Phòng tránh bệnh sỏi thận
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.
Sỏi thận hình thành do nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản.
Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo dẫn đến suy thận.
Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán sỏi qua da, phẫu thuật…Tuy nhiên, có đến 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.
Video đang HOT
Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, dâu tây…Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.
Theo SK&ĐS
WHO công bố bộ hướng dẫn chống suy dinh dưỡng
Đây là một số nội dung trong bộ công cụ trực tuyến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố gần đây, nhằm cung cấp các hướng dẫn giúp chống lại nhiều loại suy dinh dưỡng khác nhau. Trong đó tập trung vào 3 loại chính: thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và chất khoáng và thừa cân, béo phì.
Ảnh: Nlm. Trẻ độ tuổi đi học, mẫu giáo nên bổ sung sắt và axit folic liên tục. Vùng dân cư tiêu thụ nhiều mỳ và bột ngô thì cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất...
Theo BNO news, bộ công cụ này cung cấp các biện pháp can thiệp phù hợp để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng, thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ. Chẳng hạn, những người tiêu thụ chủ yếu mỳ và bột ngô cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt và axit folic. Ngoài ra, với trẻ từ 6 đến 23 tháng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng.
Để phòng bệnh thiếu máu, với những phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt và axit folic hằng ngày. Trẻ trong độ tuổi đi học, mẫu giáo, phụ nữ vẫn có kinh nguyệt ... cũng được khuyến khích bổ sung sắt và axit folic liên tục.
"Vài tỷ người đang bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều loại suy dinh dưỡng. Các quốc gia cần tiếp cận với những hướng dẫn khoa học và đã được chứng minh để giảm những cái chết không đáng có. Bộ công cụ trực tuyến này có thể giúp các nước giải quyết những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do hậu quả của suy dinh dưỡng", ông Ala Alwan, trợ lý Tổng giám đốc WHO về các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho biết.
Có rất nhiều loại suy dinh dưỡng khác nhau như: nhẹ cân, thiếu iốt, thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm và béo phí.
Thiếu iốt là một dạng thiếu vi chất dinh dưỡng và là một trong những nguyên nhân gây tổn thương trí não phổ biến nhất nhưng có thể dễ dàng phòng ngừa được. Khoảng 1,6 tỷ người trên thế giới bị thiếu máu, chủ yếu do thiếu sắt. Nó làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu khi mang thai liên quan đến khoảng 18% số ca tử vong của bà mẹ. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây ra cái chết của 430.000 trẻ mỗi năm.
Theo VNE
Viên sủi: dạng thuốc phải dùng thận trọng! Viên sủi, khác với viên nén thông thường, phải hòa tan vào ly với lượng nước thích hợp, đợi bọt sủi hết mới uống. Thuốc viên sủi là loại thuốc đặc biệt có nhiều tiện dụng, nhưng cần thận trọng trong sử dụng. Những ưu điểm Chính nhờ đặc điểm trước khi uống viên sủi bọt được chuyển thành dạng lỏng mà viên...