Phong trào quyên góp sữa mẹ đầy ý nghĩa trong mùa dịch COVID-19
Phải rời khỏi nhà để đi cách ly, cô Catherine Kosasih sống tại Hong Kong (Trung Quốc) không rõ khi nào mới có thể gặp lại 2 đứa con nhỏ của mình, một đứa chỉ mới 4 tháng tuổi và một đứa 21 tháng tuổi.
Nhiều phụ nữ ở Hong Kong (Trung Quốc) đã quyên góp sữa mẹ cho em bé 4 tháng tuổi có mẹ nhập viện vì mắc COVID-19. Ảnh: AFP
Sau khi nhập viện, Kosasih được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi chồng và 2 con cô đều phải cách ly ở nhà. Tệ hơn nữa, họ phát hiện ra rằng cô con gái 4 tháng tuổi bị dị ứng sữa công thức và không có cách nào để cho bé ăn.
“Tôi đột ngột phải rời khỏi nhà và không biết mình sẽ phải ở viện trong bao lâu. Tôi đã suy nghĩ về rất nhiều thứ, nhưng một trong những lo lắng lớn nhất là dành cho đứa con nhỏ khi bé chủ yếu bú sữa mẹ, đặc biệt là sau khi gặp phải những phản ứng không tốt với sữa công thức, đến mức chồng tôi phải đưa đi bé đi cấp cứu”, người phụ nữ 33 tuổi chia sẻ.
Sau khi các bác sĩ khuyên Kosasih nên bỏ sữa của mình vì loại thuốc kháng virus cô đang điều trị có thể ảnh hưởng đến em bé. Không còn cách nào khác, cô đã liên hệ với Gemma MacFarrlane, người sáng lập nhóm tình nguyện “Nuôi con bằng sữa mẹ” tại Hong Kong (Trung Quốc).
Cô MacFarlane đã đăng bài khẩn thiết kêu gọi nhiều phụ nữ quyên góp sữa mẹ trên mạng xã hội. Trong vài giờ, nhiều bà mẹ đã ủng hộ hơn 15 lít sữa, đủ để cho em bé dùng trong hai tuần.
“Tôi đã rơi nước mắt, tôi vẫn không thể tin được rất nhiều bà mẹ đã sẵn sàng quyên góp sữa của mình cho con tôi”, Kosasih nói trong tình trạng sốt, mệt mỏi, đau cơ và có những đốm trắng trên phổi.
Cô đã trải qua hai tuần điều trị trong bệnh viện để chiến đấu với “kẻ thù vô hình” đã làm chết hơn 200.000 người trên toàn thế giới, kể từ khi bùng phát lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Catherine Kosasih phải nhập viện vì mắc COVID-19 và không thể cho con bú. Ảnh: AFP
Cho đến nay, virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được phát hiện có trong sữa mẹ, tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các bà mẹ mắc COVID-19 đang cho con bú nên được hỗ trợ để bảo vệ an toàn cho trẻ.
Hong Kong là một trong những khu vực áp dụng một số quy tắc cách ly nghiêm ngặt đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Video đang HOT
“Thật tệ khi cô ấy bị tách khỏi con mình, nhưng việc phải bỏ sữa mẹ một cách lãng phí còn kinh khủng hơn. Con của cô ấy bị dị ứng với sữa công thức, loại sữa duy nhất có thể thay thế sữa mẹ nuôi sống đứa bé. Thật vô cảm khi bạn không quan tâm đến họ, tôi đã nghĩ mình nhất định phải giúp đỡ họ”, cô MacFarlane nói.
Đối với nhiều bậc cha mẹ, nỗi sợ hãi khi con cái họ phải đối mặt với việc cách ly hoặc nhập viện một mình, hoặc buộc phải tách khỏi con, là mối quan tâm lớn hơn nhiều so với việc bản thân bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hoàn cảnh của Kosasih – và của chồng cô, anh Juergen Ditz, người phải cách ly và chăm sóc 2 đứa trẻ sơ sinh – đã nhận được sự đồng cảm từ nhiều phụ nữ khác.
