Phong trào thể thao ở giáo xứ Sơn La
Dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều năm nay, giáo xứ Sơn La ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) vẫn duy trì tốt phong trào thể dục, thể thao, tạo tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Giải bóng đá mừng Xuân Kỷ Hợi đã khép lại từ mấy tuần nay, song dư âm của nó thì vẫn còn lan tỏa ở giáo xứ Sơn La. Anh Hoàng Văn Dũng – Trưởng ban bóng đá giáo xứ cho biết, giải năm nay có 6 đội bóng tham gia với lực lượng chủ yếu là con em xa quê, diễn ra cả trước và sau Tết Nguyên đán. Đây là giải bóng thường niên do giới trẻ tổ chức, nhưng năm nay có sự phối hợp của các ban, ngành trong giáo xứ, nên giải hoành tráng và chất lượng hơn.
Đặc biệt, giải còn có sự tham gia của linh mục quản xứ Hồ Trung Dũng với vai trò hậu vệ cho đội bóng giáo họ Sơn La, nên cổ vũ được tinh thần của bà con giáo dân. Sau hơn 1 tuần thi đấu sôi nổi, giải đã kết thúc với chức Vô địch thuộc về giáo họ Sơn La. Giáo họ Trung Hậu giành giải Nhì, giáo họ Xuân Sơn và cộng đoàn dòng An tôn đồng giải Ba.
Niềm vui trong giải bóng đá mừng Xuân ở giáo xứ Sơn La.
Giáo xứ Sơn La hiện có 5 giáo họ: Sơn La (xã Xuân Sơn), Trung Hậu, Thượng Cát, Yên Trạch (xã Tân Sơn, huyện Đô Lương) Thanh Bang (xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương) với 350 hộ dân. Sinh sống trên địa bàn rộng, bà con giáo dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số ít hộ làm nghề truyền thống và buôn bán nhỏ. Nhìn chung điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong giáo xứ Sơn La, giáo họ Sơn La là giáo họ trung tâm, đông dân nhất. Nơi đây có nhà thờ xứ và cũng là giáo họ có phong trào thể thao phát triển nhất xứ. Khắc phục hạn chế về điều kiện sân bãi, bà con giáo dân ở các giáo họ luôn phấn khởi tập luyện vui chơi chung với bà con lương dân tại các sân thể thao của các địa phương.
Đội bóng của giáo xứ đã ra đời sớm và hoạt động mạnh từ 5 năm nay. Nhằm khuyến khích phong trào thể thao trong xứ, các em nhỏ có năng khiếu được tuyển chọn, chăm lo. Đội bóng cũng được quan tâm, đầu tư (lưới, bóng, trang phục, kinh phí…) để tập luyện, thi đấu…
Trận ra quân giữa hai đội bóng của giáo họ Sơn La và giáo họ Trung Hậu.
Nhiều “gia đình yêu thể thao” và có những đóng góp đáng kể cho phong trào chung, như gia đình anh Hoàng Văn Hùng, Hoàng Văn Hương, Hoàng Đình Ánh (giáo họ Sơn La)…
Đặc biệt gia đình ông Hoàng Văn Thường, cả 3 cha con đều đam mê bóng đá. Bản thân ông Thường từng là vận động viên của giáo xứ, là cựu cầu thủ của đội bóng huyện, chơi được nhiều môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… Hai con trai ông cũng là danh thủ “xứ Lường”, một trong hai người đang là cầu thủ chơi cho CLB Sông Lam Nghệ An.
Nói về niềm đam mê thể thao của gia đình, ông Thường chia sẻ: “Trong nhà tôi, ai cũng yêu bóng đá và luôn cống hiến hết mình vì phong trào. Tôi cũng khuyên các con, hãy nỗ lực học tập, phát huy niềm đam mê, lòng tự hào của một người con xứ Nghệ mà phấn đấu, vươn lên”.
Video đang HOT
Một phụ nữ ở giáo họ Sơn La cùng con đi cổ vũ chồng đá bóng.
Những năm qua, giáo xứ không chỉ tổ chức được những giải bóng lớn, thu hút đông đảo con em trong xứ, tiêu biểu là giải bóng đá mừng Xuân, dịp Tết Nguyên đán, mà còn tích cực tham gia các giải đấu phong trào, các trận giao hữu với các đội bóng trong và ngoài giáo hạt, thuộc Anh Sơn, Nghi Lộc… để lại nhiều ấn tượng đẹp.
Từ phong trào chung, nhiều thanh, thiếu niên của giáo xứ đã trưởng thành, trở thành những vận động viên tiêu biểu tham gia các kỳ Hội khỏe Phù Đổng của trường, của huyện. Đặc biệt, giáo xứ Sơn La là quê hương của một số cầu thủ, hiện đang chơi cho các đội bóng chuyên nghiệp như Hoàng Văn Thông (U 17 – CLB SLNA), Trần Ngọc Đồng (T&T – Hà Nội)… nhiều người đang là danh thủ nghiệp dư của phong trào bóng đá “phủi” toàn quốc.
Ngoài ra phải kể đến vận động viên trẻ Hoàng Văn Tân – người đã từng giành nhiều huy chương các loại cho đội vật của tỉnh trong các giải đấu quốc gia…
Các ban, ngành trong giáo xứ tích cực tham gia giải bóng.
