Phòng tránh cây gãy đổ vào mùa mưa
Từ sự cố giông lốc chiều 5/6 khiến hàng loạt cây xanh trên địa bàn TP. Vũng Tàu gãy đổ, các địa phương khác cũng đang tập trung rà soát lại các chủng loại cây, đánh giá nguy cơ chịu giông lốc và đẩy nhanh việc thực hiện các giải pháp phòng chống cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão.
Cây cổ thụ gãy đổ đè bẹp tường rào cổng chợ phường 1 (TP. Vũng Tàu) chiều 5/6.
KHÓ LƯỜNG NGUY CƠ GÃY ĐỔ
Cơn lốc xoáy chiều 5/6 chỉ càn quét trong vòng 20 phút nhưng khiến nhiều tuyến đường của TP. Vũng Tàu như Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Hồng Phong, Trần Đồng… cây xanh gãy đổ ngổn ngang, lá cây, hoa và những cành nhỏ rớt tứ tung khắp nơi. Mặc dù, ngày nghỉ cuối tuần nhưng Công ty CP Phát triển công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu (UPC) đã phải huy động toàn bộ công nhân thu dọn và xử lý.
Cơn lốc mạnh khiến hàng chục cây xanh đổ rạp. Đáng kể là trước số nhà 115 Hoàng Hoa Thám, một cây lim xẹt gãy ngang làm đứt hệ thống dây cáp internet của VNPT khiến kết nối viễn thông bị gián đoạn. Một số tuyến đường khác, cây xanh cũng gãy đổ làm đứt hệ thống dây điện và cáp viễn thông. Đặc biệt, trước số nhà 7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một cây bàng bật gốc đã cạy hết hệ thống vỉa hè, làm bể ống cấp nước ngầm khiến 4 hộ dân gần đó không có nước sử dụng.
Theo thống kê sơ bộ của UPC, tính đến chiều ngày 6/6, tổng số cây xanh bị thiệt hại trong đợt dông lốc vừa qua khiến 51 cây bị ngã đổ, trong đó có 11 cây phải giải tỏa hoàn toàn trong đó có 1 cây xà cừ cổ thụ có tuổi đời 60-70 năm trên đường Trần Hưng Đạo đã bị bật gốc, gãy đổ. Sự cố này không gây thiệt hại về người nhưng làm hư hỏng hệ thống tường rào của cổng chợ phường 1. Có 40 cây nghiêng công ty phải thực hiện chống dựng để bảo vệ. Ngoài ra còn có khoảng 90 cây khác thuộc nhiều loại: lim xẹt, xà cừ, bàng, điệp, bàng Đài Loan… bị gãy cành, nứt nhánh.
Bà Võ Thị Thuận, Trưởng phòng kế hoạch UPC cho biết, trên địa bàn TP. Vũng Tàu hiện có khoảng 42.000 cây xanh các loại. Từ giữa năm 2020, UPC đã rà soát và hạ độ cao rất nhiều cây trên các tuyến đường. Sau Tết Nguyên đán năm 2021 đến nay, công ty đã tiếp tục cắt tỉa cành nhánh, hạ độ cao, phát quang vòm lá cho 70% trong tổng số cây. 30% khối lượng công việc còn lại, công ty sẽ hoàn tất trong tháng 6 này. Tuy nhiên, trước sự việc mưa lớn, dông lốc làm gãy đổ nhiều cây như hôm 5/6, công ty đã rà soát thêm một lần nữa, đánh giá kỹ hơn những cây có nguy cơ gãy đổ cao để đề xuất TP. Vũng Tàu phương án xử lý. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ công việc để bảo đảm việc cắt tỉa cành, nhánh kết thúc sớm hơn so với kế hoạch để bảo đảm an toàn cho người dân.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Trọng Thụy, Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP. Vũng Tàu, mặc dù năm nào TP. Vũng Tàu cũng thực hiện sớm kế hoạch phòng chống cây xanh gãy đổ vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, việc đánh giá nguy cơ gãy đổ của cây chủ yếu vẫn đang dựa theo mắt thường. Tình trạng sức khỏe của cây, có bị sâu bệnh bên trong hay không, độ nông sâu của rễ hiện vẫn chưa có phương pháp nào để kiểm tra, đo kiểm được. TP. Vũng Tàu đã từng mời chuyên gia cây xanh về đánh giá nhưng cũng không giải quyết được vấn đề.
