Phong trào #KuToo: Đôi chân rớm máu vì giày cao gót và lời kêu cứu của phụ nữ Nhật Bản chốn công sở
Phong trào #KuToo đang lan nhanh mạnh mẽ ở Nhật Bản khi càng có nhiều người phụ nữ chốn công sở phản đối việc đi giày cao gót mọi lúc mọi nơi.
Tháng 1/2019, cô Yumi Ishikawa, 32 tuổi, đã phải đứng hàng giờ trên đôi giày cao gót màu đen khi làm công việc bán thời gian tại một nhà tang lễ ở Tokyo, Nhật Bản. Hệ quả là cô đã phải chịu những cơn đau ở chân và bàn chân từ việc đi giày cao gót.
Khi Ishikawa nhìn thấy các đồng nghiệp nam của mình được đi trên những đôi giày thấp, bằng phẳng, cô ước rằng giá như phụ nữ được phép đi những đôi giày bệt như vậy, công việc sẽ trở nên dễ chịu hơn. Cô đã đăng tải dòng suy nghĩ ấy lên tài khoản Twitter của mình.
Dòng chia sẻ của cô Ishikawa ngay lập tức đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, nhận được hơn 68.000 lượt thích và phong trào #KuToo đã ra đời kể từ đó.
Bài đăng của cô Ishikawa đã hình thành nên phong trào #KuToo.
Cô Ishikawa muốn phụ nữ công sở được giải thoát khỏi đôi giày cao gót.
Phong trào #KuToo lấy cảm hứng từ phong trào phản đối quấy rối phụ nữ trên toàn cầu #MeToo. Nó bắt nguồn từ hai từ trong tiếng Nhật là “kutsu” (giày) và “kutsuu” (nỗi đau).
Phong trào #KuToo đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dùng mạng. “ Đây là sự phân biệt đối xử về giới tính. Nó bắt nguồn từ quan điểm cho rằng bề ngoài quan trọng đối với phụ nữ tại nơi làm việc hơn là đàn ông“, cô Ishikawa phát biểu với hãng tin Associated Press.
Theo đó, tại Nhật Bản, việc đi giày cao gót gần như là một quy định bắt buộc với những người phụ nữ đi xin việc làm và muốn làm việc lâu dài tại nhiều công ty. Theo báo chí Nhật Bản, một cuộc khảo sát cho thấy 70% phụ nữ làm việc ở Tokyo đi giày cao gót ít nhất 1 lần một tuần. Tuy nhiên, kỳ vọng của xã hội rằng phụ nữ nên đi giày cao gót thường xuyên hơn đang lan rộng trên cả nước.
Video đang HOT
Phòng trào #Kutoo nhận được sự ủng hộ của đông đảo phái đẹp Nhật Bản.
Trong năm 2017, khách sạn Hilton Osaka được cho là đã giảm giá cho khách hàng nữ dựa trên chiều cao của giày cao gót mà họ đi: giày cao hơn 5cm được giảm giá tối thiểu 10%; trong khi giày cao 15cm thì người đi giày sẽ được miễn phí 40% đồ uống.
Kaori, một nhân viên văn phòng, 30 tuổi cho biết mặc dù cô làm việc cho một tập đoàn du lịch Nhật Bản thoải mái hơn một chút, nhưng quy định về trang phục của công ty vẫn yêu cầu phụ nữ đi “ giày cao gót“.
“ Nhân viên tại các cửa hàng bán lẻ và các vị trí tiếp xúc với khách hàng được yêu cầu mặc đồng phục hoặc trang phục công sở, bao gồm cả giày cao gót“, Kaori cho biết.
Ở Nhật Bản có luật cấm phân biệt giới tính trong các giai đoạn làm việc nhất định như tuyển dụng, thăng chức, đào tạo và gia hạn hợp đồng, nhưng không đề cập tới quy định về trang phục.
Cô Ishikawa kêu gọi chính phủ cần thay đổi luật liên quan đến vấn đề đi giày cao gót.
Ishikawa cho rằng khi từ bỏ đôi giày cao gót, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn.
