Phong trào Áo vàng tại Pháp: Hơn 1.000 người tiếp tục biểu tình
Ngày 28/9, cảnh sát Pháp đã phải dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình quá khích thuộc phong trào “Áo vàng” tại một số thành phố.
Người biểu tình áo vàng xuống đường tại Lyon hôm qua
Tại thành phố Toulouse, gần 1.000 người “Áo vàng” xuống đường biểu tình. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 5 người sau khi một số người biểu tình ném đồ vật về phía cảnh sát tại thành phố Toulouse. Một nhóm giám sát biểu tình cho biết một người biểu tình đã bị thương.
Đụng độ tương tự cũng xảy ra với khoảng 300 người biểu tình tại thành phố miền Nam Montpellier. Cảnh sát tại đây cho biết 4 cảnh sát đã bị thương nhẹ và 9 người biểu tình đã bị bắt giữ vì hành vi gây rối.
Bất chấp lực lượng an ninh nỗ lực giải tán đám đông, những người biểu tình tiếp tục tập trung trên nhiều tuyến phố.
Tại thủ đô Paris, nhiều người “Áo vàng” lại trà trộn vào nhóm tuần hành chống biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Một người biểu tình sử dụng chai và gạch làm vũ khí khi đụng độ với cảnh sát trong một cuộc biểu tình chống chính phủ ở Lyon
Các cuộc biểu tình trên diễn ra 2 ngày sau khi Chính phủ Pháp công bố dự thảo ngân sách năm 2020, bao gồm kế hoạch cắt giảm hơn 9 tỷ euro tiền thuế cho các hộ gia đình và 1 tỷ euro cho các doanh nghiệp.
Trong tổng số 9,3 tỷ euro cắt giảm thuế cho các hộ gia đình, có 5 tỷ euro cắt giảm thuế cho khoảng 12 triệu hộ gia đình vốn đã được Tổng thống Emmanuel Macron cam kết nhằm xoa dịu phong trào biểu tình Áo vàng.
Dự thảo ngân sách còn cắt giảm 1 tỷ euro cho các doanh nghiệp, với mức giảm thuế theo lộ trình từ 33,3% xuống còn 25% trong vòng 5 năm.
Quyết định trên được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào biểu tình Áo vàng, đồng thời vẫn tuân thủ quy định về thâm hụt ngân sách của Liên minh châu Âu (EU).
Người biểu tình mặc áo phản quang màu vàng ném ống hơi cay về phía các sĩ quan cảnh sát gần Quốc hội ở Paris
Cuộc khủng hoảng xã hội do các cuộc biểu tình gây ra, cũng như sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu là yếu tố khiến chính phủ đưa ra các quyết sách để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng.
Sau khi lên nắm quyền vào năm 2017, Tổng thống Macron đã cam kết đưa nước Pháp trở lại với nền tảng tài chính vững chắc, song trước sức ép của phong trào biểu tình “Áo vàng,” ông đã đưa ra kế hoạch cắt giảm thuế, tăng lương và các biện pháp hỗ trợ khác cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Các biện pháp trên được cho là sẽ khiến thâm hụt ngân sách trong năm nay của Pháp lên mức 3,1% GDP.
Phong trào “Áo vàng” gồm những người mặc áo gilet phản quang vàng, bắt đầu với các cuộc biểu tình vào thứ bảy ngày 17/11/2018, xuất phát từ việc phản đối tăng giá nhiên liệu, chi phí sinh hoạt cao… sau biến thành phong trào biểu tình gần như hằng tuần đòi Tổng thống Macron từ chức. Phong trào này đã lan nhanh sang các nước láng giềng như Italy, Bỉ, Hà Lan.
Trâm Anh (theo MailDaily)
Theo Congly
Thủ tướng Pháp kêu gọi cắt giảm thuế để đối phó với làn sóng biểu tình
Chính phủ Pháp cần thực thi các biện pháp cắt giảm thuế táo bạo là lời kêu gọi của Thủ tướng Edouard Philippe đưa ra ngày 8/4, sau khi các cuộc tranh luận được tiến hành trên cả nước trong bối cảnh làn sóng biểu tình của phong trào "Áo vàng" làm chao đảo chính quyền trong nhiều tuần qua.
Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Phát biểu tại sự kiện công bố những kết quả đầu tiên của các cuộc tranh luận toàn quốc được khởi động hồi tháng 1, Thủ tướng Philippe cho biết người dân Pháp đã bày tỏ sự bất bình về gánh nặng thuế. Ông Philippe nêu rõ: "Các cuộc tranh luận cho thấy rất rõ ràng con đường mà chúng ta phải đi. Chúng ta cần phải giảm các loại thuế, và thực hiện việc này nhanh hơn".
Ngoài vấn đề thuế, Thủ tướng Philippe cho biết có nhiều vấn đề khác nổi lên trong các cuộc tranh luận. Cụ thể, người dân Pháp muốn có tiếng nói trực tiếp hơn trong vấn đề điều hành đất nước và hành động chống biến đổi khí hậu.
Các cuộc biểu tình của lực lượng "Áo vàng" bùng phát vào trung tuần tháng 11/2018, ban đầu với mục đích là phản đối tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đó đã biến thành làn sóng phản đối các chính sách của Tổng thống Macron. Ông Macron lên nắm quyền điều hành nước Pháp hồi tháng 5/2017 với cam kết thực hiện các biện pháp cải cách có lợi cho doanh nghiệp cũng như đã chú trọng cắt giảm thuế đối với các công ty và người lao động có thu nhập cao trong nỗ lực tăng đầu tư và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Dự kiến, Tổng thống Macron sẽ công bố các chính sách mới trong bài diễn văn vào giữa tháng này.
Cuộc tranh luận toàn quốc được tiến hành nhằm xoa dịu sự bất bình của dư luận, với 10.000 cuộc tiếp xúc diễn ra ở các khu vực cộng đồng trên khắp nước Pháp và khoảng 2 triệu ý kiến đóng góp qua mạng. Tổng thời gian mà Tổng thống Macron tham gia các cuộc tiếp xúc ở địa phương là gần 100 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, nhiều người biểu tình "Áo vàng" cho rằng các cuộc tranh luận trên chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận. Theo kết quả khảo sát của Delabre công bố ngày 4/4 vừa qua, 68% số người tham gia khảo sát cho biết họ không nghĩ rằng các cuộc tranh luận này xem xét tới quan điểm của người dân, trong khi 79% không tin rằng các cuộc tranh luận có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại ở nước này. Trước khi kết quả của các cuộc tranh luận này được công bố, cuối tuần qua, hàng nghìn người biểu tình "Áo vàng" tiếp tục xuống đường bày tỏ phản đối các chính sách của Chính phủ Pháp. Đây là tuần thứ 21 liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Pháp là nước có mức thuế cao nhất trong số các quốc gia phát triển.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Tổng thống Iran kêu gọi Mỹ khôi phục lòng tin nếu muốn gặp song phương Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 24/9 nêu rõ người đồng cấp Mỹ Donald Trump cần khôi phục lòng tin trước khi hai bên có thể tiến hành cuộc gặp song phương. Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại một sự kiện ở Tehran. Ảnh: IRNA/TTXVN Phát biểu với Fox News - một kênh truyền hình mà Tổng thống Mỹ thường xuyên...