Phòng tránh các tác nhân gây tiêu chảy trong mùa hè
Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập cơ thể. Bệnh thường gặp ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm. Người già, trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời. Tiêu chảy với biểu hiện hội chứng lỵ
Lỵ trực khuẩn: Căn nguyên do Shigella gây ra. Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt. Cần điều trị sớm bằng các kháng sinh đặc hiệu nhưng cần chú ý đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Escherichia Coli (E. Coli): có 3 chủng có thể gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ đau quặn, mót rặn và phân lỏng máu mũi. Gồm các chủng: E. Coli gây bệnh lý ruột E. Coli độc tố xâm nhập ruột E.Coli độc tố gây chảy máu ruột.
Yesinia Enterocolica: Nguồn bệnh là nước, thức ăn bị ô nhiễm như sữa, rau, thịt gây viêm dạ dày, ruột hoặc viêm hạch mạc treo, đôi khi có vãng khuẩn huyết. Biểu hiện lâm sàng: đau bụng dữ dội, tiêu chảy, có sốt và phân có máu. Ở trẻ em thấy viêm khớp và ban đỏ nốt.
Campylobacter jejuni: Nguồn bệnh là thịt và gia cầm. Ủ bệnh từ 1 – 3 ngày. Người bệnh sốt nhẹ, đi phân lỏng có nhầy và máu, đau bụng, có thể viêm hạch mạc treo. Thường tự khỏi và hồi phục sau 5 – 8 ngày.
Hình minh họa
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn
Video đang HOT
Bệnh không chỉ có ở các nước nghèo, kém phát triển mà cũng thường gặp ở các nước phát triển có đời sống cao. Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn có thể chia làm 2 loại:
Ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella (S. typhi murium và S. enteritidis). Là bệnh thường gặp nhất. Bệnh lây qua đường tiêu hoá do ăn thức ăn bị nhiễm Salmonella. Ủ bệnh trung bình 12 – 36 giờ sau khi ăn. Khởi phát bệnh đột ngột sốt, đau bụng thượng vị hoặc quanh rốn, không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước. Phân đôi khi có nhầy, máu, gần giống với phân lỵ trực khuẩn. Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước). Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do trụy mạch
Ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh (độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium Perfringens, Clostridium Botulinum, Bacillus cereus và Vibrio Parahaemolyticus). Biểu hiện lâm sàng với tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong.
Các tác nhân do tả và E.Coli
Bệnh tả: Do Vibrio cholerae gây nên. Ủ bệnh trung bình 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng đi ngoài phân nhiều lần/ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt. Bệnh gây dịch. Có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng.
E .Coli sinh độc tố ruột: gây tăng tiết dịch và điện giải vào lòng ruột, không có viêm. Nguồn lây là thức ăn và nước. Ủ bệnh 24 – 72 giờ, có thể sốt nhẹ, phân nhiều nước. Ở những nước đang phát triển hay gặp tiêu chảy của trẻ em 5 – 30%. Đặc biệt là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy cho người đi du lịch. Nó gây tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài đến 5 tuần.
Cần phân biệt các trường hợp tiêu chảy trên với các trường hợp sau: tiêu chảy cấp do Enterovirus hay gây dịch nhỏ khu trú và chủ yếu ở trẻ em. Tiêu chảy do ký sinh trùng. Tiêu chảy do ngộ độc các hoá chất phun trên rau quả.
Xử trí tiêu chảy thế nào?
Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, do vậy phải đánh giá chính xác tình trạng mất nước điện giải.
Nếu mất nước nhẹ: Bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được. Thường dùng oresol. Pha trong 1 lít nước. Nếu không có thì dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ (1 thìa cà phê muối 8 thìa cà phê đường 1 lít nước).
Mất nước nặng: khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tổng số dịch truyền trong 24 giờ sẽ bao gồm trọng lượng cơ thể bị hao hụt và nhu cầu nước bình thường mỗi ngày. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Nếu hạ kali máu phải bù kali.
Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch, những người già, trẻ em. Tuỳ theo căn nguyên sử dụng kháng sinh thích hợp: Đối với lỵ trực khuẩn, Salmonella, E.Coli sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon như: ciprofl oxacin, ofl oxacin, pefl oxacin. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai. Với vi khuẩn Campylobacter Jejuni cho Erythromycine trong trường hợp xâm nhiễm. Với phẩy khuẩn tả uống tetracyclin hoặc chloramphenicol hoặc biseptol.