Vào ngày 4/6 vừa qua, khoảng 19.000 người đã ký tên vào đơn kiến nghị lên Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, kêu gọi chính phủ cấm các công ty ép phụ nữ phải đi giày cao gót đi làm. Việc trình đơn kiến nghị trùng với thời điểm các công ty ở Nhật Bản bắt đầu tuyển dụng cử nhân vào làm việc.
“ Tôi hy vọng chiến dịch này sẽ thay đổi tiêu chuẩn xã hội để việc phụ nữ đi giày bệt như đàn ông không bị xem là tồi tệ“, cô Ishikawa nói.
Trước làn sóng mạnh mẽ của phong trào #KuToo, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Takumi Nemoto cho hay ông không ủng hộ phong trào này và khẳng định việc phụ nữ đi giày cao gót đến công sở là “ cần thiết“.
“ Việc đi giày cao gót đã được xã hội chấp nhận như một điều cần thiết và phù hợp về mặt nghề nghiệp“, ông Takumi Nemoto nói tại một ủy ban quốc hội hôm 5/6.
Ông Takumi Nemoto coi việc đi giày cao gót là cần thiết.
Cô Ishikawa cho hay, chiến dịch của cô nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế hơn là trong nước. Cô khẳng định vấn đề quan trọng nhất ở đây đó chính là sức khỏe. Phụ nữ đi giày cao gót nhiều sẽ ảnh hưởng đến đôi chân, ảnh hưởng đến cột sống và dễ mắc các bệnh về viêm khớp.
Là người khởi xướng phong trào #KuToo, cô Yumi đã trở thành mục tiêu quấy rối của một bộ phận người dùng mạng chủ yếu là đến từ đàn ông. Mặc dù vậy, người phụ nữ này cho hay cô sẽ chiến đấu đến cùng. “Chúng tôi muốn một điều luật mới, vì tôi tin đây là một vấn đề cấp bách“, Ishikawa nói.
Nguồn: Tổng hợp
Theo Helino
Có nên cấm phụ nữ lái ô tô khi đi giày cao gót?
Giày cao gót là phụ kiện không thể thiếu của người phụ nữ. Nó giúp phái đẹp thêm tự tin, lộng lẫy, duyên dáng và đầy uyển chuyển. Tuy nhiên, việc phụ nữ đi giày cao gót khi lái xe ô tô lại chính là " gót chân tử thần", tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tham gia giao thông.
Hiện nay, chưa có luật nào cấm phụ nữ lái ô tô không được đi giày cao gót. Nhưng sau nhiều vụ tai nạn giao thông khủng khiếp xảy ra mà nguyên nhân chính lại do phụ nữ đi giày cao gót gây ra, một câu hỏi được đặt ra là có nên cấm phụ nữ lái ô tô khi đi giày cao gót?
Giày cao gót, đẹp nhưng nguy hiểm
Mới đây nhất là vụ tai nạn xảy ra vào 8h10 sáng 9/4 tại gầm cầu vượt Mai Dịch thuộc địa bàn phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) do nữ tài xế Nguyễn Thị Thanh Hà (SN 1980, ở phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) điều khiển ô tô Mercedes-Benz gây ra. Hậu quả vụ tai nạn khiến 4 người đi xe máy trên đường bị thương, xe ô tô bị biến dạng hoàn toàn và 2 xe máy của người đi đường hư hỏng nặng. Tại cơ quan công an, nữ tài xế Nguyễn Thị Thanh Hà khai trong lúc điều khiển xe ô tô đã đạp nhầm chân ga dẫn đến vụ tai nạn.
Vụ tai nạn giao thông trên không phải là trường hợp duy nhất do đôi giày cao gót gây ra. Vào lúc 17h30 ngày 21/8/2019, gần nút giao Nguyễn Trãi - Láng, một chiếc xe BMW khác khi đang lưu thông trên đường bất ngờ tông vào nhiều phương tiện phía trước. Tại trụ sở Công an phường Thượng Đình (Thanh Xuân), nữ tài xế này cho biết quai giày cao gót bất ngờ vướng vào chân ga, khiến chiếc xe lao về phía trước đâm liên hoàn vào xe máy, xe đạp điện đang lưu thông ở phía trước. Hậu quả của vụ tai nạn khiến một nạn nhân bị thương nặng.
