Phong tỏa toàn thành phố: Người dân hư điện thoại, máy tính thì gọi ai để sửa?
Đến ngày thứ 6 Đà Nẵng thực hiện phong tỏa toàn thành phố, ai ở đâu thì ở đó, người dân khổ sở với sự cố hư thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt… vào hoàn cảnh này thì liên hệ ai hỗ trợ?
Lực lượng chống dịch ở tổ dân phố sẵn sàng hỗ trợ người dân có nhu cầu cấp thiết trong thời gian Đà Nẵng phong tỏa toàn thành phố. ẢNH: HUY ĐẠT
“Tối thui” vì thiết bị điện tử hư hỏng
Người dân ở TP.Đà Nẵng đang thực hiện quy định “ai ở đâu thì ở đó” trong vòng 7 ngày (từ ngày 16.8 – PV) nhằm chặn đứt chuỗi lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Đến hôm nay 21.8, là ngày thứ 6 người dân bắt đầu than thở vì sự cố thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt bị hư hỏng. Vào thời điểm không thể ra khỏi nhà mà thiết bị lại “sập nguồn” khiến nhiều người khổ sở, công việc trực tuyến bị trì trệ.
Anh Hứa Vĩnh Nhân (trú P.Bình Hiên, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho biết với đặc thù công việc, anh thường xuyên làm việc trên điện thoại, tuy nhiên đến ngày thứ 3 TP.Đà Nẵng phong tỏa thì điện thoại bị hư khiến anh rơi vào cảnh khó khăn.
“Điện thoại tối thui, không có chỗ sửa và đặc biệt là đồng nghiệp không thể liên lạc trao đổi công việc khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nếu tình thế sắp tới TP.Đà Nẵng gia hạn thêm thời gian phong tỏa thì nhiều người gặp sự cố như tôi sẽ rất khổ”, anh Nhân nói.
Gặp sự cố hư hỏng thiết bị điện tử trong thời gian phong tỏa đã ảnh hưởng đến công việc trực tuyến của người dân tại nhà. ẢNH: HUY ĐẠT
Đồng cảnh ngộ, rơi vào cảnh máy tính xách tay bị hư hỏng nhưng không thể di chuyển ra ngoài và không có chỗ nhận sửa chữa, chị Thanh Huyền (trú Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) giảng viên một Trường Đại học trên địa bàn TP lo lắng vì sắp đến thời gian giảng dạy trực tuyến. Vướng phải sự cố, chị Huyền cầu cứu trên mạng xã hội, nhưng thời điểm này “ai ở ở đâu thì ở đó” nên chị Huyền chỉ nhận lại được những lời chia sẻ, động viên từ bạn bè.
Những ngày phong tỏa, đời sống sinh hoạt của người dân ít nhiều bị thay đổi, thời gian ở nhà người dân khi rơi vào sự cố về điện, nước và các sự cố khác liên quan khiến nhiều người lo lắng. Anh Nguyễn Trường (trú H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) cho biết, gia đình anh Trường có con nhỏ, thời tiết nắng nóng đặt trường hợp nếu máy lạnh bị sự cố thì sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Theo thông tin mới nhất từ UBND TP.Đà Nẵng vào sáng nay (21.8), sau khi hết hạn 7 ngày phong tỏa cứng toàn TP vào ngày 23.8, chính quyền Đà Nẵng quyết định sẽ kéo dài thêm việc phong tỏa 3 ngày nữa. Thời gian phong tỏa được gia hạn thêm khiến những người làm việc tại nhà trên thiết bị điện tử lo lắng nếu xảy ra sự cố thì không biết liên hệ hỗ trợ ở đâu.
Video đang HOT
Linh hoạt xử lý cho người dân
Về vấn đề xử lý sự cố phát sinh trong thời gian phong tỏa, TP.Đà Nẵng đã chủ trương thành lập các tổ phản ứng nhanh trên địa bàn các quận, huyện nhằm kịp thời giúp dân xử lý các sự cố về điện, nước, vận chuyển bình gas, mua thuốc chữa bệnh… và bảo đảm an ninh, trật tự trong những ngày “ai ở đâu thì ở đó”.
Ngày 22.8, trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Tự Gia Thạnh Chủ tịch UBND Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng cho biết trong mọi trường hợp gặp sự cố hư hỏng thiết bị điện tử, đồ dùng gia dụng cấp thiết, người dân cần hỗ trợ thì liên hệ ngay với Tổ trưởng tổ Covid-19 tại tổ dân phố theo số điện thoại hoặc nhóm trao đổi trên mạng xã hội. Từ đó, đội phản ứng nhanh cấp phường sẽ tiếp nhận và có kế hoạch giúp đỡ người dân.
