Phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Hàng năm, không riêng mùa hè mà vào dịp tết, nhất là thời điểm đầu xuân năm mới, nhiều cơ quan, đơn vị, gia đình,…
thường tổ chức các chuyến tham quan, du lịch, dã ngoại. Khi du xuân trẩy hội,… đa số mọi người có tâm lý muốn trải nghiệm ẩm thực đặc trưng của vùng, miền nơi đến. Thế nhưng, đã có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khi du khách thưởng thức, trải nghiệm ẩm thực tại các điểm đến.
Thông thường, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao trong mùa hè, trước và sau Tết Nguyên đán bởi lúc này, thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, xâm nhập đồ ăn, thức uống.
Khi du khách thưởng thức thực phẩm được giới thiệu là đặc sản địa phương của những người bán dạo tại các điểm du lịch rất dễ bị ngộ độc do bị nhiễm bẩn từ bụi, côn trùng hoặc do vi khuẩn phát triển khi thực phẩm không được bảo quản trong nhiệt độ an toàn.
Ảnh minh họa
Thêm vào đó, thói quen sử dụng, chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc. Những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli, Campylobacter,…
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Tùy từng loại ngộ độc có thể gây sốt hoặc có triệu chứng rối loạn về thần kinh. Mức độ biểu hiện của các triệu chứng phụ thuộc vào chủng vi khuẩn gây ngộ độc.
Video đang HOT
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi du xuân trẩy hội, mọi người dân cần ăn chín, uống sôi. Không nên ăn món gỏi, tái sống và món chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở các khu du lịch, danh lam thắng cảnh.
Nếu tổ chức tiệc nướng ngoài trời nên chọn thực phẩm tươi sống và nướng chín ở nhiệt độ cao. Người dân không nên ăn quá nhiều thực phẩm mới trong một lần, tránh sử dụng nước đóng chai và nước giải khát không rõ nguồn gốc,…/.
6 loại thực phẩm tuyệt đối kiêng kỵ với người bị đau dạ dày
Dạ dày là một cơ quan có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng. Bên cạnh nhiệm vụ dự trữ thức ăn, cơ quan này còn có tác dụng nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.
Ăn quá nhiều thực phẩm dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị đau, viêm loét dạ dày:
Đồ ăn sống
Các loại đồ ăn sống như sashimi, sushi, đồ tái... dù ngon, cung cấp nhiều vitamin và axit béo omega-3. Nhưng các món ăn chưa được nấu chín này cũng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, gây nôn, tiêu chảy và đau dạ dày.
Ngoài ra, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các món đồ sống, ăn đồ tái không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổ.i, người có hệ miễn dịch yếu...
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Hai loại thực phẩm này đều gây ra phản ứng và kích thích đối vối niêm mạc dạ dày. Nó sẽ tác động trực tiếp đến việc tiết axit dạ dày và các enzyme tiêu hóa, làm hệ tiêu hóa không thể hoạt động đúng cách.
Trong đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng công nhận các loại đồ ăn, nước uống trên 65 độ C sẽ làm tổn hại dạ dày và có thể làm phát triển các khối u.
Đồ ăn cay
Các món ăn cay có tác dụng kích thích vị giác. Ăn quá nhiều đồ cay rất dễ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Đây là "kẻ thù" lớn nhất đối với những người có tiề.n sử về bệnh dạ dày. Sau khi ăn, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Nếu có bệnh về dạ dày, tốt nhất bạn nên chọn những món ăn nhẹ, không chứa gia vị cay như tỏi, ớt để không kích thích hệ tiêu hóa.
Dù bạn không mắc bệnh dạ dày cũng cần tránh ăn những món quá cay.
Món ăn có vị chua
Khi dạ dày không thoải mái, hãy tránh ăn những món có chứa axit như trái cây họ cam quýt, cà chua. Axit trong thực phẩm có thể làm tăng các triệu chứng đau dạ dày, ợ chua.
Ngoài ra, khi đói bạn không được ăn những thực phẩm chứa nhiều axit vì nó có thể làm ảnh hưởng niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể gây thủng dạ dày.
Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm dù bị mốc ở một góc nhỏ cũng nên vứt bỏ vì nấm mốc có thể ăn sâu vào bên trong thực phẩm mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nếu bạn ăn chúng, tác hại đầu tiên là có thể gây đau dạ dày do vi khuẩn xâm nhập, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Nghiêm trọng hơn, thực phẩm bị mốc có thể chứa độc tố aflatoxin - một chất độc gây hại tim, gan, thận và có thể gây ung thư nội tạng.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Các món ăn chứa nhiều chất béo sẽ gây kích thích dạ dày và tạo ra sự co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển của thức ăn trong dạ dày. Từ đó, nó làm tăng khả năng bị táo bón.
Trong một số trường hợp, khả năng vận động của đường tiêu hóa tăng lên cũng có thể gây ra phản ứng khó tiêu như tiêu chảy.
Rượu bia
Uống rượu bia làm tăng nhanh nồng độ axit trong dạ dày, kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn. Đồ uống có cồn còn khiến cơ thể mất nước với biểu hiện đi tiểu thường xuyên.
Đừng bỏ qua những vấn đề này để có một năm mới khỏe mạnh Dịp Tết, bạn không thể tránh khỏi những bữa tiệc cùng bạn bè,... Tuy nhiên, khi tận hưởng kỳ nghỉ lễ, bạn đừng quên đảm bảo sức khỏe của mình. Trong dịp năm mới, những bữa ăn uống đông người cần phải chú ý vệ sinh thực phẩm. (Ảnh: ITN) Chú ý vệ sinh thực phẩm Trong dịp năm mới, những bữa ăn...