Hay vụ việc xảy ra vào tháng 10-2018, tại TP.HCM, một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra khi người phụ nữ lái chiếc BMW tông nhiều xe máy dừng đèn đỏ khiến 1 người tử vong và 5 người khác bị thương. Khai nhận với cơ quan chức năng, người phụ nữ cho biết đã bị nhầm chân ga, chân phanh do đi giày cao gót.
Đạp nhầm chân ga là do đâu?
Chia sẻ với Báo Tiền Phong, thầy Nguyễn Văn Tài, giáo viên dạy lái trường trung cấp nghề số 11 Bộ Quốc Phòng cho biết: "Đối với các học viên nữ khi học lái xe sẽ không được đi giày cao gót, trang phục quần áo gọn gàng. Khi đi giày cao gót rất khó xử lý, sẽ không thật chân và nhanh bị mỏi chân, dẫn đến tình trạng vướng, dễ nhầm chân ga và chân phanh".
Việc đi giày cao gót làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông
Theo Pháp luật Việt nam, việc sử dụng giày cao gót làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Theo thống kê của một nghiên cứu tại nước Anh với 2000 phụ nữ lái xe cho thấy rằng có đến 40% phụ nữ đi giày cao gót, 24% đi chân trần khi lái xe. Cũng theo đó, việc đi giày cao gót làm giảm 0,13 giây phản xạ chân phanh và chân ga so với bình thường.
Từ phân tích của một chuyên gia về vấn đề an toàn giao thông của nước Anh, giày cao gót tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vụ tai nạn kinh hoàng bậc nhất. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến chuyện này.
Đầu tiên là khả năng nhầm chân ga - chân phanh. Cấu tạo của giày cao gót đã để lại một khoảng trống giữa bàn chân của bạn với 2 bàn đạp. Khoảng trống này có thể khiến bạn mất đi cảm nhận về không gian, dẫn đến đạp trượt phanh, hoặc tệ hơn là đạp nhầm chân ga. Việc đạp nhầm chân ga khi đang chuẩn bị dừng đèn đỏ sẽ gây ra tai nạn liên hoàn.
Nguyên nhân thứ hai, câu chuyện đạp phanh hay chân ga phụ thuộc rất nhiều vào lực từ bàn chân, mà giày cao gót thì khiến bạn khó lòng phân bổ đúng lực ở khu vực này. Trên thực tế, người đi giày cao gót chỉ có thể sử dụng đầu ngón chân để đạp, dẫn đến câu chuyện không đạp đủ lực để phanh trong trường khẩn cấp.
Cuối cùng, giày cao gót gây vướng víu khi cần luân chuyển giữa chân ga và chân phanh, khiến phản xạ bị giảm đi so với bình thường. Do tính chất gót cao, mỏng lại nhọn, đôi giày có nguy cơ mắc lại ở thảm xe, hoặc tệ hơn là kẹt luôn trong chân phanh.
Ngoài giày cao gót, những đôi giày bốt cao cổ cũng là "kẻ thù" của tay lái. Chúng khiến khớp bàn chân bị bó cứng, cử động kém linh hoạt và giảm khả năng phản ứng của phụ nữ khi xảy ra tình huống giao thông bất ngờ. Những đôi giày cao gót, bốt cao cổ dù là ở tình huống nào đi chăng nữa, việc sử dụng chúng là hoàn toàn không phù hợp khi lái xe kể cả là ô tô hay xe máy vì nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cực kì cao.
Từ những lời phân tích từ các chuyên gia và những vụ tai nạn nghiêm trọng do các nữ tài xế đi giày cao gót gây ra, các nữ tài xế nên mang theo một đôi giày đế thấp phù hợp khi lái ôt tô để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Phái đẹp nên tạm biệt những đôi giày cao gót khi lái ô tô khiến bạn bị mắc kẹt chân, đạp nhầm chân ga.
Theo Nguyễn Nhật ( ANTĐ)
3 kiểu quần cạp cao che khuyết điểm hiệu quả cho dân công sở Quần cạp cao luôn là món đồ giúp chị em ăn gian chiều cao và che đi khuyết điểm cơ thể tối đa. Không có món đồ nào lại hữu hiệu và khó lỗi mốt như quần jean cạp cao, quần baggy cạp cao hay quần suông ống rộng. Quần jean cạp cao Là một trong những kiểu quần cạp cao điển hình,...