Phong trào Hamas phản đối kế hoạch giải tán Hội đồng Lập pháp Palestine
Ngày 23/12, phong trào Hamas của Palestine đã bác kế hoạch giải tán Hội đồng Lập pháp Palestine ( PLC), cơ quan lập pháp của chính quyền Palestine, do Thủ tướng Palestine Mahmoud Abbas công bố trước đó.
Các thành viên Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam, một nhánh của Phong trào Hồi giáo Hamas thuộc Palestine tại Khan Yunis, Dải Gaza. Ảnh tư liệu: Anadolu Agency/TTXVN
Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của Hamas nêu rõ phong trào này phản đối việc giải tán PLC, đồng thời cho rằng thay vì đưa ra quyết định “giải tán cơ quan luật pháp đại diện cho người dân Palestine”, Thủ tướng Abbas nên nhận lời mời của thủ lĩnh Hamas Haniya tổ chức một cuộc họp giữa hai bên nhằm mở đường cho tiến trình hòa giải Palestine. Hamas chỉ trích việc giải tán PLC sẽ “hủy hoại hệ thống chính trị của Palestine” và gây chia rẽ nội bộ Palestine sâu sắc hơn.
Hamas cũng kêu gọi Ai Cập, nước đang tích cực thúc đẩy hòa giải giữa hai phong trào Hamas và Fatah của Palestine, ngăn chặn hành động này của Thủ tướng Abbas.
Trước đó, trong cuộc họp của ban lãnh đạo Palestine, trong đó có Ban chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và Ủy ban trung ương của đảng Fatah tối 22/12 tại thành phố Ramallah thuộc khu Bờ Tây, Tổng thống Abbas lưu ý việc giải tán PLC nhằm gây sức ép đối với Hamas để phong trào này chấp thuận các đề xuất về hòa giải dân tộc. Ông cáo buộc Hamas ngăn cản những nỗ lực của Ai Cập nhằm khôi phục tinh thần đoàn kết của Palestine.
Ông Abbas nêu rõ động thái trên được đưa ra theo quyết định của Tòa án Hiến pháp Palestine, theo đó giải tán PLC và kêu gọi tổ chức bầu cử tại các vùng lãnh thổ Palestine trong vòng 6 tháng.
Video đang HOT
Phong trào Hồi giáo Hamas chiếm thế đa số tại PLC sau khi giành 70 trong tổng số 132 ghế của PLC trong cuộc bầu cử diễn ra hồi tháng 1/2006 tại cả khu vực Bờ Tây, Dải Gaza ông Jerusalem. PLC đã bị “vô hiệu hóa” do sự chia rẽ trong nội bộ Palestine giữa đảng Fatah và phong trào Hamas bùng phát năm 2007 sau khi Hamas khống chế lực lượng an ninh của ông Abbas và giành quyền kiểm soát Dải Gaza. Hamas đơn phương tổ chức các phiên họp thường kỳ của PLC tại Dải Gaza mà không có sự tham gia của các thành viên đảng Fatah, các đảng nhỏ khác cũng như những nhóm chính trị của Palestine.
Theo Minh Ngọc (TTXVN)
Thủ tướng Israel "ôm" nhiều chức nhưng chính phủ có nguy cơ sụp đổ
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông và mới đây nhất là Bộ trưởng Quốc phòng.
Thủ tướng Netanyahu kiêm thêm chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng sau khi ông Avigdor Lieberman bất ngờ từ chức vào hôm 14-11 để phản đối các chính sách của ông Netanyahu, trong đó có quyết định chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn sau khi xảy ra các cuộc giao tranh khốc liệt giữa Israel và phong trào Hamas cũng như các tay súng Palestine khác.
Vòng giao tranh mới nhất, khốc liệt nhất kể từ cuộc chiến năm 2014, nổ ra vào tối 11-11 khi một chiến dịch của Israel khiến 7 tay súng Palestine và 1 chỉ huy quân sự Israel thiệt mạng. Hôm 12-11, hàng trăm tên lửa được phóng từ Dải Gaza sang Israel và các cuộc không kích của Israel san phẳng nhiều tòa nhà trên khắp Gaza. Ít nhất 15 người Palestine và 2 người Israel đã thiệt mạng trong 2 ngày nổ ra bạo lực tại Dải Gaza.
Một người phụ nữ Palestine nhìn ra từ cửa sổ của một căn nhà bị thiệt hại sau cuộc không kích của Israel ở TP Gaza hôm 14-11. Ảnh: Polaris
"Kẻ thù của chúng ta đã cầu xin một thỏa thuận ngừng bắn và họ hiểu rất rõ lý do" - Thủ tướng Netanyahu nói. Quyết định chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn của Thủ tướng Netanyahu đã bị phản đối mạnh mẽ. Thậm chí, trong cuộc họp nội các kéo dài suốt 7 giờ đồng hồ hôm 13-11, giới chức chính phủ Israel quyết giữ im lặng để thể hiện thái độ không đồng tình.
Vài giờ sau cuộc họp này, Thủ tướng Netanyahu mất Bộ trưởng Quốc phòng Lieberman - người được mô tả là cánh tay phải của ông.
Trong cuộc họp báo sáng 14-11, ông Lieberman thông báo quyết định từ chức Bộ trưởng Quốc phòng. "Có những khác biệt trong quan điểm giữa Thủ tướng Netanyahu và tôi" - ông Lieberman tuyên bố, đồng thời mô tả quyết định chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn của Thủ tướng Netanyahu là một hành động "đầu hàng khủng bố".
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mô tả quyết định chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn của ông là hành động mà một nhà lãnh đạo cần làm. Ảnh: Reuters
Với việc ông Lieberman từ chức, đảng Yisrael Beiteinu của ông cũng không còn nằm trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Netanyahu, khiến liên minh chỉ còn kiểm soát 61/120 ghế tại quốc hội, một đa số mong manh.
Trong khi đó, phong trào Hamas hôm 14-11 mô tả quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Lieberman là "một thắng lợi về chính trị" đối với Gaza. Phát ngôn viên của tổ chức này nhận định đây là một tín hiệu cho thấy Israel đã thừa nhận thất bại trước sự đấu tranh bền bỉ của người Palestine.
Mặc dù đảng Likud của Thủ tướng Netanyahu khẳng định ông có thể đảm đương thêm trọng trách của Bộ trưởng Quốc phòng, các quan chức trong đảng Beit Hayehudi của Bộ trưởng Giáo dục Naftali Bennett khẳng định ông Bennett sẽ rút đảng mình ra khỏi liên minh cầm quyền trừ khi được trao chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng.
Nếu không có đảng Beit Hayehudi, chính phủ thứ tư của Thủ tướng Netanyahu sẽ sụp đổ.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman mô tả quyết định chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn của Thủ tướng Netanyahu là một hành động "đầu hàng khủng bố". Ảnh: Reuters
Cao Lực (Theo ABC News, Aljazeera)
Theo nld.com.vn
Tổng thống Palestine: Mỹ đang phá hoại tiến trình hoà bình Trung Đông Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 29/8, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lên tiếng cho rằng các quyết định của Mỹ về Jerusalem và người tị nạn Palestine đang phá hoại tiến trình hoà bình Trung Đông. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phát biểu tại cuộc họp ở thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 29/5. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu của Tổng thống...