Phòng tránh bệnh nấm da trong những ngày ẩm ướt
Thời tiết ẩm ướt là cơ hội cho các loại nấm mốc gây bệnh ngoài da phát triển mạnh mẽ. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Vào tháng 3 ở miền bắc thường xuất hiện những cơn mưa dầm làm cho không khí trở nên ẩm ướt và hiện tượng này thường kéo dài trong một thời gian tương đối dài. Điều kiện thời tiết như thế này sẽ rất tốt cho việc sinh trưởng, phát triển của thực vật. Tuy nhiên đối với cơ thể con người mà nói thì đây cũng là cơ hội cho các loại nấm mốc gây bệnh ngoài da phát triển mạnh mẽ. Và dưới đây sẽ là một số lời khuyên cho sức khỏe của bạn trong những ngày mưa ẩm ướt.
1. Cơ thể đề kháng tốt hơn nhờ: hành, gừng, tỏi
Hành, gừng, tỏi là những gia vị nấu ăn sẵn có trong tủ bếp của mọi nhà, chúng có tác dụng khích thích khả năng vị giác và được coi là một loại thuốc hữu hiệu cho sức khỏe. Mùa xuân là lúc vạn vật sinh sôi phát triển mạnh, và lời khuyên cho bạn là nên ăn nhiều hành, gừng, tỏi vì chúng có khả năng giảm bớt lượng không khí ẩm ngấm vào cơ thể. Một bát canh gừng nóng sẽ giúp đào thải lượng khí ẩm ngấm vào cơ thể bạn, giúp điều hòa thân nhiệt đưa cơ thể trở về vị trí cân bằng tự nhiên đồng thời cũng giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với cảm cúm.
2. “Tiêu ẩm” trong cơ thể nhờ: gạo nếp và đậu đỏ
Trên thực tế có rất nhiều thực phẩm có khả năng giúp loại bở bớt khí ẩm ngấm trong cơ thể và đậu đỏ là một trong số đó. Đậu đỏ tính bình, hoạt huyết, thanh nhiệt, tiêu phù nhờ khả năng chống tích nước cho cơ thể. Do vậy một bát cháo đậu đỏ không chỉ đem lại hiệu quả xuất sắc trong việc “tiêu ẩm” cho cơ thể mà nó còn có tác dụng làm đẹp da.
3. Tránh để không khí ẩm xâm nhập vào cơ thể
Video đang HOT
Độ ẩm bên trong cơ thể người có liên quan mật thiết tới độ ẩm của môi trường nơi bạn sống. Chính vì vậy để tránh cho cơ thể bị nhiễm ẩm lâu ngày gây ra những bệnh về da, chúng ta cần thường xuyên tắm rửa, thay quần áo, ngủ ở nơi cao ráo tuyệt đối không ngủ dưới đất …
Ngoài ra còn một số loại thức ăn có khả năng tăng tính hấp thụ không khí ẩm vào cơ thể mà chúng ta cần hạn chế trong những ngày mưa ẩm ướt ví dụ như: đồ ăn cay, hải sản, mỡ thực vật…
4. Thể thao là cách giúp bạn “tiêu ẩm” hiệu quả ngay tức thì
Những người có độ ẩm trong cơ thể cao đa số đều là những người ít vận động, tập thể thao. Khi độ ẩm trong cơ thể tích tụ lâu sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và lời khuyên cho bạn là hãy vận động để độ ẩm trong cơ thể sẽ giảm bớt theo tuyến mồ hôi toát ra. Mỗi ngày 30 phút vận động sau đó tắm lại bằng nước ấm sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe bền bỉ, dẻo dai.
Theo VNE
Phòng tránh nhiễm bệnh ở nhà vệ sinh công cộng
Rất nhiều người lo sợ sẽ bị lây các bệnh qua đường tình dục từ toilet công cộng, nhưng thực ra các thiết bị văn phòng còn chứa nhiều vi khuẩn hơn các nhà vệ sinh tới 400 lần.
Chúng ta có thể bị lây bệnh từ nhà vệ sinh công cộng hay không? Rất may, câu trả lời là "có thể không" đối các bệnh qua đường tình dục (STDs).
Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh STDs không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người, và bởi vì bộ phận sinh dục của một người không thể tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị trong nhà vệ sinh. Do đó, STDs không có khả năng lây truyền theo cách này. Trong thực tế, các thiết bị văn phòng điển hình còn chứa nhiều vi khuẩn hơn các nhà vệ sinh tới 400 lần bởi các thiết bị này ít được làm sạch thường xuyên.
Những bệnh có thể lây nhiễm từ nhà vệ sinh công cộng
Có nhiều loại vi trùng "cứng đầu" có thể tìm thấy trong nhà vệ sinh công cộng, bao gồm mọi thứ từ E. coli "bám" ở các vòi nước, máy sấy tay, máy rút giấy, nắm cửa... đến các bệnh nhiễm trùng từ các bệ toilet. Hãy luôn ghi nhớ điều này và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng một vài cách sau:
- Không dùng tay trần tiếp xúc các thiết bị và đồ dùng trong nhà vệ sinh, hãy tiếp xúc thông qua một miếng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn.
- Nhanh chóng xả chất thải ngay sau khi bài tiết
- Rửa tay kỹ lưỡng (20-30 giây, bao gồm cả dưới móng tay) bằng xà phòng, hoặc sử dụng gel khử trùng tay nếu không có sẵn xà phòng
- Sử dụng khăn giấy để tắt vòi nước, kể cả với nắm cửa
Trong khi nguy cơ lây nhiễm STDs từ nhà vệ sinh công cộng là tối thiểu, thì nhiễm ký sinh trùng như giun kim và giun tròn lại có nguy cơ phổ biến, nhất là lây từ bệ toilet. có thể được truyền qua ghế nhà vệ sinh. Đối với tất cả các loại nhiễm trùng, vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất. Bất kì ai cũng có thể làm lây kí sinh trùng trên tay của họ lên các bề mặt và các đồ dùng trong nhà vệ sinh và từ đó vô tình sẽ lây lan sang người khác. Vì vậy, rửa tay thường xuyên như vậy là chìa khóa để phòng ngừa.
Ngồi xổm trên toilet sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiều phụ nữ sợ bị lây nhiễm vi trùng trên bệ toilet trong nhà vệ sinh công cộng nên đã nghĩ ra cách đi vệ sinh bằng cách ngồi xổm trên toilet hoặc đứng lửng lơ không tiếp xúc trực tiếp xuống bề mặt toilet. Nhưng hình thức vệ sinh này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì nó cản trở việc bài tiết hết nước tiểu từ trong bàng quang, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và gây đau đớn. Hơn nữa, ngoài bệ toilet, bất kì bề mặt nào trong phòng này cũng có khả năng lây vi trùng. Nếu thực sự lo lắng đến vậy thì bạn có thể dùng giấy lau sạch chỗ ngồi và phủ giấy lên bề mặt toilet để ngồi sẽ tốt hơn là đi vệ sinh theo cách lửng lơ.
Nếu là phòng tắm ở nhà thì bàn chải đánh răng là một nguồn vi trùng đáng kể
Không có nhiều người quan tâm đến bàn chải đánh răng của mình. Trong khi các mặt trong phòng tắm hầu hết chứa các mầm bệnh và nhiễm khuẩn thì bàn chải đánh răng cũng khó tránh khỏi "chung số phận". Bàn chải đánh răng có thể lây nhiễm vi khuẩn từ miệng của người sử dụng, bàn chải đánh răng lân cận, và các đối tượng khác gần đó. Để giảm bớt vi trùng bàn chải đánh răng, hãy chú ý:
- Chọn bàn chải đánh răng có đầu màu sáng hoặc mờ (vì cáng tối màu thì càng tích nhiều vi trùng lên).
- Để mỗi bàn chải ở các vị trí khác nhau
- Mua một bàn chải đánh răng mới mỗi vài tháng và sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
- Không dùng chung bàn chải đánh răng.
- Đặt nắp xuống trước khi xả nhà vệ sinh nếu bàn chải đánh răng được lưu trữ gần đấy.
Theo VNE
Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh sởi Bệnh sởi đang có nguy cơ bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, khiến nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ hết sức lo lắng. Dưới đây là một số thông tin bạn nên biết để có biện pháp phòng tránh cũng như phát hiện bệnh kịp thời. Trong thời gian vừa qua, tình hình dịch sốt phát ban nghi...