Phòng tránh chứng khô mũi vào mùa hanh
Khô mũi mùa hanh trở thành mối lo ngại đối với nhiều người, đặc biệt là những người có bệnh mãn tính về đường hô hấp.
Người bình thường không cẩn thận bị khô mũi mùa hanh cũng rất dễ mắc phải viêm mũi, viêm xoang nếu không điều trị kịp thời.
Khô mũi xảy ra khi ống mũi trong của người bệnh bị khô. Hiện tượng này gây nên một lớp cứng trong niêm mạc mũi. Một số nguyên nhân gây nên chứng khô mũi như: nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết trở lạnh, hanh khô. Các công việc văn phòng, tài xế, làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô cũng làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi.
Ngoài ra, những môi trường có chứa hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Những người mắc bệnh viêm mũi, viêm niêm mạc mũi mạn tính, viêm họng mạn tính,… là những người dễ gặp chứng khô mũi khi thời tiết chuyển sang hanh. Tiếp xúc trực tiếp với một số loại chất kích thích như khói thuốc lá, khí thải cũng khiến cho mũi trở nên khô rát hơn.
Theo các chuyên gia y tế, để phòng khô mũi vào mùa hanh nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, bổ sung chất lỏng giúp cơ thể giải độc.
Cùng với đó là hạn chế tối đa tình trạng hạ thấp nhiệt độ điều hòa, tránh xa nơi có gió, quạt hoặc hơi điều hòa thổi vào mặt. Tập thói quen sử dụng khẩu trang, dù đi đường trong bán kính ngắn hay dài cũng nên sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi, hành động này sẽ khiến tình trạng khô mũi được cải thiện và khó mắc phải chứng khô mũi mùa hanh khô hơn. Hiện tượng khô mũi mùa hanh khô xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin C. Vì thế, cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn như ổi, cải xoăn, cam, dâu tây, chanh,…
Lưu ý:
Video đang HOT
- Bạn nên sử dụng một số biện pháp khắc phục nhẹ nhàng như xịt mũi bằng nước muối sinh lý hoặc rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi. Nước muối sinh lý không có hóa chất gây co mạch, người bệnh có thể xịt mũi 3 lần/ngày vào buổi sáng trước khi đi làm, trưa sau khi nghỉ trưa thức dậy và tối trước khi lên giường đi ngủ.
Việc xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi dạng vòi xịt phun sương là cách hiệu quả để phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc. Khi sử dụng xịt rửa mũi sẽ khiến cho đường thở trở nên thông thoáng hơn, đảm bảo giữ độ ẩm an toàn cho mũi. Hiện có rất nhiều loại dầu có công dụng hữu hiệu trong việc khiến người bệnh nhanh chóng giảm chứng khô mũi như dầu olive, dầu dừa hay dầu mè.
- Tắm hơi cũng là cách rất tốt để giảm khô mũi và mệt mỏi cơ bắp. Tuy nhiên, không ngâm quá lâu vì bạn sẽ bị mắc chứng sổ mũi. Ngoài ra, sử dụng các loại máy tạo độ ẩm, máy phun nước sẽ giữ độ ẩm trong phòng khi thời tiết lạnh hay dùng điều hòa.
Chứng khô mũi không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, mức độ làm việc, sự tập trung của người bị chứng khô mũi. Hiểu rõ khô mũi là gì, nguyên nhân, cách phòng tránh và lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý bạn sẽ nhanh chóng khỏi khô mũi.
Chứng khô mũi
Tình trạng khô mũi xảy ra khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm, biến chứng thành bệnh mãn tính hoặc nguy hiểm hơn như viêm xoang, viêm tai giữa... khiến cho tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến chảy máu mũi, gây nhiễm trùng...
Ảnh minh họa
Đông y gọi là "tị cả", là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Do tính chất công việc khiến bạn dễ bị khô mũi hơn, như: Các công việc văn phòng làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi. Bên cạnh đó, môi trường có hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vẩy xanh. Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vẩy, gây ra triệu chứng tắc bên trong mũi, cảm thấy mũi khô nóng, sụn giáp mũi bị teo nhỏ, niêm mạc khô, không chảy nước, đóng vảy, mất khứu giác.
Yếu tố nào gây khô mũi, viêm mũi?
Dị ứng theo mùa : có thể khiến xoang bị kích thích, mô mũi khô và viêm. Tùy thuộc vào môi trường sống, bạn có thể bị dị ứng nhiều hơn một lần mỗi năm. Các triệu chứng dị ứng theo mùa bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau họng; hắt xì; ngứa họng, nhức đầu, ho... có thể được kích hoạt bởi phấn hoa, cỏ, cây...
Dị ứng vật nuôi: Tương tự như dị ứng theo mùa, dị ứng với vật nuôi như lông mèo hoặc lông chó, có thể khiến xoang bị kích thích và khô mũi.
Thuốc kháng histamine và thuốc xông mũi: Nếu bạn đang sử dụng thuốc mà thấy mũi bị khô, hãy báo cho bác sĩ điều chỉnh liều hoặc thay thuốc khác cho bạn.
Không khí khô: Độ ẩm thấp trong nhà có thể khiến đường mũi và xoang bị khô và rát.
Hóa chất và chất kích thích từ môi trường: Nhiều hóa chất và sản phẩm tẩy rửa trong nhà, mùi sơn, nước hoa, khói thuốc... kích ứng đường mũi, khiến bạn bị đau họng, khô mũi,
Hội chứng khô miệng, khô mắt, da khô, mệt mỏi, khô âm đạo, viêm da... là một rối loạn tự miễn ngăn cơ thể tạo độ ẩm. Vì rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên nó cũng có thể dẫn đến xoang khô...
Sau đây là một số bài thuốc điều trị
Bài1: Đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài2: Mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 3: Sa sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.
Bài 4: Cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.
Bài 5: Sa sâm 20g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g, sắc nước uống, giải nhiệt, trị khô mũi, viêm mũi teo do âm hư.
Bài 6: Thược dược 6g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 6g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 3g, đan b 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống, trị viêm mũi teo.
Bài 7: Sa sâm 15g, thạch cao sống 15g, thạch hộc 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 8: Rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc, trị chứng khô mũi, viêm mũi teo.
Bài 9: Sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang, trong 5-7 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một liệu trình mới.
Phòng viêm amidan cho trẻ trong mùa hè thế nào? Viêm amidan là bệnh diễn ra quanh năm. Làm thế nào để phòng chống viêm amidan cho trẻ ngay cả trong những ngày hè nóng nực thế này? Ảnh minh hoạ Cẩn trọng biến chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung...