Phòng tránh bệnh ung thư vú, một bước đơn giản – Phần 1
Năm 2010, bệnh ung thư vú đã tấn công gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới. Chỉ có 1/3 trường hợp mắc bệnh có thể sống sót, với điều kiện được phát hiện và điều trị sớm. Đừng đánh đu với cơ hội mong manh ấy và bắt đầu tiến hành những thay đổi rất nhỏ và đơn giản trong cuộc sống hàng ngày để nói “Không” với nguy cơ của loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ này.
Năm 2010, bệnh ung thư vú đã tấn công gần 1,5 triệu người trên toàn thế giới, đại đa số là phụ nữ. Ảnh: Internet
Bí quyết phòng phòng chống ung thư nằm ở 2 chữ “thêm” và “vừa đủ”
Thêm Vitamin D
Vitamin D có tính năng vô cùng quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch và duy trì sự tăng trưởng bình thường của các tế bào trong tuyến vú. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan tỉ lệ nghịch giữa nguy cơ ung thư vú và mức độ hấp thu vitamin D của cơ thể.
Phần lớn vitamin D trong cơ thể của chúng ta được sản sinh khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trờiChỉ cần 15 phút phơi nắng/ngày, 3 lần/tuần đã có thể cung cấp vượt chỉ tiêu lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Theo tính chất bắc cầu, chỉ cần 15 phút phơi nắng/ngày, 3 lần/tuần, chị em phụ nữ đã được tiêm liều thuốc đề kháng với bệnh ung thư vú.Tuy nhiên,
Nhiều yếu tố đã hạn chế lượng vitamin D cơ thể có thể hấp thụ từ ánh nắng như thói quen “áo khoát, khẩu trang” của người Việt Nam, màu da của từng người khác nhau, càng sậm “khó bắt nắng” và yếu tố địa lý như càng xa đường xích đạo… Vì vậy, cần phải bổ sung vitamin D qua đường ăn uống. (Không nên phơi nắng lâu hơn để bù vì nếu phơi nắng quá lâu dễ dẫn đến các nguy cơ bị ung thư da).
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm:
Video đang HOT
Các loại cá:
Cá hồiCá tríchCác loại cá da trơnHàuCá thuCá mòiCá hồi đầu thép…
Lưu ý: Nên thận trọng khi chọn cá, tránh các loại cá chứa lượng lưu huỳnh cao. Có thể tham khảo bài Các món sushi cho thai phụ để chọn loại thủy hải sản chứa ít lưu huỳnh.
Các loại thực phẩm khác gồm:
Sữa tươiSữa đậu nànhSữa chuaNước camTrứng…
Bạn còn có thể bổ sung thêm vitamin D qua các loại thuốc bổ sung. Cách an toàn và hiệu quả nhất là tư vấn từ bác sĩ, tiến hành xét nghiệm để biết lượng vitamin D cần thiết trong huyết thanh (lượng này khác nhau ở mỗi người).
Vừa đủ rượu, bia
Người uống nhiều hơn 3-4 lyrượu trong một ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp 50 phần. Ảnh: Getty Images
Càng về cuối năm càng có nhiều dịp để mọi người chén thù chén tạc, các dịp lễ, mùa giáng sinh, tết Tây, thậm chí cả thời tiết se lạnh cũng kích thích mọi người nhâm nhi chút chất cay
Nhưng cẩn thận vìrượu và các chất nước có cồn có thể làm tăng nguy cơ của ung thư vú, đặc biệt đối với bạn gái ở tuổi vị thành niên và những năm đầu tuổi 20, khi bộ ngực vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen, chất có thể làm phát triển các hóc môn ung thư tuyến E (estrogen receptor positive) trong cơ thể người phụ nữ, có thể vì vậy mà có sự liên hệ tỉ lệ thuận giữa việc uống rượu quá liều với sự gia tăng nguy cơ bệnh ung thư vú.
Có ít nhất 4% các trường hợp bị ung thư vú ở phụ nữ tại các quốc gia phát triển có liên quan đến việc uống rượu bia. Ở Pháp, con số này còn lên đến 9%.
Bí quyết phòng tránh ung thư vú với rượu bia là “vừa đủ”. Cứ 10 gram chất cồn vượt quá liều lượng cho phép sẽ làm tăng 10% nguy cơ ung thư (1 ly rượu vang đo được chừng 11 gram). Một ly rượu mỗi ngày là vừa đủ, trong khi uống nhiều hơn 3-4 ly trong một ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp 50 phần. Vì vậy, nên uống các thứ cuống có cồn một cách có kiểm soát trước khi quá muộn, đặc biệt là với các bạn gái ở tuổi dậy thì và U20.
Đối với các trường hợp đã chữa lành bệnh ung thư vú, chỉ cần 3 – 4 ly rượu mỗi tuần đã đủ để làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và đặc biệt càng dễ dàng hơn với phụ nữ đã mãn kinh và phụ nữ thừa cân.
