Phòng tiêu chảy ở trẻ em
Ở nước ta tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp là hai căn bệnh hay gặp ở trẻ em và cũng gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Thế nhưng qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này: nguyên nhân do đâu, có thể làm gì để phòng ngừa cũng như xử trí thế nào khi trẻ bị tiêu chảy.
Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu ruồi nhặng bâu, đậu gây nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn.
Nguy cơ do tiêu chảy
Nguy cơ suy dinh dưỡng: vì trong khi tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng
Nguy cơ tử vong: Nếu không được bù nước và điện giải cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện giải. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…
Làm thế nào để biết trẻ bị mất nước: có 3 mức độ
- Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.
- Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…
- Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật.
Video đang HOT
Khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải.
Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy
- Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.
- Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
Những sai lầm cần tránh
- Không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng, dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn
- Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Hơn nữa, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nếu dùng kháng sinh sẽ hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm.
Theo SKDS
Tự pha nước muối dễ bị "amip ăn não người"
Thời gian gần đây, thông tin "amip ăn não người" có trong nước muôi nhỏ mũi tấn công não người gây tử vong đã khiến không ít người lo lắng.
Tối ngày 30/7/2012, anh Hữu (25 tuổi, Bình Thanh, TP HCM) được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị do nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm một loại amip chưa thể xác định cụ thể. Đến hôm sau, bệnh nhân nhiều lần bị ngưng tim đột ngột và tử vong.
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân chết do "amip ăn não người" tấn công. Đây là trường hợp đầu tiên được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện bị nhiễm "amip ăn não người".
"Amip ăn não người" là loài vi sinh vật đơn bào đáng sợ, có tên khoa học là Naegleria fowleri. Nó có khả năng biến hình linh hoạt nên rất khó bị tiêu diệt và thường phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối... vào mùa hè thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn.
Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Sau đó nó sẽ bắt đầu nhân lên rồi ăn các tế bào não và giết vật chủ chỉ trong vài ngày.
Một điều nguy hiểm là vi khuẩn này có thể tồn tại trong nước muối sinh lý dùng để rửa mũi hay súc miệng. Cụ thể là, một người đàn ông 28 tuổi và một phụ nữ 51 tuổi sống tại Louisiana (Mỹ) đã tử vong vì bị nhiễm "amip ăn não người". Theo báo cáo thì cả hai đều có sử dụng nước muối để rửa xoang mũi trước đó.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khi các nạn nhân dùng nước máy chưa qua khử trùng để tự pha dung dịch nước muối nhỏ vào mũi, đã vô tình "mở đường vô điều kiện" cho "amip ăn não người" di chuyển vào não bộ.
Điều này chứng tỏ, việc tự ý pha chế nước muối để làm vệ sinh cá nhân là rất nguy hiểm, bởi trong nước muối có thể chứa Naegleria fowleri và các loại vi khuẩn khác nếu không đảm bảo được khâu khử trùng.
Thế nhưng, việc tự ý pha chế nước muối lại là một trong những thói quen của rất nhiều người dân Việt Nam.
Nhiêu người có thói quen tự pha chê nước muôi đê súc miêng, rửa mũi
"Tự pha chế nước muối cực dễ"
Nêu muôn dùng nước muôi cho viêc vê sinh mũi - họng thì tôt nhât bạn nên dùng nước muôi sinh lý. Trong y học, nước muối sinh lý 0,9% ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể thì còn có tác dụng sau: Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt (được sản xuất dành riêng cho mắt), làm thuốc nhỏ/rửa mũi, súc miệng - họng.
Tuy nhiên, rất nhiều người dân lại cho rằng "nước muối nào chẳng như nhau, cũng là pha muối với nước mà thôi" nên đã tự pha chế nước muối và dùng ở nhà.
"Việc gì phải mua ở hàng, nước muối nào chẳng thế, cứ pha đúng tỉ lệ là thành nước muối sinh lý thôi, cực dê", anh Ân (Tân Mai, Hà Nội) lý giải cho thói quen vẫn pha nước muối để súc miệng hàng ngày của mình.
Đúng tỉ lệ ở đây theo lời anh Ân nói tức là cứ 1 lít nước pha với 9 gam muối sạch là đã được một lượng nước muối sinh lý dùng hàng ngày.
Mặc dù biết rõ tỉ lệ chuẩn là như vậy, nhưng không ít người hoặc là lười cân, đo nên cứ áng chừng lượng muối và nước để pha với nhau, ví dụ 1 thìa cà phê muối pha với một cốc khoảng 300ml nước. Hoặc cũng có người cho rằng nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt nên pha rất mặn.
Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu dùng nước muối quá mặn (đặc) để súc miệng - họng rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng - họng.
Mặc dù biêt tỉ lê pha nước muôi sinh lý nhưng không phải ai cũng pha đúng
Dễ pha nước muối không có nghĩa là an toàn
Súc rửa mũi bằng nước muối để làm thông xoang và phòng bệnh mũi xoang là một phương pháp rất phổ biến ở nhiều nước Nam Á. Tuy nhiên, từ đầu tháng Tám, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đã cảnh báo không nên sử dụng phương pháp súc rửa mũi này bởi trong nước muối có thể chứa Naegleria fowleri (vi khuẩn được coi là "amip ăn não người") và các loại vi khuẩn khác.
Jonathan Yoder, một nhà dịch tễ học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, 2 bệnh nhân tử vong ở Louisiana là những trường hợp đầu tiên nhiễm Naegleria fowleri từ hệ thống nước máy sinh hoạt gia đình được cung cấp bởi nhà máy nước trực thuộc trung ương.
Nhưng tại sao việc tự ý pha nước muối bằng nước sinh hoạt của gia đình cũng nguy hiểm đến như vậy? Bởi vì, nghiên cứu của CDC cho thấy chỉ cần một lần Naegleria fowleri xâm nhập vào hệ thống ống nước thì nó có thể tồn tại lâu dài ở đó. Ngay cả khi cho muối vào nước cũng không chắc chắn loại bỏ hết vi khuẩn này nên đương nhiên, nước muôi vừa pha cũng có thê đã chứa "amip ăn não".
Ngoài mối nguy hiểm từ "amip ăn não người", việc tự ý pha nước muối để nhỏ mắt, súc miêng, rửa mũi cũng không được các chuyên gia sức khỏe khuyên khích.
Các bác sĩ cho rằng nếu dùng nước muối quá đặc (mặn) để súc miệng - họng sẽ rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng - họng. Nông đô nước muôi không phù hợp có thê làm tôn thương niêm mạc mũi, giảm khả năng tự miên dịch của mũi.
Hơn nữa, nêu mũi hoàn toàn trong trạng thái bình thường, bạn không nên sử dụng nước muối để rửa mũi, họng thường xuyên vì nó sẽ vô tình làm mất đi lớp thảm nhầy bảo vệ mũi, họng vốn có, giảm chức năng bảo vệ của lớp thảm này.
Do đó, mũi lại càng dê bị viêm và tôn thương niêm mạc hơn. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý một lần mỗi tuần, đặc biệt là khi làm việc hoặc đi lại ở những vùng nhiều bụi bặm.
Theo HN (Afamily)
Thủ phạm hàng đầu gây tử vong ở nam giới Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng đối với tuổi thọ con người nhưng điều quan trọng hơn đó chính là môi trường và cách sống. Do đó, các nhà khoa học đã thống kê ra một số nguyên nhân có thể gây tử vong sớm cho nam giới. Nhồi máu cơ tim Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử...