Phòng tránh sốc nhiệt điều hòa nhờ những lưu ý đơn giản
Sốc nhiệt là 1 trong những tình trang nguy hiểm khi sử dụng điều hòa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Sốc nhiệt khi sử dụng điều hòa
Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi quá nhanh, từ nóng sang lạnh và từ lạnh sang nóng khiến thân nhiệt bên trong chưa kịp thích nghi. Sốc nhiệt điều hòa gây ra tình trạng da nóng, khô nhanh, đỏ mặt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, tức ngực… nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.
Sốc nhiệt điều hòa gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Hiện tượng sốc nhiệt dễ xảy ra khi bạn từ bên ngoài trời nắng nóng đột ngột vào phòng lạnh, từ trong nhà bước ra ngoài, tấm xong đã vội vàng bước vào phòng lạnh… hoặc khi bạn bước lên xuống xe ô tô mà nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 39 độ C.
Người bị nhẹ thì choáng váng, đâu đầu, buồn nôn, cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm họng nặng hơn thì xuất hiện ảo giác, sốt cao, tim đập nhanh, huyết áp hạ, …. Nghiêm trọng nhất là người bị sốc nhiệt có thể bị ngột thở, đột quỵ ngây nguy hiểm đến tính mạng.
Video đang HOT
Phòng tránh sốc nhiệt điều hòa qua một vài mẹo nhỏ
Để tránh sốc nhiệt điều hòa, không để nhiệt độ phòng quá chênh lệch với bên ngoài, khi nhiệt độ quá thấp độ quá thấp so với bên ngoài bạn sẽ dễ bị sốc nhiết, cảm lạnh. Bạn nên để nhiệt trong phòng chênh lệch với bên ngoài là khoảng 7 độ C. Ví dụ, nhiệt độ ngoài trời là 30 độ C thì bạn nên để nhiệt độ máy lạnh là 23 độ C.
Nếu bạn ở trong phòng lạnh trong nhiều giờ dễ mắt phải các bệnh về đường hô hấp, bệnh dị ứng da nhất là đối với máy lạnh không được vệ sinh định kỳ. Thế nên sau 8 tiếng sử dụng bạn nên tắt máy lạnh, mở cửa để thoát tạo sự thông thoáng. Hay bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm cho da, không bị khô da.
Bật quạt thông gió để tránh sự tích tụ khí CO2 và các vi khuẩn trong không khí. Bạn cũng có thể mở cửa 1 đến 2 tiếng mở của lần để không khí trong lạnh vào phòng, khí CO2 và vi khuẩn cũng sẽ thoát ra ngoài.
Trong trường hợp bạn đang trong phòng lạnh muốn ra ngoài thì phải tắt máy lạnh trước 30 phút, mở của để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Còn khi bạn từ bên ngoài trời nắng nóng vào thì bạn nên ngồi chờ mồ hôi khô, rồi vào đứng ở giữa cửa bắt máy lạnh ở nhiệt độ cao rồi hạ dần xuống nhiệt độ thấp.
Chúc các bạn sử dụng điều hòa đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình trong mùa nắng nóng này nhé
Trời nắng nóng, mẹ sử dụng điều hòa như thế nào để con không bị ốm?
Sử dụng điều hòa đúng cách trong thời tiết nắng nóng sẽ giúp con tránh được các bệnh về đường hô hấp.
Tránh sự thay đổi đột ngột
Khi bé đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không cho bé vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Cha mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi 1 lúc sau đó mới cho bé vào phòng có điều hòa.
Khi muốn ra ngoài, cha mẹ nên tắt điều hòa, mở cửa phòng 1 lúc cho bé dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Sau đó mới cho bé ra khỏi phòng.
Nhiệt độ thích hợp
Việc sử dụng điều hoà làm sao cho đúng cách, để nhiệt độ bao nhiêu là vừa luôn là nỗi băn khoăn của chị em mỗi khi hè về bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu quá nóng, bé có thể sẽ bị nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, bé đương nhiên sẽ bị ho, ốm và thậm chí là viêm phế quản.
Với trẻ sơ sinh đẻ non tháng hoặc ở tuần đầu nhiệt độ phù hợp là 32 độ còn trẻ sơ sinh đủ tháng nhiệt độ thường khoảng 30 độ tùy theo tuổi của trẻ. Tuy nhiên, các gia đình nên lưu ý đặt quãng nhiệt độ 26 -32 độ.
Trẻ càng lớn, sức khỏe tốt hơn thì nhiệt độ càng giảm. Để đặt nhiệt độ phù hợp cho bé, các mẹ nên giảm hoặc tăng từ từ khoảng 0,5 độ một cho đến khi bé thoải mái, không có biểu hiện ra mồ hôi hoặc ho.
Vị trí đặt điều hòa và vệ sinh thường xuyên
Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
Vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong phòng, trong máy điều hòa. Khi không bật điều hòa nữa thì phải mở hết cửa sổ, cửa phòng để cho không khí lưu thông.
Không ở trong phòng điều hòa quá lâu
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, cứ khoảng 4 tiếng, mẹ nên tắt điều hòa, mở cửa, dùng quạt thổi cho thoáng phòng.
Điều hòa phải xa khu vực ngủ của trẻ
Khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt và đầu trẻ, vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
Có nên uống nước đá mùa nắng nóng? Vào mùa nắng nóng, nhiều người thích uống nước đá để giảm cơn khát. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây hại nhất định đến sức khỏe. Thậm chí, nước đá không giúp bạn giải nhiệt cơ thể mà còn khiến chúng ta khát hơn nữa. Làm chậm nhịp tim: Uống nước đá gây tác động và...