Phóng tên lửa, Triều Tiên để lộ bí mật quân sự?
Dù lên tiếng chỉ trích kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên nhưng Mỹ và các đồng minh cũng đang tận dụng cơ hội hiếm hoi này để xem xét khả năng quân sự của Bình Nhưỡng.
Một khi Triều Tiên tiếp tục kế hoạch phóng tên lửa, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc sẽ phân tích mọi thứ và những thông tin thu được có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng trong khu vực cũng như những cuộc đàm phán vũ khí sau này. Các nhà hoạch định chiến lược quân sự hy vọng sẽ biết được những tiến bộ mà Triều Tiên đạt được kể từ lần phóng vệ tinh 3 năm trước.
Nhật triển khai các tên lửa đánh chặn PAC-3 tại tỉnh Okinawa (Ảnh: REUTERS)
Trong khi đó, báo chí Nhật ngày 5-4 đưa tin Tokyo đã hoàn tất việc triển khai các tên lửa đánh chặn PAC-3 tại tỉnh Okinawa để chuẩn bị đối phó với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ triển khai 3 tàu khu trục lớp Aegis có trang bị tên lửa đánh chặn SM-3, một chiếc tại biển Nhật Bản và 2 chiếc tại biển Hoa Đông, để bảo vệ Tokyo và các vùng lãnh thổ khác của Nhật Bản nếu tên lửa Triều Tiên đi chệch quỹ đạo phóng.
Nga và Nhật từ chối lời mời gửi người tới giám sát quá trình phóng tên lửa Triều Tiên (Ảnh: AP)
Hôm 4-4, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga cho biết Nga từ chối lời mời gửi người tới giám sát quá trình phóng tên lửa Triều Tiên vào giữa tháng này. Trong tuyên bố, Nga cho biết đã nhận được lời mời từ Đại sứ quán Triều Tiên tại nước này hôm 21-3, theo đó Triều Tiên hy vọng Nga có thể cử người tới giám sát quá trình phóng tên lửa của mình.
Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga khẳng định việc Triều Tiên phóng thử tên lửa đã đi ngược với nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà Nga đã bỏ phiếu tán thành.
Trước đó, ngày 3-4, Nhật Bản cũng khẳng định sẽ không gửi người tới giám sát vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên, đồng thời tăng cường trừng phạt nước này và điều các tàu trang bị hệ thống đánh chặn đến gần khu vực mà tên lửa sẽ bay qua.
Video đang HOT
Theo NLD
Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất
Mạng lưới đường hầm dài 4.828 km có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, nơi phát triển và cất giữ các vũ khí quan trọng nhất...
Tờ "Thời báo Hải quân" Mỹ ngày 5/9 đưa tin, quan chức quân đội Mỹ cho biết, thành tựu và sức mạnh của hải, không quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng, vì vậy đã tạo ra nguy cơ ngày càng tăng đối với an ninh châu Á.
Quan chức Mỹ cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chạy thử vào mùa hè năm nay, đồng thời máy bay chiến đấu tiên tiến có ý đồ cạnh tranh với Mỹ cũng đã công khai bay thử vào tháng 1 năm nay. Đây là 2 ví dụ thực tế phản ánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên.
Sự quan tâm mới nhất của Trung Quốc đối với không quân, hải quân và tính năng tên lửa đã phản ánh tham vọng muốn sử dụng phương thức cơ động hơn để chỉ huy tác chiến từ những khu vực cách đất liền xa hơn. Những điều này đều được thể hiện trong báo cáo dài 84 trang do Lầu Năm Góc mới công bố. Báo cáo này đã đưa ra một số thông tin mới nhất về mặt quân sự của Trung Quốc.
"Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa Đông Phong-21D của quân đội Trung Quốc
Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer chỉ ra, các bước và phạm vi tiếp tục đầu tư cho quân sự của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh "theo đuổi sức mạnh quân sự mà chúng ta cho là đủ để phá vỡ cân bằng quân sự khu vực, đã làm tăng nguy cơ hiểu nhầm... Đồng thời, có thể gây ra căng thẳng và mối lo ngại về tình hình khu vực".
