Phong tỏa Đại học FPT vì sinh viên mắc Covid-19
Tối 31/1, Đại học FPT tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, phong tỏa tạm thời toàn bộ trường vì một sinh viên nhiễm nCoV.
Theo công bố của Bộ Y tế tối 31/1, nam sinh 21 tuổi, khoa Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT, trở thành “ bệnh nhân 1815″. Ngày 23-24/1, nam sinh về thị trấn Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, ăn cưới anh trai.
Từ ngày 25 đến 29/1, nam sinh đi học tại Đại học FPT ở Hòa Lạc, sáng đi học, tối về nhà ở cùng bố mẹ tại chung cư trên đường Duy Tân, quận Nam Từ Liêm. Ngày 28/1, nam sinh ho, đau rát họng, mệt mỏi, nghỉ ở nhà từ 30/1.
Nhận được thông tin về ca bệnh, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT, cho biết đã chỉ đạo toàn bộ sinh viên, cán bộ tại trường cách ly tại chỗ và ngưng tất cả lịch trình. Sinh viên đã được nghỉ Tết từ 29/1, hiện trong trường chỉ còn một số em ở lại ký túc xá hoặc chưa về đón Tết.
Việc phong tỏa tạm thời trường học nhằm hạn chế những người tiếp xúc gần với ca bệnh di chuyển, làm phức tạp công tác điều tra F1, F2. Hiện, khuôn viên trường còn một căng tin và siêu thị hoạt động. Sinh viên có thể mua đồ ăn tại đây trong ít nhất 1-2 ngày tới, ông Tùng cho hay.
Trường Đại học FPT tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, nằm cách xa khu dân cư. Ảnh: FPT
Cơ quan chức năng đang xác định các F1, F2 tiếp xúc với “bệnh nhân 1815″. Ông Tùng cho biết, điều thuận lợi là mỗi lớp học của trường chỉ khoảng 30 sinh viên nên số lượng F1 có thể không quá lớn. Tuy nhiên, do được nghỉ Tết sớm, nhiều em đã di chuyển về địa phương.
Video đang HOT
Sau khi có kết quả xác định các F, Đại học FPT sẽ đưa ra thông báo tiếp theo.
Tổng cả 4 ngày 28-31/1, Bộ Y tế ghi nhận 238 ca nhiễm cộng đồng, ở 9 tỉnh thành gồm: Hải Dương (188), Quảng Ninh (25), Hà Nội (13), Gia Lai (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương mỗi nơi một ca. Riêng ngày 31/1 ghi nhận 31 ca nhiễm; ngày 30/1 ghi nhận 61 ca nhiễm.
11 tỉnh thành là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Gia Lai, Thái Bình, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Hải Phòng đã cho học sinh nghỉ học theo khu vực hoặc trên toàn tỉnh do đang là tâm dịch, hoặc có nhiều F1, F2.
Sinh viên làm thêm Tết: Người lần đầu gửi tiền cho mẹ sắm Tết, người đến đêm 30 mới về nhà
Chưa đầy một tháng là sang năm 2021, nhiều sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM "lao ra đời và kiếm cơm" cho một mùa Tết tạm đủ đầy.
Thị trường việc làm ngày Tết ngày càng phong phú
Mỗi năm, dịp Tết là "cơ hội vàng" cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên học tập xa nhà, có thể kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình trang trải. Bên cạnh những công việc làm thêm quen thuộc như phục vụ hay gia sư, thời gian gần đây, thị trường việc làm đã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Theo đó, nhiều sinh viên chẳng những tìm được công việc có mức lương khá ổn mà còn phù hợp với ngành học hay sở thích của bản thân.
Vừa theo học ngành Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, vừa là học viên của MCA - MC Academy, bạn Túy Cát (20 tuổi) hào hứng: "Trước Tết mình có 2 show dẫn chương trình ở Đại học Kinh tế và trường cấp 3. Vì đây cũng là định hướng công việc trong tương lai nên mình cũng không thấy quá áp lực hay mệt mỏi. Tuy catxe không nhiều nhưng cũng đủ để mình tự lo tiêu xài lặt vặt."
