Phòng tránh giun sán như thế nào?
Hỏi: Xin hỏi bác sĩ, dấu hiệu nào nhận biết cơ thể nhiễm giun, sán? Nhiễm giun sán có nguy hiểm tới tính mạng hay không? Có biện pháp nào để hạn chế sự xâm nhập của giun sán? Dương Thị Nga (45 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đáp: Nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm giun sán số lượng lớn là suy dinh dưỡng, tay chân còi cọc, đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, ngứa hậu môn, buồn nôn. Khi nhiễm giun sán quá nhiều có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định phẫu thuật.
Video đang HOT
Vì đường lây truyền của giun sán là qua tiếp xúc đất, qua trứng giun và qua tiếp xúc với phân người bị nhiễm giun, do đó, để tránh nhiễm giun sán, người dân cần đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch, ăn chín uống sôi.
Những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất phải khám sức khỏe và xét nghiệm giun ít nhất một lần/năm, tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách đeo găng tay khi lao động và tiếp xúc với đất… Đặc biệt, người dân không dùng phân tươi bón ruộng, không phóng uế bừa bãi; làm sạch ngoại cảnh, diệt ấu trùng bằng cách rắc vôi bột ở những nơi ô nhiễm nặng; tẩy giun định kỳ theo chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116″ với 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6-1 và ngày 1-6…
Từ bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), từ bỏ thuốc lá có lợi ích không chỉ với sức khỏe của phổi mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (diễn ra từ ngày 25/5 đến 31/5) do Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá tổ chức ngày 21/5, Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết, hút thuốc lá làm lây truyền nguy cơ nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Cụ thể, hút thuốc lá gây hại đến phổi, làm suy yếu chức năng phổi, làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng và ức chế miễn dịch.
Buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân Tuần lễ quốc gia không thuốc lá diễn ra ngày 21/5 (Ảnh: Thu Trang).
Do đó, những người hút thuốc dễ bị viêm phổi do vi khuẩn và vi rút, bao gồm cả Covid-19. Hút thuốc làm tê liệt và thậm chí làm chết các nhung mao trong phổi. Khi không có các nhung mao này, người hút thuốc đặc biệt nhạy cảm với Covid-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng lưu ý, hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ lây truyền vi rút SARS-CoV-2 từ tay lên miệng. Việc sử dụng chung các dụng cụ dùng để hút thuốc, như: Thuốc lào, ống điếu, ống tẩu ở những người hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng việc lan truyền vi rút trong cộng đồng.
Còn theo bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, hiện nay, việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới, gồm: Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng là sản phẩm thay thế ít tác hại hơn so với các loại thuốc lá thông thường. Thậm chí, các chiến thuật quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá mới tập trung vào việc thu hút giới trẻ.
Theo điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố của nước ta vào năm 2019 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở học sinh Việt Nam có xu hướng giảm từ 4% xuống 3,6% nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử bắt đầu tăng lên 2,6%.
"Trong khi đó, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng cho thêm các phụ gia có hại cho sức khỏe, rất khó kiểm soát, nhất là đối với thế hệ trẻ. Do đó, tại nước ta không nên cho phép thí điểm bất cứ loại thuốc lá mới nào", bà Phan Thị Hải nói.
Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) là "Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá". Tổ chức Y tế thế giới cũng khẳng định, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức.
Tránh ăn gì trong mùa COVID-19? Những lựa chọn thực phẩm nào có thể thay thế? Để củng cố được hệ miễn dịch trong mùa dịch thì có những thực phẩm nên tránh và các lựa chọn thực phẩm thay thế khác. Vậy không nên ăn gì để phòng dịch COVID-19? 1. Những thực phẩm cần tránh mùa dịch COVID-19 Virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp được biết đến ban đầu bắt nguồn từ chợ động...