Báo cáo này nhận định, tổng chi phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc là 160 tỷ USD; mà con số này thấp xa so với ngân sách 500 tỷ USD hiện nay của Lầu Năm Góc.
Hải quân có tầm nhìn xa
Trung Quốc đã có một loạt tên lửa chống hạm, trong đó bao gồm SS-N-22 và SS-N-27B do Nga sản xuất. Báo cáo cho biết, tầm phóng của những tên lửa này có thể đạt 1.150 dặm (1.850 km). Với sự phối hợp của máy bay ném bom, phạm vi kiểm soát của Trung Quốc có thể vươn xa tới ngoài Nhật Bản và biển Đông, rất có thể vươn tới Guam.
Kế hoạch sức mạnh quân sự ngắn hạn 2008-2010 của Trung Quốc cho thấy, tiêu điểm quan tâm của Trung Quốc đã vươn xa ngoài đảo Đài Loan; đồng thời Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí có phạm vi kiểm soát xa hơn, bao gồm vũ khí vươn tới Ấn Độ Dương.
Báo cáo nội bộ của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc đã có sự "cải thiện rõ rệt" về tính năng trang bị và tác chiến cự ly xa. Trong 2 năm qua, hải quân Trung Quốc đã triển khai 9 đợt điều động đến vịnh Aden ở châu Phi để thực hiện sứ mệnh chống cướp biển.
Hiện nay, Trung Quốc đã cải tạo tốt một chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ, và đã bắt đầu chạy thử trên biển vào mùa hè vừa qua. Quan chức Mỹ trông đợi trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa, đồng thời rất có khả năng không chỉ chế tạo 1 chiếc.
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vừa hoàn thành chạy thử và đang tiếp tục được cải tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên
Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc còn chưa bao giờ tiến hành tác chiến bằng máy bay trên tàu sân bay; đồng thời Mỹ cho rằng, "Trung Quốc vẫn mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được tàu sân bay có tính năng chiến đấu cấp thấp nhất".
Báo cáo cho biết, quy mô của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với hải quân Mỹ. So với hạm đội của Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có 1 chiếc tàu sân bay và 26 tàu khu trục, trong khi Mỹ có 11 tàu sân bay và 60 tàu khu trục.
Tàng hình trên không
Hải quân Trung Quốc đã phô diễn khả năng tác chiến mới nhất vươn ra ngoài Tây Thái Bình Dương. Năm 2010, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-27 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tập trận chung. Đồng thời trong tháng 2, điều 4 máy bay vận tải tầm xa sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya.
Cuối tháng 9/2010, là một phần của cuộc tập trận quốc tế, tại Kazakhstan Trung Quốc đã sử dụng máy bay ném bom B-6 Badger để thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa. Còn hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản máy bay ném bom B-6 Badger tầm xa, một khi phiên bản máy bay ném bom nâng cấp được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa, bán kính tấn công của nó có thể vươn tới chuỗi đảo thứ hai ngoài Tây Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nó có thể so sánh với một số máy bay chiến đấu đỉnh cao của quân đội Mỹ; đồng thời làm cho Trung Quốc có được khả năng "tấn công theo kiểu thâm nhập tầm xa và trong môi trường phòng không phức tạp".
Tháng 1/2011, Trung Quốc đã khoe J-20 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates
Lầu Năm Góc cho rằng, máy bay chiến đấu J-20 sẽ không thể thực sự được đưa vào hoạt động trước năm 2018.
Tương tự như vậy, quy mô của không quân Trung Quốc kém xa Mỹ. So với Mỹ, Trung Quốc có khoảng 1.680 máy bay chiến đấu, còn không quân và hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 3.000 máy bay chiến đấu.
Ngoài ra, hoạt động quân sự bí mật nhất của Trung Quốc thường ở trong mạng lưới các cơ sở dưới lòng đất.
Quan chức Mỹ cho rằng, mạng lưới này chính là các đường hầm nối liền hơn 3.000 dặm (4.828 km). Những cơ sở này rất có thể có có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc.
Theo Giáo Dục VN