Phóng tên lửa vào Syria, Trump bắn một mũi tên trúng hai đích
Quyết định ra lệnh phóng tên lửa hành trình vào Syria giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại quốc hội, đồng thời truyền đi thông điệp răn đe đối với các đối thủ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
Việc tàu chiến Mỹ ngày 7/4 phóng hàng chục tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân Syria đánh dấu một sự đảo chiều chính sách bất ngờ của Tổng thống Donald Trump, người từng nhiều lần phản đối sự can dự sâu hơn của chính quyền Washington vào một trong những cuộc xung đột bạo lực nhất trên thế giới, theo ABC news.
Bình luận viên Julie Pace nhận định rằng về ngắn hạn, quyết định của ông Trump đưa Mỹ can thiệp sâu hơn vào Syria giúp ông nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ nhiệt tình từ các thành viên của đảng Cộng hòa. Thậm chí một số thành viên đảng Dân chủ phản đối Trump cũng không lên tiếng phản ứng. Thực tế này cho thấy cả hai đảng hiện rất bất bình về việc Mỹ không có hành động gì quyết liệt ở chiến trường Syria.
Khi nhận được thông tin về cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria, ban đầu ông Trump vẫn tìm cách đổ lỗi cho “sự nhu nhược và lưỡng lự” của chính quyền người tiền nhiệm Obama. Điều này khiến nhiều quan chức đối ngoại trong chính quyền Mỹ hiện tại không khỏi cảm thấy bất mãn và tức tối. Nhiều người bày tỏ mong muốn Tổng thống Mỹ nên tập trung vào việc lên án ông Assad và nêu bật quyết tâm của Mỹ.
Và dường như ông Trump đã ý thức được sự nghiêm trọng của tình hình và quyết định thay đổi thái độ.
Video đang HOT
“Vấn đề lúc này là những hậu quả và phản ứng của các bên như thế nào. Mục tiêu lâu dài và các kế hoạch chiến lược của Tổng thống là gì khi bàn về sự can dự của Mỹ ở Syria”, thượng nghị sĩ Jack Reed, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ tại ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ nhận định.
Kevin Kellems, một chiến lược gia đảng Cộng hòa từng làm việc trong chiến dịch tranh cử của ông Trump cho rằng hành động lần này của Tổng thống Mỹ đã giúp ông thay đổi quan điểm của rất nhiều người cả trong và ngoài nước từng bày tỏ thái độ hoài nghi về khả năng lãnh đạo của ông.
Cũng theo chuyên gia Pace, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ra lệnh phóng tên lửa đúng thời điểm đang tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida trong bối cảnh cả Washington và Bắc Kinh đang nỗ lực tìm tiếng nói chung trong việc kiểm soát chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cho thấy Mỹ muốn truyền đi thông điệp rằng Bắc Kinh cần phải hành động nhiều hơn nữa để kiềm chế Bình Nhưỡng.
Kênh truyền hình TV5 của Pháp, ngay sau vụ phóng tên lửa, nhận định hành động của ông Trump nhằm khẳng định một lần nữa tuyên bố của ông trước đó rằng Mỹ sẵn sàng hành động đơn phương để giải quyết vấn đề Triều Tiên nếu không nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc.
TV5 nhận xét dường như cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập tại Mỹ lần này chưa đạt được một số thỏa thuận như chính quyền Mỹ mong muốn nên Washinton quyết định hành động, hy vọng gây áp lực tâm lý lên Bắc Kinh trong những cuộc gặp gỡ tiếp theo.
Ngoài ra, động thái quân sự của Tổng thống Mỹ cũng gửi thông điệp răn đe đến chính quyền Syria và hai nước đồng minh chính của Tổng thống Bashar al-Assad là Nga và Ỉan. Mỹ cho thấy đã sẵn sàng quay trở lại Trung Đông bất cứ thời điểm nào.
“Điều này rõ ràng cho thấy Tổng thống sẵn sàng hành động quyết đoán trong trường hợp cần thiết”, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Iran tố Trump 'tiếp tay khủng bố'
Tổng thống Iran cho biết những "kẻ khủng bố" đang vỗ tay tán thưởng Donald Trump vì đợt tấn công bằng tên lửa nhằm vào căn cứ quân sự Syria.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AFP.
"Người ngồi trong văn phòng tại Mỹ tuyên bố muốn chống lại chủ nghĩa khủng bố nhưng toàn bộ những kẻ khủng bố ở Syria đang ăn mừng đợt tấn công của Mỹ", Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm nay, theo AFP.
Tổng thống Rouhani đặt câu hỏi về việc Mỹ tấn công quân đội chính phủ Syria, lực lượng mà ông cho là đang chiến đấu chống khủng bố.
"Luật lệ hay thẩm quyền nào cho phép các vị phóng tên lửa nhằm vào quốc gia độc lập này?", ông Rouhani nói thêm.
Iran và Nga là những đồng minh gần gũi nhất của chính phủ Syria do Tổng thống Bashar al-Assad đứng đầu. Hai nước viện trợ quân sự cho Syria trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và chi nhánh Fateh al-Sham của al-Qaeda tại Syria.
Moscow và Tehran đều bảo vệ Damascus trước cáo buộc từ phương Tây cho rằng nước này thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào thị trấn Khan Sheikhun, nơi phe đối lập kiểm soát, khiến hàng chục người thiệt mạng. Tổng thống Rouhani kêu gọi thành lập một ủy ban độc lập và công tâm để điều tra vụ việc, đồng thời khẳng định chính phủ Syria không còn sở hữu vũ khí hóa học.
Hôm 7/4, chỉ vài giờ sau khi Mỹ phóng tên lửa vào căn cứ không quân Syria, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif gọi cáo buộc của phương Tây là "giả mạo". Ông ví đó như tuyên bố cho rằng chính phủ của cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đây là nguyên nhân khiến Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq năm 2003, nhưng sau đó được xác nhận là vô căn cứ.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trump bàn về không kích Syria tại 'Phòng Tình huống' ở biệt thự nghỉ dưỡng Một bức ảnh được công bố hôm qua cho thấy Tổng thống Trump họp bàn về cuộc không kích tên lửa vào Syria trong một "Phòng Tình huống" tạm thời được thiết lập ngay tại biệt thự ở Florida. Theo BBC, thư ký báo chí của tổng thống Mỹ Sean Spicer đã đăng tải bức ảnh và cho hay nó được chụp vào...