Phòng thủ trên hạm Mỹ có vũ khí đánh chặn siêu thanh
Hải quân Mỹ vừa thử thành công SeaRAM sau nâng cấp – vũ khí có thể đánh chặn mục tiêu siêu thanh, tên lửa hành trình.
Phát biểu sau thử nghiệm, một vị đại diện của của Hải quân Mỹ cho biết: “Việc thử thành công phiên bản cải tiến của SeaRAM là thông tin rất đáng hoan nghênh. Đây là kết quả của việc hợp tác giữa nhiều cơ quan khác nhau cả ở trên biển và trên đất liền nhằm đảm bảo rằng, chúng tôi có thể tiếp nhận những loại vũ khí đúng vào thời điểm mà chúng tôi cần”.
Hải quân Mỹ thử hệ thống SeaRAM.
Theo những thông tin được công khai, hệ thống tên lửa phòng không tầm gần SeaRAM được hãng Raytheon phát triển dựa trên hệ thống hệ thống pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS Mk-15 Block 1B vốn đang được Hải quân Mỹ trang bị cho các tàu chiến của nước này.
Về thiết kế tổng thể Phalanx CIWS và SeaRAM gần như tương đồng, chỉ có khác biệt duy nhất là toàn bộ tổ hợp pháo M61A1 Gatling 20mm của Phalanx CIWS được thay thế bằng một tổ hợp ống phóng gồm 11 tên lửa phòng không trên hạm RIM-116.
Các tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar và quang điện tử vốn được tích hợp sẵn trên SeaRAM tương tự như trên Phalanx CIWS. SeaRAM cũng có thể được xem là biến thể thu nhỏ của hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 được Hải quân Mỹ và các nước đồng minh đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 cho tới nay.
Video đang HOT
Khác với SeaRAM, người tiền nhiệm của nó là RIM-116 được trang bị tới 21 tên lửa đất đối không và có kích thước lớn hơn khá nhiều, tuy nhiên nó lại không sử dụng hệ thống radar hoặc hệ thống dẫn dẫn đường quang hồng ngoại được tích sẵn như trên SeaRAM.
Các tên lửa đất đối không của RIM-116 hay SeaRAM có trọng lượng khoảng 73.5kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 11.3kg với chiều dài gần 2.8m có thể bay với tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
Tầm bắn hiệu quả của RIM-116 lên tới 9km và có thể được dẫn đường bằng nhiều chế độ khác nhau. Hệ thống có thể đối phó được những mục tiêu máy bay không người lái mang vũ khí, tên lửa hành trình, tên lửa hành trình siêu thanh…
Việc Hải quân Mỹ dần thay thế Phalanx CIWS đang được trang bị cho lực lượng tàu chiến của nước này một phần xuất phát từ việc Phalanx CIWS đang dần trở nên lạc hậu hơn các tổ hợp phòng không trên hạm khác trên thế giới, bất chấp việc nó thường xuyên được nâng cấp.
Với vũ khí chính chỉ gồm một pháo phòng không tự động M61A1 Gatling 20mm sức mạnh hỏa lực của Phalanx CIWS quá hạn chế và không còn phù hợp với yêu cầu của Hải quân Mỹ hiện tại.
Trong khi đó Hải quân Nga từ lâu đã sở hữu cho mình các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không trên hạm tiên tiến như Palma được trang bị sức mạnh hỏa lực áp đảo so với Phalanx CIWS. Và nó được thiết kế để có thể đánh chặn các mục tiêu trên không ở tầm gần lẫn tầm trung với hệ thống tên lửa và pháo phòng không được sử dụng đồng thời.
Theo ANTD
Hải quân Mỹ tiết lộ sốc UAV bị Iran bắn hạ
Hãng Reuters dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ chính thức xác nhận, chiếc UAV bị Iran bắn hạ không phải là Global Hawk mà là MQ-4C Triton tối tân hơn nhiều.
Chiếc máy bay trinh sát không người lái cỡ lớn của Mỹ bị Iran bắn hạ hôm 20/6 khi đang hoạt động trên vùng biển quốc tế thuộc Eo biển Hormuz.
"Khi đang làm nhiệm vụ tuần tra thông thường trên vùng biển quốc tế tại Eo biển Hormuz, máy bay MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ bị Iran bắn hạ bằng tên lửa đất đối không", Reuters cho biết.
Khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu của máy bay MQ-4C Triton.
Trái với xác nhận từ Mỹ, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khẳng định, vụ bắn hạ được phòng không Iran thực hiện vào rạng sáng 20/6 khi chiếc máy bay trinh sát hạng nặng không người lái Mỹ âm thầm xâm nhập không phận gần quận Kouhmobarak ở tỉnh Hormozgan phía nam Iran.
Dù chưa thể khẳng định vị trí chiếc máy bay bị bắn hạ được Mỹ hay IRGC nêu ra chính xác những có một điều gần như chắc chắn, MQ-4C Triton mới chính là nạn nhân chứ không phải Global Hawk bởi MQ-4C là phiên bản cực tối tân được thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ của Hải quân Mỹ.
Để hoàn thành nhiệm vụ, MQ-4C Triton được trang bị các khí tài trinh sát hiện đại nhất hiện nay gồm: radar mạng pha chủ động AN/ZPY-3, các sensor quang-điện tử/hồng ngoại; các phương tiện trinh sát radar; hệ thống nhận dạng tự động AIS và phương tiện tiếp phát.
Trong hệ thống điều khiển, MQ-4C Triton được trang bị các cảm biến có trường quan sát 360 độ, cảm biến chủ động đa chức năng, cảm biến hồng ngoại/quang-điện tử, bộ thu hệ thống nhận dạng tự động và các thiết bị hỗ trợ điện tử.
Hải quân Mỹ tiết lộ, loại máy bay không người lái này sẽ phối hợp với máy bay tuần tra trên biển P-8A và P-3C của hải quân nước này để thực hiện nhiệm vụ. Riêng đối với tên lửa chống hạm, hệ thống AN/ZPY-3 có thể phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa.
Radar này sẽ theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa, radar liên tục chiếu xạ mục tiêu, tham số về mục tiêu liên tục được cung cấp cho trung tâm điều khiển. Hệ thống điều khiển sẽ đánh giá quỹ đạo bay, tốc độ của tên lửa, sau đó dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tại tọa độ đã được hệ thống dữ liệu tính toán sẳn.
Đặc biệt, radar này vừa có thể chiếu xạ mục tiêu và có thể dẫn đường cho tên lửa tấn công. MQ-4C Triton cũng có khả năng phát hiện tên lửa đất đối không rất mạnh. Để đánh chặn tên lửa một cách chính xác còn có sự phối hợp của các biện pháp chiến tranh điện tử nhằm phá vỡ các hoạt động gây nhiễu của đối phương.
Dù đây là thế mạnh của MQ-4C nhưng chiếc UAV này lại không thể phát hiện ra tên lửa đánh chặn của Iran khi nó bị tấn công. Đây chính là lý do xuất hiện nghi vấn khả năng thực tế MQ-4C không mạnh và tin cậy như những gì Mỹ công bố.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói chuyện hợp tác S-500, Mỹ khó để yên Khả năng Mỹ sẽ không để yên việc khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với Nga sản xuất S-500. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan cho biết nước này có thể sẽ thảo luận với Nga về khả năng cùng hợp tác sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không - tên lửa chống đạn đạo S-500 Prometey....