Các tín đồ của rượu có thể tập thói quen hạn chế rượu bia bằng cách uống mocktail, thức uống được pha chế theo công thức và sử dụng nguyên liệu của món cocktail, ngoại trừ chất cồn, ví dụ, Virgin Marys là phiên bản không vodka của Bloody Marys,Cosmo-Nots vẫn nồng nàn vị nước ép trái nam việt quốc mà không cần đến cồn.
Ung thư vú không chỉ là vấn đề của sự sống và cái chết mà còn liên quan đến kinh tế, những tổn thương và nỗi đau về tinh thần và thể xác của người bệnh và gia đình. Chỉ cần tiến hành những cải tạo rất nhỏ trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn đã có thể tránh xa khỏi nguy cơ của căn bệnh hiểm ác này.
Theo SKDS
Phòng tránh tai biến sản khoa: Siêu âm liên tục là đủ?
Vì là thủ tục bắt buộc trước khi nhập viện sinh nở nên thực tế các xét nghiệm máu, nước tiểu... cũng thường chỉ được thực hiện ở thời điểm này. Còn trước đó, thai phụ chỉ quan tâm siêu âm ở đâu, càng nhiều càng tốt và tin rằng vậy là đủ...
Trong cả thai kỳ, chỉ cần siêu âm 3-4 lần là đủ!
Sau các ca tai biến sản khoa liên tiếp, tâm lý chung của nhiều thai phụ là tăng cường đi siêu âm. Chị Ngọc Dung (dự sinh tháng đầu tháng 6 này) cho biết, ngoài lịch hẹn của bác sĩ là 4 tuần 1 lần đi siêu âm, chị cũng thường tự đi siêu âm mỗi khi cảm thấy bất an. "Vì có thế nào là sẽ thấy ngay", chị Dung chia sẻ.
Còn chị Thu Trang (thai được 15 tuần tuổi) thì cho biết, chị đã đi siêu âm 4 lần kể từ khi có thai để xem trứng đã xuống làm tổ đúng vị trí chưa (lúc thai 5 tuần tuổi), có tim thai không (lúc thai 8 tuần tuổi), kiểm tra nguy cơ down (lúc thai 12 tuần tuổi), xem thai bình thường không (lúc 14 tuần tuổi) và sau những ca tai biến sản khoa liên tiếp gần đây, chắc chắn chị sẽ đi siêu âm thai ít nhất 1 lần mỗi tháng cho yên tâm.
Các xét nghiệm phát hiện dị tật, tiểu đường thai kỳ cũng được chị em chú trọng nhưng các các xét nghiệm máu (xem có thiếu máu không), nước tiểu (để chuẩn đoán thai phụ có bị chứng huyết áp cao, viêm niệu đạo, viêm thận, nhiễm trùng máu), xét nghiệm gan (chẩn đoán viêm gan)... thì gần như bị bỏ qua. "Làm những xét nghiệm sớm này làm gì vì đằng nào đến lúc sinh cũng phải làm lại", Chị Dung cho biết.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc bệnh viện Phụ sản TƯ, để phòng ngừa các tai biến trong sản phụ khoa, việc thăm khám không thể ngẫu hứng, tùy tiện được bởi mỗi giai đoạn lại có những nguy cơ khác nhau và có những tai biến đến "nhanh như sét đánh" mà đôi khi bác sỹ không trở tay kịp dù có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật cao.
Ông dẫn chứng, ở giai đoạn đầu khi mang thai, người phụ nữ hoàn toàn có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung (dẫn đến vỡ tử cung, sản phụ bị tử vong do mất máu).
Còn sang quý 2 của chu kỳ, bình thường người khỏe mạnh không có bệnh lý kèm theo thì thấy rất khỏe khoắn, thoải mái nhưng ở những phụ nữ mà có sẵn các bệnh như bệnh tim mạch, phổi, gan thì có nguy cơ bị các tai biến như suy tim cấp, phù phổi cấp. Chưa kể, nếu có bệnh liên quan đến huyết áp trong giai đoạn này thì thai phụ dễ có nguy cơ bị đột quỵ, xuất huyết não....
Tháng cuối của thai kỳ cũng thường xuất hiện nhiều biến chứng như rau tiền đạo (gây chảy máu) vỡ ối, vỡ tử cung (thường gặp ở phụ nữ đẻ nhiều lần hay đã từng phẫu thuật, tử cung không còn độ bền và chắc như tử cung của những người chưa sinh nở).
Vì vậy, để có được quá trình mang thai - sinh nở an toàn, sản phụ cần phải thăm khám thai một cách cẩn thận theo tư vấn của bác sỹ, đặc biệt là làm các xét nghiệm liên quan như đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm gan.... Tuyệt đối không khám thai theo cảm tính, chỉ chăm chăm đi siêu âm bởi siêu âm chỉ có giá trị ở các tuần, mốc được hẹn.
H.Hải - N.Hà
Theo Dân trí
Cà phê giảm nguy cơ mắc ung thư vú Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, phụ nữ uống 5 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cà phê có tác dụng làm giảm thụ thể estrogen (ER) - nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ....