Phòng, tránh tai nạn về điện trong mùa mưa bão
Ở khu vực miền Nam, tai nạn về điện dễ xảy ra trong mùa mưa bão, nhất là lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp, trồng thanh long, tưới tiêu nước trên đồng ruộng. Dù ngành điện rất nỗ lực tuyên truyền, khuyến cáo người dân cách sử dụng điện an toàn, nhưng tai nạn về điện vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương.
Hướng dẫn người dân miền Tây Nam bộ sử dụng điện an toàn
Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực (PC) Bến Tre tổ chức nhiều cuộc vận động, tập huấn hướng dẫn khách hàng các giải pháp sử dụng điện đúng cách, cảnh báo sự nguy hiểm dùng điện câu móc, đấu nối sai kỹ thuật, dẫn đến rò rỉ điện gây tử vong và làm hư hại tài sản. Tuy nhiên, các sự cố tai nạn về điện, nhất là vào mùa mưa bão, vẫn xảy ra. Đầu tháng 10/2020, 8 công nhân của Công ty Cấp nước Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày, Bến Tre) được giao sửa chữa máy bơm nước bị hỏng. Do lớp vỏ bọc cách điện của dây máy bơm bị bong tróc, đã làm hai công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương nặng. Đây là một trong những vụ tai nạn về điện điển hình.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, trong hoạt động nuôi tôm công nghiệp, trồng thanh long, tưới tiêu hoa màu trên đồng ruộng ở khu vực miền Nam xảy ra không ít tai nạn do sự cố điện gây ra. Ông Đỗ Anh Duy – Phó trưởng Phòng An toàn, PC Sóc Trăng – cho biết, năm 2019, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, xảy ra 30 vụ. 6 tháng đầu năm 2020, có 5 vụ tai nạn về điện trong hoạt động nuôi tôm công nghiệp. Số vụ tại nạn về điện ở Sóc Trăng tuy có giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.
Năm 2019, PC Sóc Trăng đã đầu tư 12,2 tỷ đồng để kéo dây điện, lắp mới trạm biến áp và xóa 2.423 hộ câu đuôi. Năm nay, việc đầu tư hệ thống điện vẫn đang được triển khai, tiếp tục ưu tiên xóa 3.728 hộ sử dụng điện câu phụ nhằm góp phần hạn chế thấp nhất những tai nạn về điện.
Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, 9 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn đã xảy ra 21 vụ tai nạn điện, làm tử vong 19 người và 2 người bị thương. Trong đó, tai nạn về điện do nuôi tôm công nghiệp xảy ra 3 vụ, làm tử vong 3 người; tai nạn về điện trong sinh hoạt có 13 vụ, làm tử vong 14 người; vi phạm hành lang lưới điện có 4 vụ, gây tử vong 2 người. Địa bàn xảy ra các vụ tai nạn về điện từ đầu năm đến nay tập trung tại các huyện Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Phú Tân và Đầm Dơi.
Các chuyên gia về điện cho rằng, với lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp, không ít hộ dân sử dụng điện rất chủ quan. Nhiều hộ nuôi tôm muốn giảm chi phí nên chỉ kéo dây nóng vào ao nuôi để đấu nối môtơ điện chạy quạt oxy, dây nguội được dẫn xuống đất. Khi chăm sóc, thu hoạch tôm, vô tình chạm vào dây dẫn điện ghim dưới ao, gây nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. “Cách đấu dây nối dây, dựng trụ bằng bê tông cốt thép để an toàn trong vận hành khi trời mưa giông. Theo đó, trụ điện dành cho ao nuôi tôm phải dựng với khoảng cách gần nhau và kéo bằng hai dây phù hợp công suất để sử dụng” – ông Nguyễn Văn Luy – Phòng An toàn, PC Cà Mau – chia sẻ.
Để khắc phục, hạn chế những sự cố về điện, nhất là trong mùa mưa bão, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục công tác truyền thông đến các cơ quan, trường học và người dân cách sử dụng điện an toàn. Mặc khác, EVNSPC chỉ đạo các đơn vị thành viên tại 21 tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng điện và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn điện.
Huyện đảo Phú Quý chủ động dự trữ hàng hóa trong mùa mưa bão
Tỉnh Bình Thuận đang vào mùa mưa bão năm 2020. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên có sóng to, gió lớn làm cho việc đi lại giữa huyện đảo Phú Quý và đất liền gặp nhiều khó khăn.
Tàu cao tốc từ huyện đảo Phú Quý vào đất liền. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thanh/TTXVN
Để chủ động dự trữ hàng hóa, phương tiện vận chuyển đầy đủ, kịp thời phục vụ người dân trên địa bàn huyện Phú Quý trong tình hình thời tiết xấu, Ủy ban nhân dân huyện đảo Phú Quý đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra lượng hàng hóa bán ra và lượng hàng hóa dự trữ theo kế hoạch đã giao. Huyện đề xuất Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng phương án dự trữ xăng dầu trong mùa thời tiết xấu để tham gia cung ứng xăng dầu cho nhân dân trên huyện; dự trữ nguồn dầu để hoạt động máy phát điện, đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện đảo. Đồng thời, huyện dự trữ các cơ số thuốc và vật tư y tế, nhất là các thuốc phòng dịch đảm bảo không để thiếu thuốc điều trị hoặc dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện khi huyện bị chia cắt do thời tiết xấu kéo dài.
Theo Ủy ban nhân dân huyện đảo Phú Quý, hiện nay, các hộ kinh doanh, hộ gia đình trên địa bàn huyện đã chủ động tăng mức dự trữ hàng hóa, đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ từ 60% - 70% so với nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện.
Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã xây dựng Kế hoạch để dự trữ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu dự phòng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2020.
Theo đó, Sở đã đề nghị các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch kinh doanh thường xuyên của mình tính toán dự trữ, chuẩn bị một lượng hàng hóa thiết yếu nhất định, để bảo đảm kịp thời sẵn sàng phục vụ nhân dân ở các vùng khi có thiên tai. Sở tăng cường vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xây dựng, thực phẩm, nhu yếu phẩm... phối hợp tổ chức triển khai dự trữ, cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết để sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có lụt, bão xảy ra, không để tình trạng thiếu nguồn cung cấp hàng hóa hỗ trợ cho các vùng chịu ảnh hưởng (trong đó có huyện đảo Phú Quý).
Để đảm bảo phương tiện vận chuyển hàng hóa ra huyện đảo, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải phối hợp Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các tàu hoạt động tuyến Phan Thiết - Phú Quý, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm quy định về vận chuyển hành khách, hàng hóa; kiểm tra các thiết bị an toàn giao thông, phao cứu sinh, cứu hộ cho hành khách đi tàu. Đồng thời, Sở giao Ban Quản lý Cảng Phú Quý sắp xếp tài xế, chuyến cho các tàu khách hoạt động tuyến vận tải Phú Quý - Phan Thiết, đảm bảo phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa được thuận tiện và an toàn.
Nhiều điểm neo đậu tàu thuyền ở Thừa Thiên Huế xuống cấp Mặc dù mùa mưa bão đã đến với dự báo nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng nhiều ngư dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang gặp khó khăn khi nhiều điểm neo đậu tàu thuyền đã xuống cấp, bồi lắng, tự phát. Luồng lạch các âu thuyền xuống cấp, bồi lắng khiến ngư dân "di tản" tàu thuyền tránh bão gặp...