Túy Cát (bên phải) là một người dẫn chương trình bên cạnh việc học ở trường Đại học. (Ảnh: NVCC)
Bạn Thiên Phúc (21 tuổi, sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa, trường Đại học FPT) chia sẻ với Hoa Học Trò: "Tết này mình nhận làm sản phẩm đồ họa cho cửa hàng handmade ở quận 3 và một công ty tư nhân. Mỗi job như thế mình được trả từ 2-3 triệu đồng. Những ngày này mình bị khách hàng "dí" suốt, nhưng nghĩ đến đây là lần đầu tiên biết gửi tiền về quê cho gia đình sắm Tết cũng thấy vui."
Ngoài một số ngành nghề cần những tiêu chí nhất định về chuyên môn như trên, những ngày Tết cũng là lúc các nhà hàng, quán cà phê bắt đầu tuyển dụng nhân viên thời vụ với mức lương cao gấp 2, gấp 3 lần so với ngày thường. Diễm Phương (20 tuổi, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM), nhân viên part-time của quán cà phê ở quận 1 cho hay: "Mình đã đăng kí ca làm ngày 28, 29 Tết vì giai đoạn đó 1 tiếng được hơn 30 nghìn. Mình muốn Tết này có thể dùng tiền tự làm ra thay vì xin bố mẹ".
Những công việc bán thời gian của ngành dịch vụ là một lựa chọn quen thuộc của nhiều sinh viên. (Ảnh: Internet)
"Ngày Tết, quan trọng nhất vẫn là về với gia đình"
Dịp Tết quả thực là thời điểm được sinh viên đặc biệt "ưu ái" cho công việc làm thêm những ngày cận Tết hay thậm chí là xuyên Tết. Thế nhưng liệu có đáng không khi sinh viên đánh đổi những lần được về với gia đình cho công việc và số tiền lương ngày Tết đặc biệt hậu hĩnh? Khi 2020 là một năm vô cùng "sóng gió", có không ít người vì dịch bệnh mà lòng hoài đau đáu, chẳng biết khi nào mới được về lại quê hương.
Với Nguyễn Thị An (20 tuổi, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính - Makerting), công việc làm thêm ở khu du lịch giúp An kiếm được hơn 70 nghìn đồng/giờ, song cũng khiến cô bạn bỏ lỡ phần lớn thời gian quây quần bên gia đình: "Năm ngoái mình làm cho khu du lịch tàu ngầm ở Nha Trang. Thời gian đó ngày nào bố mình cũng gọi điện hỏi về chưa. Vậy là trong sáng 30 Tết, vừa xong việc mình bắt xe đi Thái Nguyên luôn. May là còn kịp đón giao thừa với gia đình."
(Ảnh minh họa: Internet)
Từng quyết định ở lại thành phố để làm công việc phục vụ xuyên Tết, số tiền Hồng Huệ (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM) kiếm được trong 3 ngày đầu năm lên đến 2 - 3 triệu đồng/ngày. Thế nhưng Tết 2021, Huệ cho hay cô bạn chỉ làm thêm đến hết ngày 24 tháng Chạp âm lịch, vì lí do "đón Tết một mình buồn lắm".
Chia sẻ với Hoa Học Trò, bạn Trọng Tín (21 tuổi), sinh viên ngành Báo chí, trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM cho biết: "Làm thêm ngày Tết cũng khá thú vị, vừa có tiền phụ ba mẹ, vừa giết thời gian. Nhưng mình nghĩ mọi người, nhất là sinh viên, hãy cố gắng thu xếp mọi công việc trước ngày 26 Tết để về nhà. Vì ngày Tết, quan trọng nhất vẫn là gia đình."
Bên cạnh là thời điểm vàng để tìm kiếm thu nhập, Tết còn là một dịp để gia đình có thể đoàn tụ, sum vầy bên nhau. (Ảnh minh họa: Internet)
Làm thêm Tết để tích lũy kinh nghiệm và tiền bạc hay "về ăn cơm mẹ nấu, mặc áo mẹ may", bạn sẽ lựa chọn điều gì?
Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM làm 'lễ tốt nghiệp' hạng xuất sắc cho bác bảo vệ Trong lòng nhiều sinh viên, bác bảo vệ Trần Thúc Bảo đã 'tốt nghiệp' với tấm bằng hạng xuất sắc bởi tình yêu thương, sự chu đáo, tận tụy mà không phải ai cũng có... Ông Trần Thúc Bảo tại buổi "lễ tốt nghiệp" do sinh viên tổ chức cho mình - Ảnh: Hoàng Trung Đức Ông Trần Thúc Bảo - nhân viên...