Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau
Người dân tại Macau (Trung Quốc) bắt đầu tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ bầu cử lãnh đạo tại đặc khu hành chính này, bất chấp Bắc Kinh phản đối kịch liệt.
Du khách ngồi trước Di tích Thánh đường Thánh Paul tại Macau – Anh: AFP
Macau, nơi được mệnh danh là thiên đường cờ bạc, đã được Bồ Đào Nha trao trả lại cho Trung Quôc hồi năm 1999. Tương tự như Hông Kông, đặc khu trưởng Macau được lựa chọn bởi một ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh.
Cuộc trưng cầu dân ý về cách chọn lãnh đạo của người dân Macau sẽ diễn ra trong 1 tuần và kết thúc vào ngày 30.8, một ngày trước khi ủy ban thân Bắc Kinh công bố tên của vị lãnh đạo mới, AFP cho biết.
Các nhà hoạt động tạo ra cuộc bỏ phiếu thăm dò ý kiến nói trên nhằm mục đích tìm kiếm sự ủng hộ của người dân đối với thay đổi trong các bầu chọn đặc khu trưởng. Theo số liệu thống kê của AFP, dân số Macau hiện khoảng 550.000 người.
“Mục tiêu của chúng tôi là đấu tranh cho một hệ thống bầu cử dân chủ và giai đoạn đầu tiên sẽ là thông báo cho người dân về hệ thống bầu cử mới”, ông Jason Chao, một nhà tổ chức trưng cầu dân ý tại Macau, cho biết hồi tháng 7.
“Chúng tôi hi vọng cuộc trưng cầu dân ý sẽ có vai trò như nền tảng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ của chúng tôi trong tương lai”, ông này nói với AFP trong cuộc phỏng vấn mới đây.
Video đang HOT
Vào khoảng 12 giờ trưa 24.8 (giờ địa phương), tức 11 giờ Viêt Nam, đã có 750 người bỏ phiếu, theo thông báo trên trang web của nhóm tổ chức trưng cầu dân ý.
Người dân Macau tham gia trưng cầu dân ý sẽ được hỏi liệu có nên áp dụng hình thức phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2019 hay không và cử tri cảm thấy thế nào đối với ứng viên duy nhất trong cuộc bầu cử sắp tới là ông Thôi Thế Anh. Ông Thôi đảm nhiệm vị trí đặc khu trưởng Macau từ năm 2009 cho đến nay.
Người dân Macau có thể chọn một trong 2 phương pháp để tham gia trưng cầu dân ý: hoặc là bỏ phiếu trực tuyến hoặc đến bỏ phiếu trực tiếp tại một số điểm bỏ phiếu trong đặc khu.
Trung Quôc đã lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ý tại Macau, cho rằng người dân đặc khu này “không có quyền” tổ chức một cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến như vậy.
Trong khi đó, các nhà tổ chức hi vọng sẽ có khoảng 10.000 người tham dự sự kiện này. Được biết, tại Hông Kông hồi tháng 6, cũng đã diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý tương tự, với sự tham gia của hơn 790.000 người trong vòng 10 ngày.
Bắc Kinh cũng đã lên án sự kiện này và gọi cuộc trưng cầu dân ý ở Hông Kông là “trái pháp luật và không có hiệu lực”.
Chinh quyền Trung Quôc từng hứa sẽ cho phép người dân Hông Kông bỏ phiếu bầu đặc khu trưởng vào năm 2017, nhưng bác bỏ khả năng cho phép cử tri chọn ứng viên, theo AFP.
Theo Thanhnien
Indonesia bầu cử tổng thống: Cuộc đua kịch tính
Khoảng 190 triệu cử tri Indonesia hôm nay 9/7 sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra nhà lãnh đạo tương lai của nền dân chủ lớn thứ 3 thế giới. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đây sẽ là một cuộc đua rất kịch tích.
Gần 500.000 điểm bỏ phiếu đã sẵn sàng để đón 190 triệu cử tri.
Các cử tri sẽ lựa chọn giữa hai ứng viên Joko Widodo, thống đốc Jakarta, và Prabowo Subianto, một cựu tướng quân đội.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đây sẽ là một cuộc đua rất kịch tích.
Ông Widodo, ứng viên của đảng Dân chủ đấu tranh Indonesia (PDI-P), dường như đã dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận ngay từ đầu, nhưng ông Subianto, đại diện của đảng Phong trào Indonesia Vĩ đại (Gerinda), đã thu hẹp khoảng cách ở giai đoạn vận động tranh cử về sau.
Ứng viên Joko Widodo.
Khoảng 190 triệu cử tri trong số 250 triệu dân của Indonesia sẽ đi bỏ phiếu tại hơn 479.000 phòng phiếu trên 8.000 hòn đảo có người ở và ở nước ngoài.
Trong những tuần gần đây, báo chí Indonesia đã bị cáo buộc thiên vị các ứng viên, khiến Tổng thống sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono phải lên tiếng kêu gọi truyền thông đưa tin công bằng.
Ông Yudhoyono không thể tiếp tục tranh cử do hiến pháp Indonesia giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với mỗi tổng thống.
Ứng viên Prabowo Subianto.
An ninh đã được thắt chặt trên khắp Indonesia trước cuộc bầu cử tổng thống. Tại thủ đô Jakarta, giới chức đã triển khai 22.300 cảnh sát để đảm bảo trật tự.
Kết quả chính thức của cuộc bầu cử dự kiến sẽ được công bố vào ngày 21-22/7, nhưng các kết quả kiểm phiếu không chính thức và độc lập sẽ có vào cuối ngày hôm nay và được dự đoán là chính xác.
Tổng thống mới của Indonesia sẽ nhậm chức vào ngày 20/10 với nhiệm kỳ 5 năm.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Hồng Kông bỏ phiếu đòi dân chủ Khoảng 650.000 người dân Hồng Kông (Trung Quốc) đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu không chính thức để đòi hỏi cải cách dân chủ diễn ra ngày 22-6, động thái này đã khiến giới chức Bắc Kinh không khỏi lo lắng. Căng thẳng đã xuất hiện và ngày càng tăng cao tại đặc khu hành chính Hồng Kông xoay quanh vấn...