Phong thần bảng: Xếp hạng 10 phi tần đáng gờm nhất ‘Hậu Cung Như Ý Truyện’ (Phần 1)
Được mệnh danh là siêu phẩm cung đấu khốc liệt nhất thời gian gần đây, “Hậu cung Như Ý Truyện” luôn khiến người xem bị ấn tượng với những nhân vật phi tần đầy dã tâm, hiểm ác.
Hậu cung Như Ý Truyện – tác phẩm cung đấu được đầu tư hoành tráng mới đây đã khép lại ở tập thứ 87. Trong suốt 2 tháng lên sóng, bộ phim đã khiến người xem không thể rời mắt bởi những tình tiết vô cùng gay cấn, kịch tính kéo dài từ tập này qua tập khác. Lục cung của hoàng đế Càn Long nhìn thì thấy như vườn hoa trăm bông đua nở, nhưng thực chất ẩn phía sau là biết bao lòng dạ hiểm ác, mưu mô quỷ kế từ chính các phi tần dung mạo kiều diễm mà ra.
Sau khi bộ phim chính thức kết thúc, hãy cùng SAOStar điểm danh lại top 10 vị phi tần lợi hại nhất trong cuộc chiến chốn hậu cung này nhé!
Hạng 10. Tuệ Quý Phi – Cao Hi Nguyệt
Cao Hi Nguyệt (Đồng Dao) vốn là tiểu thư nhà khuê các, lại là tay chơi tì bà đệ nhất và có dung nhan diễm lệ (là một trong ba phi tần đẹp nhất của Càn Long, bên cạnh Thư Phi Ý Hoan và Dung Phi Hàm Hương). Tài sắc vẹn toàn như vậy, nên nàng đã rất tự tin trong buổi tuyển chọn tú nữ của Tứ A Ca Hoằng Lịch. Nào ngờ, Hoằng Lịch chẳng những lựa chọn Thanh Anh – cô gái đến muộn, ăn mặc xộc xệch, mà còn cao giọng tuyên bố “tặng nàng trăm lượng vàng”, tức đánh trượt Hi Nguyệt công khai cho tất cả những người chứng kiến cười nhạo. Rốt cuộc, nàng được phong làm cách cách cũng chỉ nhờ Ung Chính Hoàng Đế ban chỉ. Chưa hết, trong ngày kết hôn, Hoằng Lịch còn bỏ rơi nàng một mình để đến với Thanh Anh.
Kể từ đó, trong lòng Cao Hi Nguyệt hình thành mối thù ghét với Nhàn Phi Như Ý. Sau này, Hoằng Lịch lên ngôi (tức vua Càn Long), nàng được phong hàm Quý Phi, tức là trên Như Ý một bậc. Kể từ đó, nàng thẳng tay chèn ép đối phương, thậm chí giận cá chém thớt cả những người bên cạnh Như Ý như A Nhược, Hải Lan. Tuy không đa mưu túc trí như kẻ giật dây nàng là Gia Tần Ngọc Nghiên, nhưng Hi Nguyệt vẫn trở thành đối thủ lớn của Như Ý nhờ phi vị cao và cách ra đòn rất thẳng tay. Trong “bảng phong thần” này, nàng xếp vị trí thứ 10.
Hạng 9. Hiếu Hiền Hoàng Hậu – Phú Sát Lang Hoa
Xuất thân danh môn, lại lọt vào nhãn quang của thái hậu nên ngay từ đầu, Phú Sát Lang Hoa (Đổng Khiết) đã được chỉ định làm đích phúc tấn (vợ cả) cho thái tử Hoằng Lịch. Nào ngờ, Hoằng Lịch vốn đã vừa mắt cô bạn thanh mai trúc mã Thanh Anh, chỉ cần Thanh Anh xuất hiện là chọn ngay lập tức, giáng Lang Hoa xuống làm trắc phúc tấn (vợ lẽ). Cũng như Cao Hi Nguyệt, Lang Hoa vượt lên trên Thanh Anh là nhờ Ung Chính Đế truyền lệnh. Sau này, kể cả khi đã đăng quang hoàng hậu, trở thành chủ quản lục cung, nàng vẫn biết rõ Nhàn Phi ngồi dưới mới là nhân vật mà hoàng thượng ân sủng nhất, là người lẽ ra có được phượng vị chứ không phải nàng.
