với anh, em trai của chồng.
Những bộ tộc này cho rằng việc đó với người thân của bạn đời sẽ thắt chặt thêm tình cảm giữa anh, chị em trong gia đình. Tuy nhiên vì phong tục kỳ quặc này mà trong gia đình sẽ có những đứa con cùng cha, khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
3. Không được cưới vợ khi chưa học về "chuyện ấy"
Những thanh niên trên quần đảo Cook sẽ phải học lớp giáo dục về sex (Ảnh minh họa)
Để giữ gìn hạnh phúc gia đình sau này, những thanh niên trên quần đảo Cook ở Nam Thái Bình Dương đến độ tuổi dậy thì sẽ phải học một lớp giáo dục về "chuyện ấy". Sẽ có một chuyên gia phụ trách dạy những thanh niên này các tuyệt chiêu cần thiết chốn phòng the. Họ sẽ được học cách giúp nữ giới "lên đỉnh" và làm thế nào để kéo dài thời gian xuất tinh. Các chàng trai đều phải trải qua lớp học này, nếu không học tập tốt sẽ không được cưới vợ.
4. Mẹ cô dâu chứng kiến "đêm động phòng"
Trong phong tục Columbia, mẹ cô dâu sẽ chứng kiến đêm động phòng của cặp đôi mới cưới (Ảnh minh họa)
Columbia là vùng đất có rất nhiều phong tục kỳ lạ. Theo truyền thống của người Columbia đêm động phòng của cặp đôi mới cưới phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của mẹ cô dâu. Họ cho rằng sự giám sát của mẹ cô dâu sẽ rất hữu ích khi vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm yêu đương.
Người mẹ sẽ ngồi quan sát con gái và con rể "động phòng" trong đêm tân hôn. Nếu có vấn đề, bà sẽ lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương. Theo quan niệm của người Columbia, đêm tân hôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống vợ chồng, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ gắn bó chặt chẽ hơn nhờ sự đồng điệu trong "chuyện ấy". Người Columbia cho rằng phong tục kỳ quặcnày sẽ giúp hai vợ chồng duy trì tình cảm bền lâu hơn.
5. Đàn ông là người thách cưới
Thổ dân Equateur (Ảnh minh họa)
Thổ dân Equateur - Brazil sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái. Tập tục cưới hỏi ở đây rất lạ, gia đình nhà gái sẽ phải đem lễ vật đến nhà trai. Lễ vật gồm: một chiếc sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng. Chàng trai sẽ được quyền "thách cưới" hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc... Nếu không đáp ứng đủ lễ vật, cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ... phải ở giá suốt đời.
Theo Afamily
Cưới theo phong tục, chú rể bị đánh hôn mê Theo phong tục, khi tổ chức đám cưới, chú rể sẽ bị mọi người đánh bằng roi và Lý Đoan Giang cũng không ngoại lệ. Ngày 6/2/2013, chàng trai Lý Đoan Giang sống tại thôn Tây Doanh, trấn Mạnh Phong, huyện Thanh Từ, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã tổ chức hôn lễ. Theo phong tục kỳ lạ của địa phương, khi đến...