Theo anh Hoàng Văn Dũng, những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các địa phương, phong trào thể thao của giáo xứ Sơn La đã có sự phát triển vượt bậc, các giải đấu ngày càng chất lượng hơn.
Nhiều hoạt động có sự đổi mới đem lại ý nghĩa tích cực, như việc tổng kết, trao giải được tiến hành long trọng ở nhà thờ giáo xứ trước sự chứng kiến của linh mục và hội đồng mục vụ thay vì làm ngay ở sân bóng như trước đó.
Với tinh thần thiện nguyện, “thương người như thể thương thân” trong một số trận bóng đá, giáo xứ đã tổ chức quyên góp để giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở các giáo họ. Năm trước, trong giải bóng mừng Xuân, một cầu thủ gặp sự cố bị đứt dây chằng phải đi bệnh viện chữa trị, bà con giáo dân đã quyên góp được 80 triệu đồng để chia sẻ, động viên.
Với giáo xứ Sơn La, phong trào thể thao còn là thứ gắn kết tình cảm lương – giáo, mỗi giải đấu, bà con giáo dân, lương dân ở các xã đều ra sân cổ vũ, không ít gia đình lương dân đã đóng góp vật chất cho các giải bóng này.
Từ 3 năm nay, việc tổng kết, trao giải các giải bóng lớn của giáo xứ đều tổ chức tại nhà thờ.
Nói về vai trò, ý nghĩa của phong trào thể thao ở giáo xứ, ông Nguyễn Trọng Quang – Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Sơn La cho biết: “Bà con giáo dân trong các giáo họ sinh sống trên địa bàn hai huyện, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở sân bãi chưa thật đầy đủ, nhưng phong trào thể thao thì khá sôi động.
Cùng với phong trào văn hóa văn nghệ, từ thiện nhân đạo, khuyến học khuyến tài… phong trào thể thao đang góp phần quan trọng trong việc cổ vũ người dân rèn luyện sức khỏe, kết nối tình cảm xóm làng, thực hiện giáo – lương đoàn kết, xây dựng cuộc sống yên vui, đầm ấm trong các khu dân cư”.
Theo nghệ an
Cảnh tấp nập mùa nước đổ trên các bản vùng cao Sơn La
Tháng 3, khi những cơn mưa bớt chợt xuất hiện sau những trận nắng dát cuối đông, cũng là lúc người dân cac ban lang vùng cao tỉnh Sơn La, và vùng Tây Băc xuống đồng đắp đập, cày bừa, rẫy cỏ, dân nươc vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Những ngày này, dọc Quốc lộ 6 lên các bản làng vùng cao Tây Bắc, bên các triền đồi hay những thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang, đâu đâu cũng tấp nập những dòng người ra đồng ruộng cày bừa, cuốc đất, ke bờ, dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Mặc dù công việc khó khăn vất vả nhưng ở đó luôn hứa hẹn một mùa sản xuất bội thu đem lại cuộc sống no ấm.
Do điều kiện sống nên người dân vùng cao họ chỉ gieo trồng một vụ duy nhất trong năm và khi những cơn mưa đầu tiên của mùa hạ trút xuống cũng là lúc bà con dân tộc dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Nước dẫn vào ruộng được lấy từ các khe suối, ao, hồ. Khi lượng nước đã đủ, người dân tranh thủ gieo cấy.
Những thửa ruộng khô hạn giờ đã đầy ắp nước, người dân tranh thủ cày xới đất, làm sạch cỏ để cấy mạ. Khác trước đây, người dân dùng trâu cày, sức người cuốc đất thì nay dùng bằng máy cày thay thế, công việc nhanh và thuận lợi hơn.
Trân khắp các cánh đồng vùng cao Tây Bắc những ngày này luôn tấp nập người tay cuốc, tay cày, người cấy lúa, công việc được làm khẩn trương.
Tranh thủ thời tiết thuận nợi người dân tranh thủ ra ruộng làm đất, dẫn nước vào ruộng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Anh Hà Văn Giót, ở Bản Đúc (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết: Đất phải được cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân bón lót theo yêu cầu và san phẳng mặt ruộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều. Đất phải đủ độ nhuyễn để có lớp bùn bao phủ trên mặt ruộng để cho mầm mạ dễ bám, có đủ độ ẩm cần thiết cho mầm mạ sinh trưởng, phát triển tốt.
Hiện nay, trên khắp các cánh đồng vùng cao Tây Bắc, bà con đang khẩn trương cày bừa làm đất gieo cấy lúa.
Đồng bào các dân tộc vùng cao đang cần mẫn cấy lúa.
Khi nước dẫn về ruộng vừa đủ người dân bắt đầu xuống cấy
Từng thửa ruộng xanh ngút tầm mắt bắt đầu hiện ra
Theo Danviet
Chủ tịch xã mang giống lúa mới giúp dân đổi đời Mang giống lúa mới về đất Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), ông Lò Văn Pháng - Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến đã góp phần cùng người dân nơi đây làm nên cuộc đổi đời. Đặt tên cho giống lúa Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đông anh em, ngay từ nhỏ cậu bé Lò Văn...