Phong trào Hamas kêu gọi người dân Palestine đoàn kết chống lại kế hoạch sáp nhập của Israel
Ngày 15/6, phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza đã kêu gọi sự đoàn kết trong người dân Palestine trong việc kiên quyết phản đối kế hoạch sáp nhập khu vực Bờ Tây của Israel.
Khu định cư Do thái Givat Zeev của Israel ở gần thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 10/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, ông Salah al-Bardawil, thành viên cấp cao của Hamas, nhấn mạnh cần thể hiện sự phản đối kế hoạch sáp nhập trên dưới mọi hình thức, và biến thách thức này thành cơ hội để đưa kế hoạch thành lập nhà nước độc lập của Palestine trở lại đúng hướng. Ông Bardawil cũng kêu gọi tiến hành cuộc họp giữa Hamas và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
Israel có kế hoạch sáp nhập hơn 30% diện tích các vùng đất tại Bờ Tây, bao gồm Thung lũng Jordan, cũng như áp đặt chủ quyền đối với các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây từ đầu tháng 7 tới. Kế hoạch này đã lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Palestine, Hamas và cộng đồng quốc tế. Chính quyền Palestine đã tuyên bố chấm dứt Hiệp định hòa bình Oslo ký năm 1993 giữa Chính phủ Israel và PLO, gồm mọi thỏa thuận hợp tác an ninh và các quan hệ dân sự với Israel.
Video đang HOT
Trong cuộc Chiến tranh 6 ngày với các nước Arab, Israel đã giành quyền kiểm soát Bờ Tây vào ngày 7/6/1967, bao gồm Đông Jerusalem, cho tới thời điểm hiện tại. Tòa án Công lý Quốc tế sau đó đã ra phán quyết khẳng định khu vực Bờ Tây là vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tuy nhiên, Chính phủ Israel lại coi khu vực Bờ Tây này là vùng “tranh chấp”.
Trong số các chính sách gây tranh cãi nhất được chính quyền Tel Aviv thực thi như một phần trong kế hoạch chiếm đóng, Israel đã xây dựng một loạt khu định cư trên khắp Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem. Cộng đồng quốc tế luôn coi đó là hành động bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, đồng thời là một trong những vấn đề lớn khiến các cuộc hòa đàm giữa Palestine và Israel luôn rơi vào ngõ cụt.
Palestine "gây sức ép tối đa" ngăn Israel thôn tính Bờ Tây
Sau thông báo dừng hợp tác an ninh với Israel, Palestine tiếp tục chính sách "gây sức ép tối đa" nhằm buộc Israel từ bỏ tham vọng thôn tính lãnh thổ.
Mục tiêu lớn nhất của Palestine là đưa vấn đề trở lại vị trí hàng đầu trong các chương trình nghị sự quốc tế, giữa lúc đại dịch Covid-19 đang bao trùm mọi mặt của đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội toàn cầu.
Khi chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới thời điểm Israel khởi động kế hoạch thôn tính lãnh thổ Palestine dự kiến vào ngày 1/7 tới, chính quyền Palestine những ngày qua liên tục có những bước đi gia tăng áp lực với Israel và cộng đồng quốc tế nhằm thiết lập một mặt trận chung chống lại tham vọng của Tel Aviv. Theo Thủ tướng Palestine Mohammed Shtayyed, nước này đã trình lên Nhóm Bộ tứ Hòa bình Trung Đông một đề xuất nhằm làm đối trọng với kế hoạch hòa bình của Mỹ, trong đó có việc thiết lập một Nhà nước Palestine "có chủ quyền, độc lập và phi quân sự".
"Trong bất kỳ tình huống nào, chúng tôi cũng sẽ không cho phép mọi thứ rơi vào hỗn loạn. Cộng đồng quốc tế cần phản đối mạnh mẽ hơn nữa những tham vọng của Israel và điều này cũng sẽ cho thấy sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của Palestine".
Tổng thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine Saeb Erakat trước đó hôm 9/6 cũng đã gặp các đại diện Nga, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc để gửi đi thông điệp về một liên minh quốc tế chống lại việc sáp nhập và tổ chức một cuộc họp quốc tế về vấn đề này.
Là đối tác thương mại lớn nhất của Israel, song Liên minh châu Âu đã công khai bày tỏ sự phản đối chống lại kế hoạch sáp nhập lãnh thổ của Israel. Tuy nhiên, điều mà Palestine muốn là những biện pháp nghiêm túc và thực tế hơn của Liên minh châu Âu nhằm buộc Israel phải từ bỏ tham vọng như thông qua các lệnh trừng phạt và công nhận Nhà nước Palestine với các đường biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô.
Cách tiếp cận của Palestine phần nào đã mang lại kết qua khi Liên minh châu Âu lần đầu tiên thảo luận về vấn đề trừng phạt Israel. Trong chuyến thăm Jordan ngày hôm qua (10/6), Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng một lần nữa nhắc lại lập trường của Liên minh châu Âu phản đối bất kỳ bước đi đơn phương nào nhằm sáp nhập Bờ Tây và Thung lũng Jordan.
"Giờ là thời điểm quan trọng của ngoại giao và đối thoại,. Đây không phải là lúc để đe dọa lẫn nhau. Tôi đã nói chuyện với cả hai bên và đang cố gắng để Israel và Palestine tìm ra được điểm chung và đi đến sự đồng thuận, dù điều này là khó khăn".
Không chỉ gia tăng sức ép quốc tế, người Palestine cũng nỗ lực gia tăng sức ép với chính phủ Israel. Điều này được thể hiện rõ qua thông báo hôm 20/05 của Tổng thống Mahmoud Abbas rút Palestine ra khỏi tất cả các thỏa thuận đã ký với Israel và Mỹ. Cho rằng Israel đã vi phạm luật pháp quốc tế cũng như tất cả các thỏa thuận đã ký giữa hai nước, Tổng thống Mahmoud Abbas cho rằng Palestine không còn lý do để tiếp tục tuân theo những thỏa thuận này, bao gồm cả thỏa thuận an ninh. Đây là một vấn đề có thể xem là nhạy cảm dưới con mắt của Israel khi hợp tác an ninh vẫn luôn là nền tảng cho sự kiểm soát của nước này đối với khu Bờ Tây chiếm đóng./.
Palestine công bố đề xuất đối trọng với kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh ngày 9/6 cho biết Palestine đã trình nhóm Bộ Tứ về hòa bình Trung Đông (gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Nga và Mỹ) một bản đề xuất được cho là đối trọng với kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ. Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh chủ trì cuộc họp nội các tại thành phố...