“Trước thời gian phong tỏa, địa phương đã lập nhiều tổ hỗ trợ Covid-19 cấp cơ sở, từ đó xây dựng phương án hỗ trợ người dân trong các trường hợp cấp thiết. Lực lượng với tinh thần linh hoạt xử lý sự cố sẽ giúp đỡ người dân một cách nhanh chóng nhất”, ông Thạnh thông tin.
Tổ hỗ trợ Covid-19 đi chợ giúp người dân trong những ngày Đà Nẵng phong tỏa toàn thành phố. ẢNH: HUY ĐẠT
Ông Bùi Công Khoa, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh P.Nam Dương, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng, cán bộ phụ trách tiếp nhận các trường hợp cần hỗ trợ trên địa bàn P.Nam Dương) cho biết trước thời điểm Đà Nẵng phong tỏa UBND Q.Hải Châu, UBND P.Nam Dương cũng đã có hướng dẫn đến cán bộ làm công tác trực tiếp hỗ trợ người dân phải thực hiện theo tinh thần linh hoạt xử lý cho người dân.
Theo ông Công, bước qua ngày thứ 6 phong tỏa, tại khu vực cũng có những sự cố nhỏ khi người dân cần giúp đỡ thì cán bộ cơ sở đã kịp thời xử lý nhanh chóng.
“Trong các cuộc họp giao ban phòng chống dịch, lãnh đạo quận, phường cũng đã chỉ đạo các lực lượng trực tiếp hỗ trợ người dân phải linh hoạt trong xử lý, hỗ trợ giúp người dân. Bên cạnh đó, đảm bảo phòng chống dịch nhưng không cứng nhắc”, ông Công nói.
UBND Q.Hải Châu cho biết, toàn 13 phường trên địa bàn quận đã thành lập 69 tổ phản ứng nhanh tại các khu vực dân cư để cơ động xử lý các tình huống xảy ra, giúp người dân. Theo đó, thành viên của các tổ phản ứng nhanh gồm: cảnh sát khu vực, công chức phụ trách khu dân cư, dân quân, bảo vệ dân phố, dân phòng, thành viên các tổ phòng, chống Covid-19 ở khu dân cư. Các tổ phản ứng nhanh phân chia thành viên túc trực tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng… Đồng thời, tại các phường trên địa bàn Q.Hải Châu cũng thành lập 246 tổ cung ứng lương thực, thực phẩm tại các khu dân cư để đi chợ và vận chuyển nhu yếu phẩm đến tận nhà dân.
Tại H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) trước thời điểm phong tỏa, chính quyền cũng đã thành lập 113 ban điều hành phòng chống Covid-19 ở 113 thôn thuộc 11 xã trên toàn địa bàn huyện. Tổ điều hành chống dịch sẽ do bí thư chi bộ thôn là người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của ban điều hành. Bên cạnh đó, mỗi xã cũng thành lập từ 2-3 tổ phản ứng nhanh để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra…
Tại Q.Cẩm Lệ, tổ dân phố đã lên danh sách thợ sửa chữa, sẵn sàng có mặt giúp đỡ tháo gỡ khó khăn. Bà Trương Thị Kép, Tổ trưởng tổ dân phố 70, P.Khuê Trung (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) cho biết UBND phường đã xây dựng kế hoạch trong trường hợp người dân cần hỗ trợ sửa chữa thiết bị. Cụ thể, vừa qua tổ dân phố đã lập danh sách những thợ sửa chữa máy lạnh, thiết bị điện tử… trong khu vực để sẵn sàng giúp người dân khi cần thiết.
Bên cạnh đó, khi tiếp nhận sự cố thì thợ sửa chữa sẽ được hướng dẫn test nhanh Covid-19, mặc đồ bảo hộ theo hướng dẫn của cán bộ phường sau đó sẽ đến trực tiếp giúp đỡ người dân.
Diễn biến dịch TPHM 17/8: Tỉ lệ F0 trong cộng đồng gia tăng
Về tiêm vắc xin ngừa Covid-19, TPHCM phấn đấu đến ngày 15/9 đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi một và 15% người dân được tiêm mũi 2.
Tỷ lệ F0 trong cộng đồng tăng mạnh ở 3 địa phương
Tính đến ngày 17/8, số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 được ghi nhận tại TPHCM đang có xu hướng giảm dần so với hồi cuối tháng 7. Tuy nhiên, một diễn biến dịch tễ đáng quan ngại về dịch bệnh đã xuất hiện, khi tỷ lệ F0 trong cộng đồng có dấu hiệu gia tăng.
Tỷ lệ F0 trong ghi nhận ở cộng đồng có dấu hiệu gia tăng (Ảnh minh họa).
Thực trạng trên được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, lưu ý các địa phương tại buổi làm việc chiều 16/8. Trong ngày 16/8, thành phố có số ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng chiếm 53%, số ca được phát hiện trong khu phong tỏa chỉ là 41%.
Thời gian trước đây, số bệnh nhân được phát hiện trong khu phong tỏa, khu cách ly trên địa bàn chiếm tới 80%.
Theo số liệu từ Bản đồ Covid-19 TPHCM của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố, 3 quận, huyện có số ca mắc Covid-19 cao nhất địa bàn (Quận 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh) đều xuất hiện tình trạng tỷ lệ F0 phát hiện qua tầm soát cộng đồng, sàng lọc tại bệnh viện tăng cao những ngày gần đây. Trong đó, Quận 8 là nơi dấu hiệu này xuất hiện sớm nhất.
Muốn tiêm vắc xin Covid-19 cho người từ 12-18 tuổi
TPHCM phấn đấu đến ngày 15/9 đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi một và 15% người dân được tiêm mũi 2.
TPHCM phấn đấu đến ngày 15/9, đảm bảo hơn 70% người dân (trên 18 tuổi), đồng thời có thể mở rộng cho tiêm cho người từ 12-18 tuổi nếu có nguồn vắc xin cho phép tiêm trong độ tuổi này (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Cụ thể, giai đoạn từ ngày 15/8 đến 31/8, TPHCM phấn đấu tiêm hơn 3 triệu liều để đảm bảo hơn 70% người dân được tiêm mũi một (trên 10 triệu dân), hoàn thành mũi 2 cho khoảng một triệu người.
Để hoàn thành mục tiêu trên, TPHCM tập trung ưu tiên tiêm vắc xin cho các nhóm đối tượng: người trên 65 tuổi, có bệnh nền, phụ nữ mang thai; công nhân các doanh nghiệp trong và ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; người yếu thế và các đối tượng theo quy định; đa dạng, linh hoạt các hình thức tiêm vắc xin.
Đồng thời, thành phố cũng ưu tiên tiêm mũi 2 cho công nhân trong các đơn vị sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo hộ y tế, vệ sinh môi trường; xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin đối với từng khu vực, vùng nguy cơ. Đáng chú ý, thành phố cũng lên kế hoạch có thể mở rộng tiêm cho người từ 12-18 tuổi nếu có nguồn vắc xin cho phép tiêm trong độ tuổi này.
Cần làm gì trong đợt giãn cách xã hội tiếp theo?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng với hơn 3.000 ca mắc mới mỗi ngày, dù đã giảm nhưng vẫn còn nhiều thì việc TP tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là cần thiết.
Bộ Y tế, TPHCM huy động một lực lượng lớn cán bộ y tế, trang thiết bị để điều trị các bệnh nhân Covid-19 (Ảnh: Hữu Khoa).
"Nhiều quốc gia phương Tây thậm chí chấp nhận phong tỏa 6 tháng đến một năm. Nói điều này để thấy rằng TP cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để sớm khống chế được dịch bệnh. Giãn cách ở đây là "nhà nào ở nhà đấy", người dân không cần thiết thì không ra khỏi nhà. Người dân vẫn đi ầm ầm ngoài đường thì không thể chống dịch được, vẫn còn lây trong khu phong tỏa thì dịch sẽ còn kéo dài", TS Phu chia sẻ.
Chuyên gia cũng một lần nữa nhấn mạnh dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu TPHCM cũng như nhiều địa phương khác làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.
"Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu việc khống chế dịch tại TPHCM và các tỉnh lân cận đòi hỏi phải có thời gian, không thể ngày một ngày hai vì dịch đã lan ra quá rộng", TS Phu nhận định.
Nhiều người dân gọi điện thoại hỏi chính sách hỗ trợ trong dịch Covid-19 Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế trung bình tiếp nhận 10 cuộc gọi mỗi ngày từ người dân, doanh nghiệp hỏi về chính sách, tình hình thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ. Theo đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều nội dung liên quan việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg được người...