Phú Sát Lang Hoa ngoài mặt thì là bậc mẫu nghi thiên hạ hiền đức, cần kiệm, nhưng trong lòng nàng luôn nghi kị người khác (nhất là Như Ý) đe dọa ngôi hoàng hậu của mình. Khổ một nỗi, tâm cơ thì Lang Hoa có đấy, nhưng máu ác thì nàng không có nổi một giọt! Khi “lập hội” với Gia Tần và Quý Phi hãm hại Như Ý, cũng đều là Ngọc Nghiên bày mưu và Hi Nguyệt thi hành, còn nàng chỉ đứng sau làm “gương mặt bảo hiểm” cho họ.
Vậy nhưng, cú lừa tặng vòng chứa linh lăng hương cho Hi Nguyệt và Như Ý, dù rất bé nhỏ nhưng đã phát huy tác dụng suốt 10 năm trời, khiến hai mối nguy lớn nhất cho phượng vị của Lang Hoa không thể sinh con sinh quyền. Trong những tập cuối cùng xuất hiện, nàng cũng chứng tỏ mình là đóa hoa có gai, trực tiếp đối đầu với thái hậu để giữ bằng được con gái bên cạnh. Nếu không có tiền triều can thiệp, chưa chắc Lang Hoa đã phải xa Cảnh Sắt, dẫn tới suy sụp đến mức mất mạng. Chính bởi lẽ đó, trong bảng phong thần này, Phú Sát Lang Hoa xếp vị trí thứ 9.
Hạng 8. Khác Tần – Bái Nhĩ Cát Tư Thị
Trong Hậu cung Như Ý Truyện, nhân vật Khác Tần không chiếm nhiều thời lượng lắm. Vai trò chính của nàng chỉ là người tỉ muội Mông Cổ thân thiết với Dĩnh Phi Ba Lâm Mi Nhược. Tuy nhiên, cứ xét những cuộc truyện trò giữa nàng và Dĩnh Phi, người xem vẫn sẽ hiểu Khác Tần là cô gái không tầm thường chút nào.
Nàng là người thẳng thắn bộc trực, lại khôn ngoan, nắm rõ rõ sự tình ở hậu cung. Phi tần nào đang gây chuyện, phi tần nào sắp gặp rắc rối, nàng đều về “rì-pọt” lại cho Dĩnh Phi. Nhờ vị thế “Chị hai Mông Cổ” ấy, nên trong bảng phong thần này, Khác Tần xếp ở vị trí thứ 8.
Hạng 7. Dung Phi – Hàn Hương Kiến
Chỉ xuất hiện trong phần cuối tác phẩm, nhưng ngay khoảnh khắc nàng trình diện Càn Long, Hàn Hương Kiến ( Lý Thấm) với sắc đẹp chim sa cá lặn đã khiến hoàng đế mê muội, còn thái hậu phải thốt lên: “ Người này mà nhập cung, e rằng những năm tháng an lành ở hậu cung sắp kết thúc rồi“. Từ đó về sau, nhờ mang danh nghĩa “crush tuổi trung niên” của nhà vua nên Hàn Hương Kiến rất có vai vế trong cung, khiến ai ai cũng phải e dè.
May mắn là bên cạnh sắc nước hương trời, Dung Phi vẫn là cô gái hết sức biết điều. Nàng là người duy nhất có thể thẳng thắn chỉ trích Càn Long mà vẫn được bỏ qua, trong khi các phi tần khác toàn ăn đạp (Thuần Phi) hoặc ăn tát (Lệnh Phi, Hoàng hậu). Không những vậy, Hàn Hương Kiến còn có mắt nhìn người, thấy rõ sự ghen tuông mù quáng của Càn Long lẫn nỗi oan của hoàng hậu và thị vệ Lương Vân Triệt. Nhờ những tố chất ấy nên trong bảng phong thần này, Hàn Hương Kiến đứng thứ 7.
Hạng 6. Mai Tần – Bạch Nhị Cơ
Sở hữu gương mặt tươi trẻ cùng nét đẹp thơ ngây, chẳng ai ngờ Nam phủ nhạc kỹ Bạch Nhị Cơ lại che giấu tâm cơ lớn như vậy. Tài đánh đàn của nàng vốn không có gì đặc biệt, nhưng nhờ biết cách nịnh nọt, nói khéo mà nàng ghi điểm với Càn Long, được tiến cung làm Mai Đáp Ứng, đồng thời được thái hậu thu nạp làm tay chân.
Ngay từ những ngày đầu ở Tử Cấm Thành, Nhị Cơ đã gây chiến với nhân vật đứng nhì toàn hậu cung – Quý Phi Hi Nguyệt, đến mức bị ăn tát. Rồi sau đó, chính vết thương trên mặt lại được nàng sử dụng để vu oan cho Nhàn Phi, người trước đó vẫn bênh vực nàng mà không mảy may nghi ngờ. Mai Đáp Ứng cũng chính là người đầu tiên mang long thai sau khi hoàng đế đăng cơ.