“Trong khoảng thời gian đen tối này, chúng ta cần thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm của mình. Nếu ở trong hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ vô cùng đau khổ”, bà mẹ một con Nicole Bautista, một trong những thành viên của nhóm “Nuôi con bằng sữa mẹ”, người đã tham gia hiến tặng sữa, cho biết.
Aude Senelar là một trong số những phụ nữ đã quyên góp hơn 15 lít sữa mẹ để giúp em bé 4 tháng tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Tuy nhiên, cặp vợ chồng vẫn phải vượt qua những thử thách khác, đó là cuộc chạy đua với thời gian để lấy sữa – thường được bảo quản đông lạnh – từ nhiều nơi trong thành phố về tới nhà trước khi tan chảy.
Các tình nguyện viên điều hành nhóm “Nuôi con bằng sữa mẹ” tại Hong Kong đã tạo ra một cuộc tiếp sức giao sữa mẹ. Sau lời kêu gọi của MacFarlane và nhiều lời đề nghị khác, cô Gillian Coull đã nhận nhiệm vụ thu gom sữa và nhờ chồng mình, anh David Barnaby lái xe máy quanh thành phố để lấy sữa.
Anh đưa các hộp đựng sữa cho Nisa Cornish và những người khác để họ chuyển tới nhà cho Ditz và hai con ở một khu vực xa trung tâm tại Hong Kong.
Nhân viên từ thiện và các bà mẹ đóng gói túi trữ sữa đông lạnh để quyên góp. Ảnh: AFP
“Thật đáng quý khi nhiều người sẵn sàng chia sẻ nguồn sữa mẹ quý giá với một người hoàn toàn xa lạ. Một số bà mẹ còn tặng tới 2 lít sữa một lần”, Coull nói.
Tình nguyện viên David Barnaby đã thu gom và vận chuyển sữa quyên góp từ khắp Hong Kong. Ảnh: AFP
Về phần Ditz, anh cố gắng giữ nhịp sống bình thường cho 2 con bằng cách kết nối với vợ qua cuộc gọi video để đánh thức các con dậy và cho ăn.
“Tôi đã khóc, không thể tin được khi nhìn thấy số sữa được quyên góp trước cửa nhà mình. Tôi đã không nhận ra tinh thần cộng đồng vẫn tồn tại ở Hong Kong”, anh Ditz nói.
Juergen Ditz lo lắng con mình sẽ phải nhập viện sau khi bị dị ứng sữa công thức. Ảnh: AFP
Catherine Kosasih đã được đoàn tụ với gia đình sau khi điều trị thành công bệnh COVID-19. Ảnh: AFP
Không chỉ ở Hong Kong, sự lây lan của virus SARS-CoV-2 cũng đang thúc đẩy nhiều hoạt động quyên góp sữa mẹ trên khắp thế giới. Ở Anh, nỗ lực của nhiều tình nguyện viên kêu gọi quyên góp sữa mẹ vẫn đang diễn ra trên khắp đất nước.
Nhà văn Jenny Tamas, người có tầm ảnh hưởng lớn lao tại Mỹ, với hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội, đã phát động phong trào tặng sữa khi nghe tin nhiều người mẹ hoảng loạn vì không có sữa cho con, trong khi sữa công thức trở nên “cháy hàng” ở các siêu thị. Dự án của Tamas kết nối những người mẹ cần sữa ở mỗi bang với các nhà tài trợ phù hợp.
“Điều đó mang lại sức mạnh cho những người mẹ có con nhỏ đang khát sữa mà không có thể cho con bú. Dự án cũng tiếp thêm động lực cho những người mẹ có con thiếu sữa mà không có lựa chọn nào khác và cũng không có thời gian để chờ đợi”, Tamas nói.
Hải Vân
Cậu bé 12 tuổi vẫn đòi bú mẹ, bà mẹ bao lần cai sữa nhưng thất bại, bác sĩ cũng đành chào thua
Bà mẹ cho biết cậu con trai dù đã 12 tuổi nhưng vẫn đều đặn đòi bú mẹ 3 lần mỗi ngày, dù rất nhiều lần cô nghĩ đến việc cai sữa cho con.
Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích, cho dù sữa công thức gần giống sữa mẹ nhưng vẫn không thể thay thế được sữa mẹ. Về tình cảm, mẹ nuôi con bằng sữa mẹ như là một cách kết nối tình cảm mẹ con thiêng liêng. Tuy nhiên, khi bé đến độ tuổi nhất định thì mẹ cần cai sữa cho con và đó là một bài toán khó đối với nhiều mẹ. Có bé đã 2 tuổi nhưng vẫn không thể cai sữa mẹ, thậm chí có trường hợp còn nghiêm trọng hơn.
Cậu bé đã 12 tuổi nhưng vẫn đòi bú mẹ (Ảnh minh họa).
Mạng xã hội Trung Quốc mới đây dậy sóng về câu chuyện một người mẹ không thể cai sữa cho con trai 12 tuổi.
Người mẹ chia sẻ như sau: "Tôi có một cậu con trai 12 tuổi, tôi cảm thấy giận dữ và xấu hổ bởi đến nay con vẫn đòi bú sữa mẹ 3 lần mỗi ngày. Bữa sáng khi con tỉnh dậy, buổi trưa khi con tan học, buổi tối trước khi con ngủ đều đòi bú sữa mẹ, nếu tôi không cho con bú sữa thì con sẽ giận dỗi. Vợ chồng tôi đều là con một trong gia đình, nay sinh con trai cũng là con một. Bởi vậy, ngay từ nhỏ con đã được ông bà đến bố mẹ chiều chuộng đến mức hư hỏng.
Khi con trai 1 tuổi, tôi đã nghĩ đến việc cai sữa cho con. Nhưng thời điểm đó, mẹ chồng nói rằng sữa mẹ tốt cho con nên bà khăng khăng muốn tôi cho con bú sữa đến 3 tuổi. Khi con được 4 tuổi, mỗi lần tôi muốn cai sữa cho con thì con đều phản ứng dữ dội, con bỏ ăn cho đến khi ông bà chịu thỏa hiệp và khuyên nhủ tôi tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Những năm gần đây, tôi đã sử dụng mọi biện pháp cai sữa cho con nhưng thất bại. Khi tôi dẫn con đến bác sĩ, bác sĩ kết luận cơ thể của con không có vấn đề, nhưng con gặp bất ổn về tâm lý".
Điều khiến người ta ngán ngẩm là người mẹ không có chủ kiến, không có nguyên tắc, không nắm vững mốc thời gian quan trọng cai sữa cho con. Trách nhiệm của người mẹ rất quan trọng, cho dù cai sữa cho con là điều không dễ dàng, nhưng nhất định phải làm được nếu không sẽ ảnh đến tương lai của đứa trẻ.
Mẹ cần làm gì để cai sữa cho con?
1. Cắt giảm tần suất cho con bú sữa
Cai sữa cho con là một hành trình không thể vội vàng và cần tiến hành chậm rãi. Trước khi cho bé ngừng bú hẳn, các mẹ nên cắt giảm tần suất cho bé bú sữa. Chỉ có như vậy thì bé mới thích ứng được quá trình ngừng bú sữa mẹ và không có phản ứng thái quá.
2. Cho bé ăn thực phẩm bổ sung
Khi mẹ có thể cho bé ăn thực phẩm bổ sung song song với cắt giảm sữa mẹ, nghĩa là mẹ đã thành công được một nửa. Hệ tiêu hóa của các bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, do đó để tránh tình trạng bé kháng cự thực phẩm bổ sung thì mẹ nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé.
3. Mẹ cần có thái độ kiên quyết
Một số bé có tâm lý dựa dẫm sẽ kháng cự lại việc cắt giảm sữa mẹ. Thời điểm này, mẹ cần có thái độ kiên quyết, không mềm lòng, không thỏa hiệp nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bé.
Theo Helino
Hình ảnh chú chó vừa sinh chưa kịp mở mắt đã nằm trong lồng đưa đến lò mổ cố nhoài người tìm lấy hơi ấm chó mẹ khiến ai nhìn cũng phải xúc động Hình ảnh chú chó con bé xíu, được ra đời khi chó mẹ đang bị nhốt và đưa đến nơi giết thịt được chia sẻ rộng rãi trên khắp các mạng xã hội khiến nhiều người xót xa. Chuyện ăn thịt chó xưa nay chưa bao giờ ngừng gây tranh cãi, nhất là khi có ngày càng nhiều hình ảnh về những chú...