Phòng thí nghiệm Vũ Hán bị nghi ngờ khiến virus corona thoát ra ngoài
Khi dịch viêm phổi cấp đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán bị tình nghi khiến virus corona thoát ra ngoài.
Vào năm 2015, một phòng thí nghiệm đã được xây dựng tại Vũ Hán. Nơi đây được cho là chuyên nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm như SARS và Ebola, virus cúm H5N1,…
Là nơi nghiên cứu và lưu trữ các mầm bệnh nguy hiểm và cách chợ hải sản 32km nên phòng thí nghiệm này bị nghi ngờ là đã khiến virus corona “trốn thoát” ra ngoài môi trường, gây nên dịch bệnh nghiêm trọng.
Phòng thí nghiệm tại Vũ Hán được cho là nguyên nhân phát tán chủng virus corona
Tiến sĩ Richard Ebright của đại học Rutgers đã lên tiếng phát biểu với Dailymail rằng không thể phủ nhận khả năng phòng thí nghiệm tại Vũ Hán có mối liên quan mật thiết với chủng virus corona mới, đồng thời phải chịu trách nhiệm về trình tự gen để các bác sĩ chẩn đoán và khắc phục nó.
Theo tiến sĩ Guizhen Wu chia sẻ tạp chí Biosquil and Health vào năm 2018: “Sau sự cố rò rỉ virus SARS năm 2004, Bộ Y tế Trung Quốc đã khởi xướng việc xây dựng các phòng thí nghiệm bảo quản các mầm bệnh cấp độ cao như SARS, coronavirus và cúm đại dịch”. Các nhà khoa học đã lên tiếng rằng công việc đang được thực hiện ở Vũ Hán rất quan trọng đối với việc phát triển vắc-xin và các phương pháp điều trị.
Video đang HOT
Điều này bao gồm việc tiến hành các thử nghiệm trên động vật như khỉ vì quy định nghiên cứu động vật ở Trung Quốc lỏng lẻo hơn nhiều so với các nước phương Tây.
Hiện virus corona đang lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới
Về chủng mới nhất của coronavirus, các nhà khoa học tin rằng nó đã bị đột biến để lây nhiễm cho người thông qua tiếp xúc giữa người và động vật, hiện đã lây lan nhanh sang 10 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
Được biết phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, nó được xây dựng từ năm 2015 và đi vào hoạt động vào năm 2017 để nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Nơi đây đạt những tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4).
An An(Dịch theo Metro, Dailymail)
Theo vietnamnet.vn
Phát hiện nguồn gốc của coronavirus chủng mới từ Trung Quốc
Thì ra coronavirus chủng mới của Trung Quốc là một loại lai giữa virus rắn và dơi.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy tổ tiên gần nhất của coronavirus chủng mới. Thì ra đó là virus của dơi và rắn. Rõ ràng, trong cơ thể của rắn, chúng đã hình thành một giống lai có protein bề mặt mới, và chính vì thế có thể lây nhiễm tế bào người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Medical Virology.
Đâu là nguồn lây nhiễm?
Các nhà chức trách cho rằng nguồn lây nhiễm là chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi xác định những ca nhiễm bệnh đầu tiên. Ngoài hải sản, cừu, thỏ và rắn cũng được bán trong những khu chợ này. Do nhiều loại virus trước đây (bao gồm cả ebolavirus và virus SARS) đến từ dơi, các nhà khoa học cho rằng một trong những động vật được bán trên thị trường Vũ Hán đã trở thành một bước trung gian cho một loại coronavirus giữa dơi và người.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc do ông Xingguang Li từ Đại học Sinh học Vũ Hán dẫn đầu đã cố gắng làm rõ nguồn gốc của coronavirus chủng mới. Họ đã thu thập năm bộ gen 2019-nCoV và so sánh chúng với 271 chuỗi coronavirus đã được biết đến từ các vật chủ khác nhau (người và động vật) từ khắp nơi trên thế giới. Sau khi xây dựng một cây phát sinh gen coronavirus, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại virus mới này là đơn loài, nghĩa là chúng đến từ một tổ tiên chung và điều này đã xảy ra khoảng hai năm trước.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng 2019-nCoV đặc biệt khác với họ hàng của nó ở một nơi trong bộ gen - có lẽ, sự tái tổ hợp đã diễn ra giữa coronavirus của dơi và một loại virus nào đó khác. Phần này của bộ gen mã hóa một glycoprotein bề mặt, loại protein có các gốc carbohydrate, nhờ đó virus bám vào một thụ thể trên bề mặt tế bào trước khi xâm nhập vào trong.
Để xác định xem virus dơi có thể mượn một phần của bộ gen từ đâu, các nhà khoa học đã so sánh tần suất sử dụng các codon đồng nghĩa trong các loại coronavirus khác nhau gây nhiễm cho marmots, nhím, chim, dơi, người và các vật chủ khác. Vì mã di truyền là dư thừa, hầu hết các axit amin có thể được mã hóa theo nhiều cách, và theo quy luật, cơ thể có một phương pháp ưu tiên. Mảnh lạ trong bộ gen 2019-nCoV xét về mức "ưu tiên" của mình là gần nhất với coronavirus của rắn Trung Quốc.
Như vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra kịch bản như sau: dơi lây coronavirus cho rắn, và trong cơ thể chúng hai loại virus này trao đổi các phần cho nhau. Kết quả là, khoảng hai năm trước đã xuất hiện virus lai 2019-nCoV, vào tháng 12 năm 2019 loại virus này xâm nhập vào cơ thể người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vật chủ là hai loại rắn: rắn cạp nia Bắc và rắn hổ mang Trung Quốc. Giả thuyết này xem ra có cơ sở vì cả hai loại rắn này đều được bán trên thị trường thủy sản Vũ Hán.
Bùng phát bệnh coronavirus ở Trung Quốc 2019-2020
Vào cuối tháng 12, tại Trung Quốc đã xảy ra đợt bùng phát bệnh viêm phổi mà theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh là coronavirus chủng mới. Theo thông tin mới nhất, 17 người chết vì căn bệnh này. Các ca nhiễm bệnh khác cũng đã được ghi nhận ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Thái Lan.
Theo danviet.vn
Cách ly khẩn cấp nữ du học sinh từ Vũ Hán về Hà Nội do nghi bị viêm phổi cấp Corona Nữ sinh đã được cách ly và thực hiện các kết quả xét nghiệm theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Clip: Diễn biến khó lường của virut viêm phổi cấp corona (Nguồn: VTV24) Sáng 23/1, theo báo cáo của bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội, một trường hợp nghi mắc viêm phổi cấp...