Phong trào ‘Áo vàng’ tiếp tục biểu tình liên tiếp 22 tuần
Người biểu tình ‘Áo vàng’ Pháp tiếp tục xuống đường vào ngày thứ bảy lần thứ 22 liên tiếp. Căng thẳng gia tăng ở Toulouse, khi hàng nghìn người tập hợp lần đầu tiên kể từ khi cuộc Luật Cấm Biểu tình có hiệu lực kể từ ngày 11/4.
Cảnh sát chống biểu tình di chuyển giữa khói mù trong cuộc biểu tình lần thứ 22 liên tiếp vào ngày thứ bảy của phong trào ‘Áo vàng’
Tại thủ đô Paris, hàng trăm người đã tuần hành vào 1h00 chiều thứ bảy. Các cuộc biểu tình cũng được ghi nhận tại Marseille, Grenoble, Lille và nhiều thành phó khác. Trên mạng xã hội, phong trào Áo vàng tại Toulouse đã kêu gọi mọi người đứng lên chống lại “ Tổng thống Emmanuel Macron và đồng bọn”, cũng như “cho thấy mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu sau cuộc tranh cãi lớn”.
Chỉ vài giờ sau khi nổ ra biểu tình, cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ. Không lâu sau, hơi cay đã được sử dụng để giải tán đám đông. Thủ tướng Pháp Édouard Philippe vào thứ hai đã trình bày những báo cáo về biểu tình, sau gần ba tháng dài đằng đẵng bàn bạc, thảo luận, được biết đến là Grand Débat (Cuộc thảo luận lớn). Tổng thống Macron trước đó vào tháng 1 đã cam kết với người biểu tình rằng, ông “dự định chuyển từ bạo lực sang các giải pháp”.
Luật Chống Biểu tình mới, mà Hội đồng Hiến pháp cho là chưa hoàn thiện trước khi có hiệu lực, và được sử dụng để trừng phạt các tổ chức kích động biểu tình, kết án những nhân vật chủ chút, bắt đầu có hiệu lực kể từ thứ năm tuần này.
Vào tuần trước, “Luật 21″ đã kích động hơn 22.000 người xuống đường, theo Bộ trưởng Nội vụ Pháp. Cuộc biểu tình vào thứ bảy đã cho thấy dấu hiệu của một cuộc biểu tình quy mô lớn hơn, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 20/4, khi Tổng thống Macron kỳ vọng sẽ có bài phát biểu được phát trên cả nước về những vấn đề còn gây tranh cãi.
Video đang HOT
Theo TPO
Pháp hủy kế hoạch tăng thuế sau biểu tình lớn nhất 50 năm
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố chính phủ nước này sẽ hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu trong dự toán ngân sách năm 2019 sau làn sóng biểu tình gây chấn động trong nhiều ngày qua.
Tổng thống Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng douard Philippe (Ảnh: AFP)
"Chính phủ sẵn sàng đối thoại và đang chứng minh điều này vì kế hoạch tăng thuế đã bị hủy bỏ trong dự toán ngân sách năm 2019", Thủ tướng Edouard Philippe phát biểu tại Hạ viện Pháp hôm qua 5/12.
Tuyên bố trên của ông Philippe là một phần trong thỏa thuận do thủ tướng Pháp đề xuất và được Hạ viện Pháp thông qua hôm qua. Tuy vậy, ông Philippe không nói rõ liệu kế hoạch tăng thuế có được đưa trở lại dự toán ngân sách sau năm 2019 hay không.
Trước đó, Thủ tướng Philippe ngày 4/12 tuyên bố chính phủ Pháp tạm hoãn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu trong 6 tháng, đồng thời dừng việc tăng giá khí đốt và điện trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Ngoài ra, việc siết chặt các tiêu chuẩn đánh giá ô tô để xử phạt những phương tiện cũ gây ô nhiễm cũng bị hoãn lại trong nửa năm.
Lãnh đạo phe cực hữu Marine Le Pen cũng hối thúc Tổng thống Emmanuel Macron cam kết không cho phép kế hoạch tăng thuế gây tranh cãi được áp dụng trở lại "bằng mọi giá". Bà Le Pen thậm chí đòi giải tán quốc hội nếu cuộc khủng hoảng hiện nay tại Pháp không được giải quyết.
Trong thông báo phát đi vào tối qua, Điện Elysee cho biết cả Thủ tướng Philippe và Tổng thống Macron "đều mong muốn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu sẽ được loại bỏ" khỏi dự toán ngân sách năm 2019.
"Các cuộc tranh luận giữa quốc hội và người dân trong những tuần và những tháng sắp tới sẽ phải tìm ra các phương án cũng như nguồn tài chính để đáp ứng các thách thức của quá trình chuyển đổi sinh thái", thông báo của Điện Elysee nêu rõ.
Bộ trưởng Môi trường Pháp Francois de Rugy cho biết ông đã trao đổi với Tổng thống Macron để xác nhận rằng thuế môi trường sẽ được hủy bỏ trong năm 2019. Ông Macron trước đó đã đề cập tới chiến lược chuyển đổi sinh thái quốc gia nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.
Động thái nhượng bộ của chính quyền Pháp được đưa ra sau khi hàng nghìn người thuộc phong trào Áo vàng đã tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp, đặc biệt tại thủ đô Paris, để phản đối tăng thuế xăng dầu. Phong trào này ngày càng lan rộng và những yêu sách của người biểu tình cũng tăng theo, bao gồm đòi dừng giảm thuế cho người giàu, nâng lương tối thiểu hay phản đối cải cách giáo dục.
Bạo lực lớn có thể sắp diễn ra
Người biểu tình Áo vàng tại thủ đô Paris. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Macron và chính quyền của ông hôm qua đã kêu gọi người biểu tình bình tĩnh, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nhượng bộ thêm để tránh xảy ra bạo lực.
AFP dẫn một nguồn tin tại Điện Elysee cho biết chính phủ Pháp lo sợ về nguy cơ xảy ra cuộc biểu tình "bạo lực lớn" vào ngày 8/12 tới tại Paris và một số nơi khác ở Pháp.
"Chúng tôi có lý do để lo sợ về tình trạng bạo lực lớn sẽ xảy ra", nguồn tin của văn phòng tổng thống Pháp cho biết.
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Ngoài ra, hơn 130 người khác bị thương và ít nhất 412 người đã bị bắt sau các cuộc biểu tình. Chỉ tính riêng vào cuối tuần trước, đám đông biểu tình đã đốt 200 xe ô tô, đập phá các cửa hàng, phá hoại Khải Hoàn Môn - biểu tượng quốc gia của Pháp và chặn các tuyến đường khiến giao thông bị đình trệ.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Phong trào biểu tình ở Pháp lan ra các trường học Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo đảng đối lập khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc tiếp tục lan rộng khắp nước Pháp và lan tới các trường học. Những người biểu tình đứng chặn trên đường phố ngày 3/12 tại Pháp. Bạo loạn ở Paris, Pháp họp nội các khẩn cấp Bảy người đã bị...