TẬP TRUNG CÁC GIẢI PHÁP
Theo ghi nhận của phóng viên, những năm gần đây, ngoài TP. Vũng Tàu, tình trạng cây xanh gãy đổ do ảnh hưởng của mưa bão diễn ra thường xuyên tại các địa phương khác và gần như năm nào cũng có tình trạng cây xanh gãy đổ. Năm 2020, hàng chục cây xanh trên địa bàn TP. Bà Rịa bị ngã đổ dọc QL 51, chủ yếu là cây me tây. Trước đó, tháng 11/2018 khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào BR-VT, hàng loạt cây xanh của tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh bị gãy đổ, đè lên xe ô tô, đè lên mái nhà… Tháng 7/2018, nhiều cây xanh ngã đổ trên QL 51 (TX. Phú Mỹ) gây mất điện nhiều giờ, giao thông tê liệt… Năm 2019, 1 cây xà cừ cổ thụ trên đường Trương Công Định (TP.Vũng Tàu) ngã đổ đè vào nhà dân, may mắn không xảy ra thương vong.
Trên thực tế, hầu hết các cây xanh gãy đổ trong thời gian qua đều do thời tiết cực đoan gây nên, nhất là khi mưa lâu ngày và gió lốc mạnh. Tại các địa phương, việc chăm sóc cây xanh đều được tiến hành khá kỹ lưỡng. Cụ thể, tại TX. Phú Mỹ, từ đầu năm 2021 đến nay, Công ty Cây xanh (thuộc Công ty CP dịch vụ đô thị Tân Thành, TX. Phú Mỹ) liên tục triển khai công tác kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời với các cây già cỗi, mục gốc, rỗng ruột. Đặc biệt là công ty đã xuất quân thực hiện nhanh việc cắt tỉa cành, nhánh, hạ độ cao cho khoảng 1.000 cây me tây trên QL 51. Bởi đây là những cây có độ giòn cao, dễ bị téc nhánh khi gặp gió. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện chăm sóc, “thăm khám” thường xuyên cho hơn 23.000 cây xanh các loại trên địa bàn TX. Phú Mỹ, đặc biệt là các tuyến cây trong KCN nơi hàng ngày có số lượng lớn công nhân đi qua.
Trong khi đó, tại huyện Xuyên Mộc địa phương ít xảy ra tình trạng cây xanh gãy đổ nhưng từ đầu mùa mưa cũng đã tăng cường các giải pháp phòng chống gãy đổ cho cây xanh. Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Xuyên Mộc, cho biết, hiện huyện đã triển khai cắt tỉa cây xanh, phát quang và làm mỏng vòm lá đúng quy trình kỹ thuật cho 20.000 cây xanh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sau đợt lốc xoáy hôm 5/6 làm nhiều cây xanh trên địa bàn TP. Vũng Tàu gãy đổ, huyện Xuyên Mộc cũng cho rà soát kỹ hơn, chằng chống những cây nghiêng, có nguy cơ gãy đổ cao.
Theo Sở Xây dựng, về lâu dài, nhằm giảm tối đa tình trạng cây ngã đổ do gió bão, ngành GT-VT, Xây dựng cần phối hợp với đơn vị cây xanh có nghiên cứu, đánh giá hằng năm để chọn lọc chủng loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của BR-VT, phù hợp làm cây xanh đường phố, có khả năng chống chịu cao với gió bão.
Khơi thông hệ thống tiêu thoát, giải pháp giảm ngập lụt ở TP Hà Tĩnh
TP Hà Tĩnh sẽ tiến hành nạo vét một số tuyến mương, cống thoát nước để khơi thông dòng chảy sẵn sàng ứng phó với tình trạng ngập úng trong mùa mưa lũ năm 2021.
Ngập úng là bài toán nan giải của TP Hà Tĩnh trong nhiều năm nay. Ảnh tư liệu
Những năm gần đây, TP Hà Tĩnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa. Một phần nguyên nhân do cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn, cộng với vị trí nằm gần các con sông nên TP Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thủy triều khiến cho việc tiêu thoát nước trở nên khó khăn hơn.
Song, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do hệ quả của hạ tầng hệ thống thoát nước của thành phố xuống cấp, thiếu đồng bộ. Trong khi, suốt 5 năm qua, công tác nạo vét, khơi thông mương, cống trên địa bàn không được thực hiện do thiếu vị trí đổ thải.
Đường Nguyễn Du trong trận lụt tháng 10/2020
Đỉnh điểm là trận ngập lụt lịch sử hổi tháng 10/2020, chỉ trong 1 tuần, liên tiếp 2 đợt lụt xảy ra, 15/15 phường đều bị chia cắt, ngập úng. Mưa lụt trong nhiều ngày đã khiến thành phố thiệt hại lên đến hơn 1.100 tỷ đồng.
Điều quan trọng, trận ngập lụt lớn đang khiến cho nhiều hệ thống mương, cống, hố ga bị bồi lấp, hư hỏng. Đây sẽ là những tiềm ẩn về tình trạng ngập lụt tái diễn một cách nặng nề mà TP Hà Tĩnh phải đối mặt trong mùa mưa lũ sắp tới của năm nay.
Ông Lê Quang Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh cho biết: "Hiện nay, thành phố đang triển khai dự án bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường tại phường Đại Nài. Tuy nhiên, dự án này chưa thể hoàn thành trước mùa mưa lụt tới. Trong khi, các tuyến mương, cống, hố ga đang bị tắc nghẽn bởi lượng bùn lớn, gây ách dòng chảy, cần thiết phải được nạo vét, khơi thông để giảm tình trạng ngập úng xảy ra".
TP Hà Tĩnh buộc phải tạm thời xây dựng điểm tập kết bùn sau nạo vét từ hệ thống mương, cống tại khu vực đối diện bãi rác Cồn Ô qua đê Trung Linh (TDP Hợp Tiến, phường Thạch Linh)
Trước yêu cầu bức bách, UBND TP Hà Tĩnh bắt buộc phải tiến hành khảo sát, lựa chọn điểm tập kết bùn tạm thời để sớm tiến hành nạo vét hệ thống mương cống, hố ga thoát nước trên các tuyến đường chính.
Theo đó, UBND TP đã lựa chọn khu vực đối diện bãi rác Cồn Ô qua đê Trung Linh (TDP Hợp Tiến, phường Thạch Linh) là nơi phù hợp, đủ điều kiện cả về môi trường lẫn tác động đến đời sống dân cư. Vị trí này sẽ được sử dụng tập kết tạm thời bùn sau nạo vét từ hệ thống mương, cống thoát nước trên địa bàn trong lúc chờ dự án "Bãi xử lý bùn đất nạo vét từ hệ thống thoát nước và đất, cát, phế thải vô cơ, cành lá cây phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường" hoàn thành.
Diện tích của vị trí khảo sát rộng 1.500 m 2 , là khu vực đất cao ngoài đê, được một số người dân địa phương đào hồ, đắp bờ bao quai sanh, trồng cây xung quanh để tận dụng nuôi cá tự phát. Vì thế, vị trí này không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ.
Vị trí dự kiến tập kết tạm thời bùn sau nạo vét từ hệ thống mương, cống thoát nước trên địa bàn
"UBND thành phố đã giao Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị thực hiện các quy trình về khảo sát, đánh giá tác động môi trường, lấy mẫu bùn ở các tuyến mương để phân tích theo hướng dẫn của Viện Công nghệ Môi trường, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư và hạ tầng chung của khu vực" - ông Lê Quang Đức cho biết thêm.
Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh đã tiến hành lấy 12 mẫu bùn (trầm tích) và phân tích các chỉ số quan trọng như: pH, asen, cadimi, chì, kẽm, đồng và tổng các bon hữu cơ.
Ông Nguyễn Công Hoài, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Công ty Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh cho biết: "Các điểm lấy mẫu được lựa chọn là những vị trí có tiềm ẩn nguy cơ có nhiều chất độc hại như: đường Hải Thượng Lãn Ông đoạn qua BVĐK tỉnh; đường Đặng Dung đoạn qua chợ TP Hà Tĩnh; đường Hà Huy Tập đoạn qua khách sạn White Place... Kết quả cho thấy, các thông số quan trắc phân tích đều có hàm lượng thấp hơn giá trị giới hạn QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích, tất cả các chỉ tiêu thấp hơn ngưỡng chất thải nguy hại tại QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại".
Tiếp đó, Công ty phối hợp với UBND phường Thạch Linh thông báo rộng rãi về việc triển khai dự án tập kết tạm thời này và tiến hành hỗ trợ một phần kinh phí đào bờ, trồng cây trước đây cho người dân để tiến hành các bước nạo vét hệ thống tiêu thoát nước kịp tiến độ đề ra.
Được biết, trước đây UBND TP Hà Tĩnh cũng đã từng có bãi tập kết bùn sau nạo vét ở mương, công thoát nước tại Công viên trung tâm TP Hà Tĩnh. Hiện nay, khu vực này đã tạm dừng sử dụng và được cải tạo trồng cây hiệu quả.
Lốc xoáy gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng ở Bình Phước Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện những cơn lốc xoáy đầu mùa mưa. Đặc biệt, vào giữa tháng 4, lốc xoáy đã gây thiệt hại cây trồng, nhà cửa ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Trong ảnh: Cây trồng bị gãy đổ do lốc xoáy. Ảnh: K GỬIH -TTXVN Bình Phước tuy không chịu ảnh hưởng...