Trong những ngày hè, các cơ sở y tế ở những nơi du lịch, nghỉ mát thường phải cấp cứu không ít các trường hợp tiêu chảy cấp vì ngộ độc thức ăn, trong số đó có người không may mắn đa tử vong. Do vậy, để phòng bệnh cần phải đảm bảo vệ sinh ăn uống, chú ý các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn. Kiểm soát dây chuyền sản xuất thực phẩm ăn uống. Sử dụng nước sạch và thay đổi tập quán ăn uống ở các vùng như ăn thức ăn tái (chưa nấu chín) hoặc sử dụng các thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Mọi người cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có những dấu hiệu của bệnh cần phải bù nước hay đến cơ sở y tế, không được tự ý dùng các thuốc chống tiêu chảy vì sẽ càng khó khăn cho công tác điều trị nếu phải nhập viện.
Viet Bao.vn (Theo Suckhoedoisong)
Tỉ lệ rửa tay sạch sau tiểu tiện vẫn rất thấp
Mặc dù tỉ lệ rửa tay bằng xà phòng tăng mạnh nhưng báo cáo kết quả dự án sau 5 năm cho thấy sự giác ngộ về nhận thức, thay đổi hành này trong dân chưa cao, đặc biệt là rửa tay với xà phòng sau khi tiểu tiện (mới chỉ đạt 15%).
Sơ đồ lây truyền bệnh qua bàn tay (Ảnh: N.Hà)
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 1cm2 da tay có tới 40.000 vi khuẩn. Kẽ tay, móng tay và các nếp nhăn là nơi có mật độ tụ khuẩn dày nhất và những vi khuẩn lì lợm vẫn có thể bám trụ lại khi bạn rửa tay bằng nước. Chỉ cần một hành động quên rửa tay sau khi cầm tiền, đi vệ sinh... bạn cũng có thể nhiễm 10 trong tổng số 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ, trực khuẩn, viêm gan,...
Vậy nhưng, sau 5 năm (2007-2011) thực hiện tiêu truyền rửa tay bằng xà phòng tại 10 tỉnh, với hơn 2.000 cán bộ xã, giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực về quản lý giám sát và kỹ năng truyền thông, hơn 37 ngàn người dân tại các xã dự án được tuyên truyền và gần 30 ngàn em học sinh tiểu học và trung học cơ sở tham gia các buổi ngoại khóa... và cấp phát tới 2 triệu bánh xà phòng, tỉ lệ rửa tay với xà phòng sau khi đi tiểu tiện dù đã tăng tới gần 20 lần nhưng vẫn rất thấp, tính ra cứ gần 6 người mới có 1 người thực hiện hành vi vệ sinh này (khoảng 15%). Trong khi tỉ lệ rửa tay với xà phòng sau khi đại tiện tuy chỉ tăng hơn 5 lần nhưng đạt tới hơn 65%...
TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế
Theo TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, do còn có các yếu tố gây nhiễu (thực phẩm, nguồn nước... hay hoạt động tương tự của các dự án khác) nên trong đợt triển khai dự án 2012-2016 tới đây tại 12 tỉnh (trong đó có 6 tỉnh mới), sẽ có sự phối hợp của nhà tài trợ với Bộ Y tế để có những nghiên cứu tập trung hơn, chọn ra những điểm chứng (không có can thiệp của dự án) xem có khác biệt với các điểm thực hiện dự án không.
Tuy nhiên, dù kết quả có thế nào, không thể phủ nhận rằng rửa tay bằng xà phòng là cần thiết bởi nó giúp tiêu diệt các mầm bệnh và bàn tay sạch sẽ không làm lây lan bệnh tật qua đường ăn uống.
"Vừa rồi tôi đi kiểm tra phòng chống tay chân miệng, hầu như các trường mầm non đều thực hiện tốt rửa tay phòng tay chân miệng. Nhiều nơi, chẳng hạn như Quảng Ngãi không xảy ra các vụ dịch tay chân miệng nào tại trường học. Tuy nhiên có những nơi như Bắc Cạn, vẫn có những ổ dịch vì điều kiện vệ sinh, nước sạch chưa đảm bảo. Ngoài ra, có những vùng quê nghèo không nằm trong dự án nhưng nhiều nhà đã tự xây nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại), có xà phòng rửa tay...", TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế chia sẻ.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Dùng thuốc như thế nào khi bị nhiễm trùng uốn roi đuôi? Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam và là bệnh lây truyền qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con hoặc do vệ sinh kém như tắm, dầm mình lâu trong nguồn nước không sạch... Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Nhiễm trùng roi có thể bị các triệu chứng viêm nhiễm cấp tính nặng ở đường sinh dục: có khí...