Nếu thai của nàng không bị bộ ba Ngọc Nghiên – Hi Nguyệt – Lang Hoa hủy hoại, Bạch Nhị Cơ có Thái Hậu chống lưng chắc chắn đã vươn lên thành thế lực đáng gờm ở hậu cung. Dù vậy, sau khi thai nhi chết yểu, nàng vừa suy sụp vừa thất sủng, nên chỉ xếp thứ 6 trong bảng phong thần này.
Theo saostar
Tự sát sau khi chứng kiến cảnh Như Ý - Châu Tấn chết, Dung Ma Ma bất ngờ được fan vinh danh
Fan "Như Ý truyện" truyền tay nhau những hình ảnh cuối đời của Dung Ma Ma, đồng thời dành cho nhân vật này những nhận xét khá tích cực.
Dư âm của Hậu cung Như Ý truyện vẫn tiếp tục kéo dài khi fan liên tục chia sẻ những tình tiết xúc động liên quan đến bộ phim. Ở tập cuối vừa phát sóng, ngoài việc Như Ý ( Châu Tấn) chết vì bệnh lao, Lệnh Phi - Vệ Yến Uyển ( Lý Thuần) uống thuốc độc chết, Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) ân hận đến suốt đời, khán giả còn đặc biệt chú ý đến số phận của nhân vật Dung Bội - Dung Ma Ma (Tề Hoan).
"Hậu cung Như Ý truyện": Cuộc nói chuyện cuối cùng của Như Ý và Dung Ma Ma.
Theo đó, fan truyền tay nhau những hình ảnh cuối đời của Dung Ma Ma, đồng thời dành cho nhân vật này những nhận xét khá tích cực. Trong tập cuối, khi Như Ý trút hơi thở cuối cùng, Dung Ma Ma đã bật khóc rồi khấu đầu vái lạy. Tiếp đến, Dung Ma Ma cũng chết theo Như Ý. Tình tiết nhân vật này qua đời không được Hậu cung Như Ý truyện thể hiện bằng hình ảnh.
Dung Ma Ma đã chết theo Như Ý sau khi nàng qua đời.
Khán giả chỉ biết đến thông qua việc thái giám Tiến Bảo chạy đến chỗ Càn Long và thông báo rằng: "Dực Khôn cung nương nương đã hoăng rồi. Dung Bội cũng tuẫn táng theo cùng".
Trong tiểu thuyết nguyên tác, cái chết của Như Ý và Dung Ma Ma đau xót hơn trên phim rất nhiều. Cụ thể, sau khi phát hiện ra chuyện mình bị bệnh lao, Như Ý đã lên kế hoạch dùng cái chết để gài bẫy Lệnh Phi. Rồi một ngày nọ Như Ý dùng kéo đâm vào người tự sát. Đến lúc thấy Như Ý chết, Dung Ma Ma cũng tự sát theo.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Dung Ma Ma tuẫn táng cùng Như Ý là thể hiện sự trung thành hiếm có. Dung Ma Ma vốn không có người thân, lại chưa từng lập gia đình, bà luôn xem Như Ý như người thân duy nhất. Vì quá đau lòng khi Như Ý chết, Dung Ma Ma quyết định đi với chủ tử đến cửu tuyền.
Trên các diễn đàn phim ảnh, khán giả xúc động chia sẻ: "Hiếm có nô tài nào trung thành như thế. Mặc dù biết là phim phải như thế nhưng vẫn rất đau lòng như Dung Ma Ma chết", "Lúc thái giám Tiến Bảo nói là Dung Bội tự sát, tôi đau đớn đến bật khóc", "Đây là bộ phim quá sức bi thảm, ai cũng chết trừ Càn Long", "Sao không để Dung Bội sống nhỉ, những năm tháng sau này còn có người cúng bái Như Ý", "Thêm một nhân vật huyền thoại nữa ra đi, đau xót trong lòng lắm", "May mà đoàn phim cắt đi cảnh Dung Bội chết, nếu không sẽ lại lấy nước mắt của người xem".
Theo Helino
"Như Ý truyện": Trong lịch sử cung đấu, chưa có bộ phim nào tàn bạo, đau thương, gây phẫn uất như thế! Sự tàn bạo, lạnh lùng, đa nghi từ Càn Long - Hoắc Kiến Hoa chính là nguyên nhân chính khiến dàn phi tần của Hậu cung Như Ý truyện rơi rụng dần dần. Để rồi khép lại, cả Tử Cấm Thành chỉ thấy một màu tang tóc. Phẫn uất, đau thương, tuyệt vọng cùng cực, đấy là cảm xúc của khán giả khi...